Dự báo đồng USD – Đô la Mỹ: BULLISH – TĂNG GIÁ:
- Khi dữ liệu đăng kí thất nghiệp hàng tuần (initial jobless claims) dần ổn định
- Dữ liệu có thể gây bất ngờ cao hơn: NFP, PMI và tâm lý thị trường
- Dữ liệu Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) có thể lại kéo S&P 500 xuống, và hỗ trợ giá trị của đồng bạc xanh
Đồng đô la Mỹ vốn dĩ được xem là thiên đường ẩn náu rủi ro cho các nhà đầu tư tìm kiếm 1 tài sản an toàn khi nền kinh tế thế giới suy thoái hoặc có dấu hiệu bị tổn thương. Nhìn chung, đồng USD đang yếu hơn so với lúc cổ phiếu chạm đáy vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, gần đây, mức độ giảm giá của đồng bạc xanh có vẻ đang đi ngang. Điều này xảy ra khi S&P 500 đang phải vật lộn giữa tăng và giảm dưới áp lực bán đáng kể từ đầu tháng Sáu. Vậy, những yếu tố kinh tế cơ bản phía trước ảnh hưởng đến đồng USD như thế nào?
Tuần trading tới, nước Mỹ sẽ trải qua 1 kỳ nghỉ lễ quốc khánh ngắn. Nhưng các nhà đầu tư vẫn sẽ hồi hộp chờ đợi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (non-farm payrolls) tháng 5 sẽ được công bố tuần tới. Dữ liệu tháng 4 được coi là một bất ngờ lớn, vượt xa cả những kỳ vọng bi quan của nhà kinh tế và nhà dự báo trước đó. Do đó, có nhiều lý do để trader có quyền kỳ vọng tương tự cho báo cáo tháng 5. Trong khi đó, dữ liệu của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đã ngày càng tốt hơn so với kỳ vọng. Ví dụ đã được nhìn thấy trong tuần qua với dữ liệu các đơn hàng sản xuất hàng lâu bền (Durable Goods Orders) và Markit PMI.
Tuy nhiên, một dấu hiệu cảnh báo gần đây đang xuất hiện. Trên biểu đồ dưới đây, chỉ số Đô la Mỹ tính toán dựa trên các cặp tiền chính (majors-based US Dollar index) có thể được nhìn thấy đang giảm dần cùng với số lượng giảm dần các đơn claim thất nghiệp hàng tuần. Gần đây, Hoa Kỳ đã phải vật lộn khi có nhiều hơn những yêu cầu đăng kí thất nghiệp đang ở mức cao trong lịch sử, nhưng hiện đang có dấu hiệu chững lại. Điều này có thể đặt ra hi vọng co những người đặt cược vào sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế.
* Chỉ số Đô la Mỹ dựa trên các cặp tiền chính, tính toán giá trị trung binh đồng USD so với: EUR, JPY, GBP và AUD
Thị trường vốn chủ sở hữu có thể chịu rủi ro hơn khi trường hợp nhiễm coronavirus tăng lên do những tâm điểm của đại dịch dần tháo gỡ tình trạng cách ly xã hội. Hoa Kỳ – nền kinh tế lớn nhất thế giới – đã báo cáo mức gia tăng kỷ lục trong các trường hợp nhiễm Covid-19 hàng ngày trong tuần vừa qua khi các ca nhiễm được xác nhận gia tăng ở các bang như California, Arizona và Texas. Nhưng may thay, mức độ tử vong Covid-19 đã không theo cùng một tốc độ như đối với các bệnh nhiễm vi rút nói chung
Đối trọng với những gì mang đến niềm tin tích cực của người tiêu dùng như chỉ số PMI sản xuất – ISM manufacturing PMI và dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp, chính là những biên bản từ cuộc họp của Ủy ban thị trường mở liên bang FOMC trong tháng Sáu. Xin nhắc lại, Chủ tịch Jerome Powell đã đánh chìm thị trường chứng khoán sau khi FED đưa ra bảng đánh giá khá nghiêm trọng về triển vọng kinh tế. Những phát ngôn thận trọng tương tự từ FOMC có thể sẽ khơi dậy tâm lý e ngại rủi ro của nhà đầu tư, và có khả năng thúc đẩy đồng Đô la Mỹ tăng cao hơn.
Điều này cũng tương tự như trong các nỗ lực tích cực của Fed bôi trơn thị trường tín dụng đang suy giảm. Trên biểu đồ dưới đây, sự thay đổi hàng tuần trong bảng cân đối kế toán đã chậm lại rõ rệt. Hai trong số 3 tuần qua đã cho thấy dữ liệu tài sản ròng đang bị thu hẹp lại. Điều này có thể khiến các trader mong muốn thanh khoản nhiều hơn, mang lại sự nâng đỡ đối với giá trị của đồng tiền dự trữ thế giới này.
Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io
Theo dailyfx.com