ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Tiêu điểm tuần – Dữ liệu Flash PMI báo hiệu rủi ro suy thoái và cuộc họp của SNB

21.03.2022, 08:48 10 phút đọc

Tiêu điểm của tuần này sẽ là các bản phát hành dữ liệu Flash PMI mới nhất của khu vực Eurozone với lo ngại rằng đó sẽ là dấu hiệu của một cuộc suy thoái. Đường lối chính sách của SNB cũng như những động thái của Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cũng sẽ là những bản tin quan trọng.

Dữ liệu trong tuần này sẽ trầm lắng hơn một chút sau khoảng thời gian náo nhiệt với các Ngân hàng trung ương cũng như các sự kiện địa chính trị. Nhưng sắp tới vẫn còn rất nhiều hoạt động khi các chỉ số PMI flash mới nhất sắp được công bố và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ, chưa kể đến việc cuộc chiến ở Ukraine sẽ diễn ra như thế nào trong bối cảnh tiến độ đàm phán ngừng bắn đang diễn ra chậm chạp.

#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Liệu dữ liệu PMI của Eurozone có đánh dấu sự suy thoái kinh tế hay không?

Cuộc xung đột tại Ukraine đã gây ra những hậu quả sâu rộng đến thị trường toàn cầu và triển vọng kinh tế, khi thế giới lại tiếp tục rơi vào một cuộc khủng hoảng mới khi còn đang chật vật hồi phục từ một cuộc khủng hoảng khác. Đặc biệt, tác động đáng lo ngại nhất chính là lạm phát, vì các lệnh trừng phạt nhằm vào nước Nga giàu hàng hóa đã làm gia tăng áp lực giá cả vốn đã sôi sục.

Ngay khi cuộc chiến tại Ukraine diễn ra, tất cả hàng hóa từ năng lượng, nông sản cho đến kim loại đều đồng loạt tăng giá, sự siết chặt hoạt động kinh doanh lẫn tiêu dùng ngày càng chặt chẽ hơn, làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái. Nguy cơ phải đối mặt với một cuộc suy thoái khác lớn hơn đối với Châu Âu vì châu lục này vốn đã trở nên quá phụ thuộc vào dầu khí của Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong những năm qua.

Các nhà xuất khẩu châu Âu cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả từ các lệnh trừng phạt cứng rắn của phương Tây, cộng với chi phí đầu vào tăng cao, niềm tin kinh doanh đã bắt đầu suy giảm. Vì vậy mà tiêu điểm trong tuần sẽ là dữ liệu Flash PMI của khu vực đồng Euro cho tháng 3 được công bố vào thứ Năm này vì nhà đầu tư sẽ muốn xem liệu tình trạng hỗn loạn địa chính trị trước cửa ngõ của Liên minh châu Âu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế hay không.

Bảng đo lường Môi trường kinh doanh Ifo (ifo Business Climate) của Đức được công bố vào thứ Sáu cũng sẽ là dữ liệu cần theo dõi.

Xem thêm: Sử dụng chỉ số PMI để phân tích thị trường Forex

Dữ liệu PMI của khu vực đồng Euro: Báo hiệu cho một đợt suy thoái

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa thông báo sẽ cắt giảm chương trình mua tài sản tại một thời điểm nào đó trong mùa hè này nhưng không cam kết thời gian tăng lãi suất. Nếu dữ liệu PMI yếu hơn dự đoán, tỷ lệ đặt cược tăng lãi suất có thể được điều chỉnh trở lại và đồng Euro có thể quay đầu giảm sau khi chỉ vừa mới tăng trở lại từ mức thấp nhất trong 22 tháng so với đồng đô la Mỹ.

SNB dự kiến sẽ sẽ duy trì đường lối chính sách hiện tại

Sự sụt giảm của đồng Euro so với đồng franc Thụy Sĩ cũng được thể hiện khá rõ rệt. Cặp EUR/CHF đã nhanh chóng giảm xuống dưới mức ngang bằng vào ngày 7 tháng 3 khi giao tranh ở Ukraine gia tăng cùng với đồn đoán rằng ECB sẽ trì hoãn việc kết thúc chương trình kích thích. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) có thể đã can thiệp để đẩy đồng CHF xuống, nhưng dữ liệu tiền gửi trực quan của nó cho thấy động thái đó khá khiêm tốn.

Số liệu tiền gửi vào SNB và tỷ giá hối đoái

Tuy nhiên, SNB dự kiến ​​sẽ lặp lại cam kết can thiệp nếu cần thiết để giữ đồng franc Thụy Sĩ thấp trong cuộc họp diễn ra vào thứ Năm này, vì đồng tiền này đã tăng giá cùng với các hầm trú ẩn an toàn khác như đồng USD và đồng Yên trong giai đoạn khủng hoảng này. SNB gần đây đã điều chỉnh tăng dự báo lạm phát cho năm 2022, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng trong cùng năm.

Tuy nhiên, lạm phát vẫn chỉ ở mức 1,9%, do đó, SNB khó có thể đưa ra bất kỳ tín hiệu thắt chặt nào và duy trì lãi suất chính sách ở mức -0,75%. Nền kinh tế của Thụy Sĩ không tiếp xúc nhiều với Nga cũng như không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu và khí đốt để làm năng lượng do năng lượng chủ yếu được sử dụng là thủy điện và hạt nhân. Vì vậy, cuộc chiến Nga-Ukraine chỉ có tác động hạn chế đến quốc gia này.

