Tuần này sẽ đánh dấu lần tăng lãi đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), trong khi Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) có thể sẽ có động thái siết lãi suất mạnh mẽ hơn. Nhưng khi ECB được ví như “kẻ tụt hậu” của thế giới NHTW cuối cùng cũng quyết định tăng lãi suất thì giới đầu tư lại tập trung tìm bằng chứng cho thấy lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh điểm.
Tình hình kinh tế Trung Quốc cũng sẽ trở thành tâm điểm khi các chỉ số thương mại và lạm phát sắp được phát hành trong bối cảnh vẫn còn lo ngại về triển vọng tăng trưởng bất chấp Thượng Hải đã hết phong tỏa.
#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading
ECB chuẩn bị làm điều không tưởng
Lạm phát trong khu vực đồng euro đã tăng lên 8.1 – mức cao kỷ lục mới trong tháng 5, gây thêm áp lực buộc ECB phải kết thúc chương trình mua tài sản dài hạn càng nhanh càng tốt cũng như nâng lãi suất tiền gửi ra khỏi vùng âm, vốn được duy trì từ năm 2014. Do đó, quyết định chính sách công bố vào ngày 9 tháng 6 tới đây sẽ là một quyết định rất có ý nghĩa, mặc dù kết quả đã được ghi nhận nhiều ngày nay.
Các nhà hoạch định chính sách đã đánh tiếng muốn kết thúc chương trình mua trái phiếu vào đầu tháng 7 và bắt đầu tăng lãi suất vài tuần sau đó trong cuộc họp diễn ra vào ngày 21. Quy mô của đợt tăng lãi suất đầu tiên vẫn chưa chắc chắn nhưng rất có thể Chủ tịch Lagarde sẽ muốn làm sáng tỏ ngay trong tháng 6 thay vì khuyến khích sự suy đoán trước cuộc họp tháng Bảy.
Dù đã thực hiện một số lần thay đổi chính sách trong năm nay, thật khó để tưởng tượng Chủ tịch Lagarde sẽ xác nhận một động thái tăng nhiều hơn 25 điểm cơ bản. Bà có thể sẽ muốn để ngỏ những tùy chọn cho đến tháng 9 nhưng sẽ thích mang đến cho nhà đầu tư hướng dẫn rõ ràng về việc khởi động ngay trong mùa hè.
Nhưng ngay cả với kịch bản ít “hawkish” nhất này, sự thay đổi chính sách trong một thời gian ngắn như vậy đã rất ấn tượng, vì chỉ vài tháng trước, việc tăng lãi suất vào năm 2022 là điều không tưởng đối với nhiều thành viên tại ECB, bao gồm cả chính bà Lagarde.
Các cuộc thảo luận về việc tăng lãi suất là động lực hỗ trợ cho đồng euro, giúp nó tăng giá so với đô la Mỹ và các đồng tiền lớn khác. Tuy nhiên, thị trường đã định giá mức tăng ít nhất 25 bps tại các cuộc họp tháng 7 và tháng 9, nên giới đầu tư đang tìm tín hiệu xem ECB có sẵn sàng mạnh tay hơn không. Nếu không, đồng euro sẽ phải vật lộn để duy trì đà phục hồi cũng như không thể làm suy yếu đồng đô la thêm nữa.
Về dữ liệu, Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức và số liệu sản xuất công nghiệp tháng 5 sẽ lần lượt được công bố vào thứ Ba và thứ Tư, có thể được quan tâm ít nhiều trong bối cảnh lo ngại gia tăng về triển vọng tăng trưởng của Khu vực Eurozone.
Có bất ngờ gì từ RBA hay không?
Trước quyết định của ECB, RBA dự kiến sẽ công bố đợt tăng lãi suất thứ hai vào thứ Ba. RBA đã tăng lãi suất lên 25 bps vào tháng 5, khiến một số nhà đầu tư ngạc nhiên không chỉ về thời gian mà còn về quy mô của mức tăng. Sau khi Trung Quốc nới lỏng phong tỏa ở Thượng Hải và tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong quý đầu tiên, RBA đã được bật đèn xanh để dốc toàn lực cho công cuộc thắt chặt chính sách.
Thị trường tiền tệ định giá RBA sẽ có động thái thắt chặt quyết liệt. Giới đầu tư đang đặt cược gần 10 lần tăng lãi suất 25 bps trong 7 cuộc họp còn lại của năm 2022. Điều này có thể khiến đồng AUD mang đến nhiều thất vọng nếu RBA không đáp ứng được kỳ vọng quá hawkish này.
Việc tăng lãi suất 25 bps gần như chắc chắn sẽ được các thị trường và các nhà hoạch định chính sách coi là quá thận trọng. Do đó, có nhiều khả năng RBA sẽ chọn tăng 40 bps, đưa tỷ lệ tiền mặt lên 0.75%, mặc dù không thể loại trừ một động thái bất ngờ hơn do sự không thể đoán trước của NHTW trong quá khứ.
Đồng aussie vừa vượt qua mức giá $0.72 khi tiếp tục phục hồi từ mức đáy gần hai năm của tháng 5. Tuy nhiên, để duy trì động lực tích cực ‘phe bò” cần nhiều dấu hiệu hơn cho thấy RBA sẽ thắt chặt mạnh tay hơn vào cuối năm,
Dõi theo tình hình suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc
Gần đây, Trung Quốc là một mối bận tâm lớn đối với các thị trường vì các đợt phong tỏa liên tiếp cộng với căng thẳng địa chính trị leo thang khiến tình hình không thể tồi tệ hơn.
