Báo cáo việc làm mới nhất của Hoa Kỳ sẽ là tâm điểm trong tuần để xem có dấu hiệu nào cho thấy những lo ngại về suy thoái đã bắt đầu ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng hay chưa. Gần đây, đồng USD đã suy yếu phần nào và dữ liệu này có thể là cơ sở để xác định liệu đây có phải giai đoạn đầu của xu hướng đảo chiều hay không.
Dữ liệu lạm phát của châu Âu sẽ là một biến số quan trọng khác cho phương trình đó. Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) sắp tăng lãi suất.
#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading
Đóng băng tuyển dụng
Rủi ro suy thoái hiện đang là vấn đề nổi bật nhất của thị trường tài chính. Thị trường nhà ở Mỹ đang cảm thấy sức nóng của tỷ lệ thế chấp gia tăng và giới đầu tư đang lo sợ rằng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sắp ảnh hưởng đến thị trường lao động, khi cầu hạ nhiệt buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm.
Có bằng chứng cho thấy quá trình này đã bắt đầu. Các tập đoàn lớn như Amazon, Microsoft, Meta (Facebook), Twitter, Uber, Salesforce và Nvidia cùng nhiều công ty khác đã công bố kế hoạch giảm bớt hoặc thậm chí đóng băng việc tuyển dụng. Ban lãnh đạo quan ngại nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đang cố gắng quản lý chi phí. Tình trạng này đối với các công ty nhỏ hơn thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều.
Thị trường trái phiếu đã bắt đầu hấp thụ những rủi ro này. Lo ngại về suy thoái kinh tế đã thế chỗ những lo lắng về lạm phát leo thang, khiến lợi suất kho bạc suy giảm trở lại, đồng thời phủ bóng lên đồng USD.
Thậm chí Fed có thể “tạm dừng” quá trình siết lãi suất vào tháng 9 nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, theo Chủ tịch Fed tại Atlanta, Bostic.
Trong bối cảnh này, dữ liệu việc làm sắp được công bố vào thứ Sáu này sẽ đóng vai trò quan trọng với các thị trường.
Theo dự báo, về tổng thể sẽ là một bản báo cáo vững chắc, với bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 dự kiến là 350k và tỷ lệ thất nghiệp giảm bớt chút ít. Ngoài ra, tăng trưởng tiền lương được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức lành mạnh.
Có lẽ còn quá sớm khi cho rằng dữ liệu này cho thấy tốc độ tuyển dụng lao động chậm lại, theo ghi nhận của PMI dịch vụ toàn cầu S&P, các công ty đang đẩy nhanh tốc độ tuyển dụng lần thứ 2 trong năm.
Điều đó cho thấy, những người lần đầu tiên xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng trong tháng và điều này không bao giờ là một dấu hiệu tốt.
Đối với đồng USD, đã xuất hiện vài dấu hiệu về sự cạn kiệt xu hướng, nhưng để đảo chiều vẫn là điều khó khăn. Gần đây, cặp EUR/USD đã bật tăng từ mốc 1.0340 mà trước đó từng là vùng đảo chiều. Cộng với việc lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ sụt giảm, đồng USD không còn được hưởng lợi thế lãi suất khủng như vậy nữa.
Tuy nhiên, bức tranh cơ bản không thay đổi nhiều. Fed vẫn dẫn đầu “phong trào” siết lãi suất, nền kinh tế Mỹ vẫn vượt trội so với các nền kinh tế châu Âu và Trung Quốc đang chìm trong trình trạng tồi tệ, và hơn cả nếu suy thoái toàn cầu diễn ra thì đương nhiên đồng USD sẽ lại thu hút dòng tiền vì chức năng là “hầm trú ẩn an toàn” của mình.
Cần theo dõi 3 yếu tố xúc tác cơ bản sẽ quyết định đồng USD có đảo chiều hay không, bao gồm – Fed tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất, chiến tranh ở Ukraine kết thúc hoặc Trung Quốc từ bỏ chính sách zero-covid. Cho đến lúc đó, đồng tiền dự trữ khó có thể hết hấp dẫn.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu đang ngày càng nóng hơn
Chuyển sang khu vực đồng Euro, số liệu thống kê lạm phát mới nhất sẽ được công bố vào thứ Ba. Theo dự báo, CPI hàng năm tiếp tục tăng, lên đến 7.6% vào tháng Năm. Theo ghi nhận của PMI toàn cầu của S&P, các doanh nghiệp đang tăng giá bán với tốc độ nhanh thứ 2.
Các thị trường chắc chắn rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 nhưng vẫn đang tranh cãi quyết liệt về mức độ tăng là bao nhiêu.
Các thị trường đã định giá mức tăng 25 điểm cơ bản trong khi 40% giới đầu tư dự đoán cho mức tăng mạnh hơn là 50 điểm.
Nếu lạm phát tiếp tục nóng lên, mở đường cho những động thái mạnh mẽ hơn, sẽ cho phép đồng euro kéo dài đà phục hồi. Điều đó cho thấy, có những giới hạn đối với tốc độ siết lãi suất của ECB. Động thái vừa tăng lãi suất vừa chấm dứt chương trình mua tài sản một cách liều lĩnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với thị trường trái phiếu, đặc biệt là ở các nền kinh tế có tỷ lệ nợ cao như Ý.
Mặc dù đồng euro đã tăng trở lại, nhưng điều này gần giống như sự phục hồi từ mức quá bán. Để duy trì đà tăng bền vững, đồng tiền này cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn là việc ECB tăng lãi suất – có thể là một trong ba chất xúc tác được đề cập ở trên.
BoC tăng lãi suất, Trung Quốc công bố dữ liệu PMI
Tại Canada, BoC sẽ nhóm họp vào thứ Tư và thị trường đã định giá mức tăng lãi suất 50 bps. Do đó, phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các tín hiệu tăng lãi suất trong tương lai cùng những bình luận xung quanh triển vọng kinh tế.
Phải thừa nhận rằng nền kinh tế Canada tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 5 thập kỷ, lạm phát đang tăng cao và tiêu dùng khá tích cực. Tin xấu là thị trường nhà đất. Trong những năm gần đây, giá nhà ở Canada cùng với tỷ lệ thế chấp đang tăng chóng mặt, đẩy lĩnh vực “bong bóng” này vào tình trạng hết sức khó khăn.
Đã có một số dấu hiệu cho thấy giá nhà đang giảm và “cơn đau” có thể chỉ mới bắt đầu – điều này có thể khiến BoC phải thận trọng một chút, mặc dù nền kinh tế ở bức tranh lớn hơn vẫn sáng sủa.
Cuối cùng là ở Trung Quốc, dữ liệu PMIs chính thức sẽ được công bố vào thứ Ba với những đánh giá đầu tiên về hoạt động của nền kinh tế trong tháng Năm. Câu chuyện lockdown ở các thành phố lớn vẫn tiếp diễn và có thể sẽ có những con số kinh khủng nữa.
Khả năng sẽ có một cuộc suy thoái dường như ngày càng cao, và nếu dữ liệu sắp tới xác nhận điều đó, các đồng tiền nhạy cảm với Trung Quốc như AUD có thể tiếp tục bị ảnh hưởng.
Các thị trường vẫn đang định giá 9 lần tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) trong năm nay, vì vậy khả năng thất vọng sẽ rất cao. Dữ liệu GDP quý 1 của Úc sẽ được công bố vào thứ 4 nhưng khi đánh giá mọi thứ đã thay đổi nhiều như thế nào trong quý này, dữ liệu này có thể sẽ không còn giá trị.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