VNREBATES

Bất chấp sự trở lại kỷ lục của S&P 500, 60% cổ phiếu vẫn giảm điểm

25.08.2020, 08:54 5 phút đọc

Sự trở lại ngoạn mục của chỉ số S&P 500 lên mức cao kỷ lục không nói lên toàn bộ câu chuyện khi hơn 60% cổ phiếu trong chỉ số này vẫn giảm điểm


Điểm tin chính

  • Chỉ số S&P 500 hiện đang giao dịch ở mức cao kỷ lục, xóa sạch khoản lỗ từ đợt bán tháo do đại dịch Covid-19 gây ra, phân tích của CNBC cho thấy phần lớn các cổ phiếu vẫn chưa tăng trở lại mức trước khi có dịch.
  • Giữa mức cao trước đó của thị trường vào ngày 19 tháng 2 và mức cao mới vào ngày 18 tháng 8, 38% cổ phiếu trong chỉ số tăng giá trong khi 62% còn lại báo lỗ.
  • Hiệu quả hoạt động khác nhau theo từng lĩnh vực, với hơn 50% cổ phiếu trong các ngành hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và công nghệ thông tin đều tăng. Con số này đối với cổ phiếu năng lượng và tiện ích chưa đến 10%.

Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào thứ Ba, xóa sạch khoản lỗ từ đợt bán tháo do coronavirus gây ra và đưa thị trường trở lại mức trước đại dịch.

Nhưng trong khi chỉ số này đang quay trở lại thời điểm trước khi virus khiến thị trường lao dốc, phân tích của CNBC cho thấy phần lớn các cổ phiếu vẫn chưa tăng trở lại mức trước đó. Trong khi thị trường tổng thể sụp đổ và sau đó đạt đến đỉnh cao mới vào ngày 19 tháng 2 và mức cao mới vào ngày 18 tháng 8, chỉ có 38% cổ phiếu trong chỉ số tăng điểm trong khoảng thời gian đó. Đa số, 62% còn lại giảm điểm.

Biểu đồ biểu diễn tỷ suất sinh lời cổ phiếu trong danh mục S&P 500 từ 19/02-18/08 (Ảnh Cnbc)

Trong đó, nhiều cổ phiếu vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm điểm kể từ tháng 2 đến nay, ngược lại có một số cổ phiếu giữ được tỷ suất sinh lời dương. Cụ thể có 43 cổ phiếu có lợi nhuận từ 25% trở lên, chủ yếu là các tên tuổi trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe như ABIOMED (tăng 87%), PayPal (tăng 57%), Amazon (tăng 53%). Nhìn chung, các cổ phiếu giảm vẫn chiếm đa số.

1/4 số cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 bao gồm 126 cổ phiếu đã giảm điểm từ 25% trở lên so với điểm bắt đầu tính từ hôm 19/02. Ví dụ như cổ phiếu Norwegian Cruise Lines (giảm 71%), Occidental Petroleum (giảm 67%), và Carnival Corporation (giảm 67%), đây là 3 cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong giai đoạn này.

Trong một buổi phỏng vấn với cnbc hôm thứ 3 vừa rồi, Michael Yoshikami, Giám đốc điều hành của Destination Wealth Management – công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, quản lý tài sản đã mô tả diễn biến thị trường theo xu hướng dòng tiền, giải đáp lý do vì sao cổ phiếu đã không đồng loạt di chuyển cùng chiều.

Ông Michael Yoshikami cho biết: “Mọi thứ sẽ không có vấn đề nếu như các cổ phiếu tiếp tục tăng. Nhà đầu tư rút tiền ra khỏi những doanh nghiệp đang gặp khó khăn và đầu tư vào các công ty đang phát triển, hưởng lợi trong môi trường hiện tại”.

Như ông Michael Yoshikami đã mô tả, thị trường đã có sự phân hóa khi một số lĩnh vực đã tăng giá tốt hơn những lĩnh vực khác. Trong đó, dòng tiền đã đổ vào nhóm cổ phiếu tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Nhóm cổ phiếu hưởng lợi này đã tăng giá hơn 50% kể từ 19/02 đến 18/08.Trong khi đó, lĩnh vực năng lượng và tiện ích chỉ tăng chưa tới 10%.

Biểu đồ hiệu suất sinh lời theo ngành kể từ 19/02 đến 18/08 trong chỉ số S&P 500 (Ảnh Cnbc)

Nhưng ngay cả trong các lĩnh vực riêng lẻ, hiệu suất không được đồng đều. Cụ thể, trong lĩnh vực công nghệ, cả ngành đã tăng hơn 12% so với đỉnh trước khi có dịch, tuy nhiên có những cổ phiếu trong ngành tăng mạnh như PayPal và Nvidia tăng hơn 50%, ngược lại các cổ phiếu Western Digital và Xerox lại giảm điểm mạnh.

Tương tự như vậy, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng có sự phân hóa mạnh khi một số cổ phiếu tăng mạnh hơn những cổ phiếu còn lại trong ngành. Cụ thể, kể từ 19/02 đến 21/08, nhóm cổ phiếu hoạt động tốt nhất bao gồm cổ phiếu Abiomed dẫn đầu khi tăng tới 87%, cổ phiếu West Pharmaceuticals tăng 58%, cổ phiếu Regeneron tăng 54%. Tuy nhiên vẫn có tới 40% cổ phiếu trong ngành chăm sóc sức khỏe giảm điểm như Dentsply Sirona giảm 26%, Universal Health Services giảm 19%, Cigna giảm 18%.

Một lĩnh vực mà các cổ phiếu đã thể hiện sự liên kết là trong suốt mức tăng trở lại của thị trường từ mức thấp nhất của S&P 500 vào ngày 23 tháng 3, khi chỉ số này tăng 52% để lên mức cao kỷ lục mới. Trong sự gia tăng đó, chỉ có sáu cổ phiếu bao gồm – Coty Inc., FirstEnergy, Walgreens, Gilead Sciences, Wells Fargo và Intel – là tiêu cực.

Theo CNBC

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.