Mặc dù sự bình thường hóa đang xuất hiện trở lại ở Thượng Hải – khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng thực tế là giới chức TQ vẫn không từ bỏ chiến lược zero-Covid nên rất có thể các biện pháp hà khắc sẽ quay trở lại nếu có dấu hiệu về một đợt bùng phát mới.
Điều này có thể giải thích tại sao đợt phục hồi giá tài sản rủi ro sau đó lại có phần “chắp vá”. Tuy nhiên, dữ liệu sắp tới có thể sẽ cho thấy bức tranh kinh tế sáng sủa hơn, vì vậy có nhiều khả năng thúc đẩy “tâm lý risk on” trong tuần tới.
Nhà đầu tư sẽ háo hức chứng kiến sự phục hồi vững chắc ở cả xuất khẩu và nhập khẩu khi dữ liệu thương mại tháng 5 của TQ được công bố vào thứ Năm này. Các chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giá sản xuất PPI được công bố vào thứ Sáu cũng sẽ rất quan trọng vì áp lực lạm phát gia tăng sẽ làm giảm kỳ vọng về hiệu quả của chính sách nới lỏng tiền tệ trong tương lai, và điều này có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng như đồng AUD.
Ám ảnh về lạm phát đỉnh điểm ở Mỹ
Sự phấn khích đang gia tăng rằng lạm phát ở Mỹ đang đạt đỉnh hoặc đã đạt đỉnh sau một số điều chỉnh ở cả hai dữ liệu CPI và PCE gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng cho tháng 5 được công bố vào thứ 5 này có thể đem thêm tin tốt đến quan điểm này.
Chỉ số cơ bản dự kiến sẽ không thay đổi ở mức 8.3% trong tháng 5 và chỉ số cốt lõi cũng được dự báo sẽ giữ ổn định, ở mức 6.2%.
Nếu các con số thực sự cho thấy áp lực giá đang dần hạ nhiệt và lạm phát sẽ đi xuống từ đỉnh, lợi tức trái phiếu kho bạc có thể bắt đầu tăng trở lại, bù đắp phần nào thiệt hại trong tháng Năm. Đồng đô la Mỹ cũng có thể trượt giá một lần nữa khi đang vật lộn để tìm lại lợi thế của mình mặc dù đã lưỡng lự trượt giá trong hai tuần.
Tuy nhiên, vấn đề là lạm phát đạt đỉnh sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề của Fed. Các nhà hoạch định chính sách sẽ muốn tự tin rằng lạm phát đang trên đà bền vững hướng tới mục tiêu 2% trước khi kết thúc quá trình tăng lãi suất. Vì vậy, có thể vấn đề sẽ còn để ngỏ trước khi có một bức tranh rõ ràng hơn về chiều hướng của lạm phát.
Tuy nhiên, nếu tuần tới dữ liệu CPI “mềm mỏng” hơn sẽ khiến thị trường sôi động hơn, đặc biệt là phố Wall nhưng sẽ khiến đồng USD đi xuống.
Ngoài dữ liệu lạm phát, chương trình nghị sự của Hoa Kỳ chỉ còn số liệu sơ bộ của Đại học Michigan về tâm lý người tiêu dùng cho tháng 6 được công bố vào thứ Sáu.
Số liệu việc làm của Canada và dữ liệu Nhật Bản sắp được công bố
Báo cáo việc làm của Canada sẽ được công bố vào thứ Sáu và rất có thể thị trường lao động tháng 5 tiếp tục tăng trưởng. Thị trường việc làm mạnh mẽ là một trong những lý do khiến Ngân hàng Canada trở nên hawkish hơn tại cuộc họp tháng 6, cảnh báo rằng họ có thể phải “hành động mạnh mẽ hơn” để chống lại lạm phát. Theo xu hướng hawkish, số lượng việc làm mới nhất không có khả năng mang lại điều gì mới mẻ liên quan đến triển vọng chính sách.
Tuy nhiên, một báo cáo mạnh mẽ sẽ hỗ trợ đồng loonie khi giá dầu giảm. Mặc dù cho đến nay, quyết định bơm thêm dầu thô của OPEC để bù đắp cho nguồn cung từ Nga bị giảm sút chỉ mang lại sự đảo chiều giảm giá tương đối khiêm tốn trong giá dầu tương lai.
Tại Nhật Bản, một loạt các chỉ số quan trọng sắp sửa được phát hành theo lịch trình, cụ thể, chi tiêu hộ gia đình và thu nhập tiền mặt trung bình vào thứ Ba, ước tính GDP quý 1 đã sửa đổi vào thứ Tư và giá hàng hóa doanh nghiệp vào thứ Sáu.
Tuy nhiên, với việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) không nghĩ đến việc sớm kết thúc chương trình kích thích kinh tế quy mô kỷ lục của mình, dữ liệu sẽ không ảnh hưởng đến đồng yen ngay cả khi xuất hiện manh mối ban đầu cho thấy áp lực giá đang gia tăng ở Nhật Bản.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ
Theo actionforex