Việc đóng cửa thành phố Vũ Hán hiện đã được dỡ bỏ và thách thức mới của chính phủ Trung Quốc là khởi động lại nền kinh tế trong khi bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ lây nhiễm bùng phát lần thứ hai. Dữ liệu vừa qua cho thấy, phải mất 40 ngày kể từ đỉnh dịch cho đến khi ngăn chặn được. Vì thế, khôi phục tăng trưởng kinh tế sẽ mất ít nhất 40 ngày, ngay cả khi mọi thứ hồi phục lại hoặc ít trầm trọng hơn.

Tin forex – Liệu Trung Quốc sẽ khôi phục lại nền kinh tế sớm?
Các quốc gia khác trên toàn thế giới dù ở các giai đoạn khác nhau đều đang cố gắng hết sức để ngăn chặn virus lây lan.
- Nước Úc dường như đã thành công trong việc làm chậm tốc độ tăng ca nhiễm và đã bắt đầu thảo luận về việc dần dần dỡ bỏ một số hạn chế.
- Nhật Bản hiện đang đối mặt với số lượng các ca nhiễm đã tăng mạnh. Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 7.4, nhưng bởi vì tính chất thi hành pháp luật nghiêm khắc của hiến pháp ở Nhật Bản, nên các biện pháp tiếp theo sẽ dựa trên yêu cầu của các thống đốc tại các địa phương và yêu cầu tuân thủ công khai.
1. Vì sao khởi động lại kinh tế ngay khi thấy dữ liệu ca nhiễm chậm lại là không hợp lý?
Liệu những nỗ lực của Trung Quốc và 1 số quốc gia có vẻ như đã thành công để có thể bắt đầu xem xét việc khởi động lại nền kinh tế và dần dần nới lỏng đóng cửa biên giới? Tất cả các phân tích và dữ liệu đều đề xuất rằng: trừ khi xét nghiệm hàng loạt hoặc có vắc xin, còn không nguy cơ cao số ca nhiễm vi rút sẽ tăng nhanh lại.
- Vẫn còn khó khăn khi tiến hành xét nghiệm ở nhiều nước. Ngay cả với một số triệu chứng của nhiễm bệnh, nhưng thường phải đi kèm với các tiêu chí như gần đây phải trở về từ nước ngoài hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm thì mới được xác nhận là nhiễm. Nhiều người mang mầm bệnh, bao gồm cả trẻ em, không có triệu chứng và có độ trễ khá xa cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Vì thế, các quyết định bắt đầu khởi động lại nền kinh tế không nên được đưa ra trên cơ sở dữ liệu không đầy đủ.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất cho mỗi chính phủ hiện nay là đạt được tốc độ lây nhiễm lại (R- “Re-tranmisson” ) R<1 để số lượng nhiễm mới giảm xuống. Tại Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu, hiện tại, R>1. Mỗi ngày số liệu này chưa thấy giảm và các hệ thống y tế bị áp đảo. Khởi động kinh tế bây giờ đồng nghĩa với mở khóa quá sớm, và R sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. Chi phí về mạng sống của con người và gánh nặng sức khỏe là quá cao.
- Cho đến khi có một loại vắc-xin được sử dụng rộng rãi, cần phải thử nghiệm hàng loạt ở mọi nơi. Nếu không phải thử nghiệm hàng loạt, cần phải có thử nghiệm ngẫu nhiên ở quy mô nhất định để có thể lựa chọn vaccine trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Như vậy, rất lâu mới có được vắc-xin ngừa được Covid-19.
2. Vì sao Trung Quốc không nên khởi động lại kinh tế dù số lượng ca nhiễm giảm?
Cuộc khủng hoảng COVID-19 không giống như các dịch bệnh hoặc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ. Đây thực sự là một loại virus toàn cầu không phân biệt đối xử. Trong khi đó, các vấn đề tài chính và kinh tế liên quan thậm chí sẽ di chuyển nhanh hơn so với tốc độ truyền nhiễm virus. Mặc dù các chính trị gia đều từ chối điều này, nhưng một vấn đề của một quốc gia sẽ là vấn đề của tất cả các nước còn lại. Do đó, hợp tác toàn cầu là điều cần thiết để khắc phục COVID-19.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi cố gắng phục hồi nền kinh tế trong khi phần còn lại của thế giới vẫn đang bị khóa. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của sự hợp tác để phục hồi về dịch bệnh ở các nước khác. Phục hồi sẽ không xảy ra đồng thời cho các quốc gia, nhưng sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Những nước triển khai xét nghiệm hàng loạt và tỷ lệ lây nhiễm lại R <1 sẽ có thể dần dần mở lại nền kinh tế của họ sớm hơn.
Nếu Trung Quốc có thể tránh được nguy cơ bùng phát ca nhiễm bệnh thứ hai, nền kinh tế của nước này sẽ tạo ra sức lan tỏa tích cực lớn cho những nước có khả năng kiềm chế khủng hoảng sức khỏe. Trong khi đó, hợp tác toàn cầu chống lại chủ nghĩa độc quyền và bảo hộ hiện nay đang rất được quan tâm. Nhiều nhà kinh tế ở phương Tây đang nhân cơ hội này, đưa ra những hậu quả do đại dịch gây ra vì quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng để tranh luận về việc ít phụ thuộc hơn vào ông lớn này. Cách tiếp cận đó sẽ là một lực cản nặng nề khi phục hồi. Tuy nhiên, đến hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc có thể là động lực tăng trưởng duy nhất trong nền kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Tổng hợp bởi wp.vnrebates.io
Theo eastasiaforum.org