Tuy nhiên, giới đầu tư dự đoán rằng SNB sẽ nâng lãi suất khỏi vùng âm vào quý đầu tiên của năm 2023. Tuy nhiên, thực thế chỉ ra rằng dự đoán đó chỉ có thể khả thi nếu ECB cũng làm như vậy. Cho đến lúc đó, SNB dự kiến ​​sẽ can thiệp vào tỷ giá hối đoái để ngăn chặn bất kỳ mức tăng đột biến không xác đáng nào đối với đồng franc trong bối cảnh rủi ro địa chính trị vẫn không ngừng leo thang.

Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?

Sunak có thể ngăn chặn sự trượt dốc của đồng bảng Anh hay không?

Các bản in Flash PMI cho tháng 3 của Vương quốc Anh sẽ được tung ra thị trường vào thứ Năm này và cũng được dự báo giảm giống như ở khu vực đồng Euro. Số liệu doanh số bán lẻ cho tháng Hai được công bố vào thứ Sáu cũng sẽ rất quan trọng.

Mặc dù thiệt hại kinh tế ở Anh quốc do các lệnh trừng phạt chống lại Nga có thể sẽ ít nặng hơn như ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng giới đầu tư đang lo ngại về tình hình lạm phát và giá năng lượng leo thang sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chi tiêu của các hộ gia đình trong nền kinh tế được thúc đẩy bởi người tiêu dùng này.

Những mối quan ngại đó có thể giải thích tại sao đồng bảng Anh không thực sự được hưởng lợi nhiều từ động thái tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). BoE đã tăng lãi suất Ngân hàng trong cuộc họp thứ ba liên tiếp trong tuần này khi tỷ lệ lạm phát tiếp tục gia tăng. Dữ liệu phát hành vào thứ Tư này dự kiến ​​sẽ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Hai của Vương quốc Anh đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng Hai của Vương quốc Anh – Lạm phát tăng vọt lên mức cao nhất trong 30 năm

Nhưng bất chấp giá cả tăng vọt, có vẻ như một số nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu tỏ ra “lạnh nhạt” với động thái thắt chặt hơn nữa trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra, vì đã xuất hiện bất đồng quan điểm bất ngờ trong cuộc bỏ phiếu của BoE.

Hiện tại, đồng Sterling đang đối mặt với nguy cơ quay trở lại mức đáy dưới 1.30 USD trong 16 tháng gần đây trừ khi Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đưa ra kế hoạch giúp đỡ các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ trước sự gia tăng giá nhiên liệu trong Báo cáo ngân sách mùa xuân công bố vào thứ Tư này.

Sunak đang chịu áp lực phải cung cấp các khoản cứu trợ bổ sung so với các biện pháp mà vị Bộ trưởng này đã thông báo hồi tháng 2 và nếu các khoản này được cung cấp, đồng bảng Anh có thể lấy lại một số điểm đã mất.

Tin tức chiến sự ở Ukraine có thể quyết định hướng đi của đồng USD

Không giống như BoE, các tín hiệu “diều hâu” phát ra từ Fed trong cuộc họp tháng 3 vừa qua không thể lớn hơn được nữa. Tuy nhiên, đồng đô la lại trượt giá ngay sau quyết định này, cho thấy rằng động lực tăng giá từ kỳ vọng tăng lãi suất đã không còn. Thật khó để nhận định liệu dữ liệu cấp thứ hai sắp công bố có thể tiếp thêm động lực cho đồng USD hay không.

Đợt phát hành dữ liệu lớn đầu tiên sẽ diễn ra vào thứ Tư với doanh số bán nhà mới cho tháng 2, tiếp theo là các đơn đặt hàng lâu bền (durable goods orders) trong cùng tháng và ước tính GDP quý 4 cuối cùng vào thứ Năm.

Dữ liệu Flash PMI cũng sẽ được phát hành vào thứ Năm. Mặc dù ở Mỹ dữ liệu này không được theo dõi chặt chẽ như chỉ số ISM PMI, nhà đầu tư vẫn sẽ theo dõi chúng để tìm manh mối về việc liệu lạm phát giá đầu vào và đầu ra đã sắp đạt đỉnh hay chưa và động lực tăng trưởng liệu còn duy trì mạnh mẽ như trong nửa đầu tháng Ba không. Doanh số nhà chờ bán (Pending home sales) sẽ được công bố cuối cùng vào thứ Sáu.

Trong một tháng với các cuộc họp quan trọng của hàng loạt Ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ đã phần nào chiếm mất spotlight của các tin tức chiến tranh trong vài tuần qua. Nhưng hiện tại khi mà các quyết định chính sách của ECB, Fed, BoE và BoJ đã tung hết ra thị trường thì tình hình địa chính trị có thể sẽ quay lại nắm vai trò quyết định.

Đồng USD và chiến sự ở Ukraine

Nếu các nỗ lực ngừng bắn giữa Nga và Ukraine không đi đến kết quả khả quan, đồng đô la Mỹ có thể tiếp tục xu hướng tăng, gây áp lực lên các đối thủ chính của nó, bao gồm đồng euro và bảng Anh.

Đồng yên Nhật cũng có thể được hưởng lợi từ bất kỳ mối lo ngại rủi ro mới nào, dù đồng tiền này đã giảm mạnh kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình lần đầu cho thấy dấu hiệu tiến triển cũng như việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản – BoJ không tham gia vào công cuộc kết thúc các biện pháp kích thích như các NHTW lớn khác trên toàn cầu. Các chỉ số PMI của Nhật Bản phát hành vào thứ Năm không có khả năng thu hút nhiều sự chú ý đối với đồng yên.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.