Xem lại phần 1:
1. Imbalance:
Như đề cập ở bài viết trước, Bigboy đặt các khối lệnh nhỏ để di chuyển thị trường theo hướng mà họ mong muốn. Những khối lệnh này tạo ra các vùng cung cầu nơi tập trung mua bán liên tục của thị trường và là nơi mà các Retail trader muốn đặt lệnh tạo thành những điểm Inducement.
Các bạn có thể hiểu những vùng khớp lệnh liên tục này tạo thành thị trường hiệu quả (Efficient Market).
Sau đó các Bigboy tiến hành quét liquidity rủ bỏ các order của Retail trader (lệnh Stoploss) làm cho thị trường di chuyển. Quá trình di chuyển này của thị trường đến vùng giá mà Bigboy mong muốn đã tạo ra sự mất cân bằng cung cầu của thị trường điều này ta gọi đó là không hiệu quả (Inefficiency).
Đây là những vùng giá cho thấy có nhiều người mua hơn người bán hoặc ngược lại. Và đôi khi thị trường có thể sẽ lấp đầy những khu vực kém hiệu quả này ngay sau đó.
Vùng mất cân bằng (Imbalance) chính là một dạng kém hiệu quả được hình thành khi có lượng người mua và người bán mất cần bằng, khiến thị trường di chuyển nhanh chóng theo một hướng.
Vì những khu vực này có sự mua bán không cân bằng, giá quay trở lại để tạo ra thêm các cơ hội mua bán khác để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng.
Imbalance có nhiều tên gọi khác như FVG (Fair value gap), IPA (Ineficcient Price Action) và thường được sử dụng trong quá trình đánh dấu POI hay Order Block. Cùng quan sát những mô hình sau để hiểu rõ hơn về Imbalance trong xu hướng giảm và tăng:
Như vậy các bạn có thể xác định Imbalance chính là khoảng cách giữa giá cao nhất của cây nến thứ nhất và giá thấp nhất của cây nến thứ ba trong xu hướng tăng.
Ngược lại trong xu hướng giảm Imbalance là khoảng cách giữa giá thấp nhất cây nến giảm thứ nhất và giá cao nhất của cây nến thứ ba.
Cùng quan sát biểu đồ XAU/USD khung D1 sau:
Như vậy các bạn đã xác định được Imbalance và trong thực tế những khoảng trống giá này sẽ là những thỏi nam châm thu hút giá hồi về khai thác chúng (Mitigation). Vậy Mitigation là gì? Hãy cùng tìm hiểu.
2. Mitigation:
Như đã tìm hiểu ở phần trên khi Bigboy bơm những dòng tiền lớn vào thị trường nhằm bức phá qua các vùng giá cung cầu sẽ tạo ra những khoảng trống hay sự mất cân bằng trong thị trường (Imbalance) thì lúc này chắc chắn sẽ còn lệnh khối lệnh còn sót lại ở vùng Imbalance chưa kịp khớp lệnh.
Do giá di chuyển nhanh và cường độ mạnh chính vì vậy trong tương lai gần chúng sẽ bị khai thác thông qua các cú pullback. Việc tạo ra những dòng tiền khai thác vùng giá này của Bigboys nhằm 2 mục đích:
- Giảm thiểu rủi ro cho những lệnh bị âm trước đó bằng cách thoát bớt các lệnh đã mở.
- Khai thác những lệnh mới với mức giá tối ưu để tạo động lực tiếp diễn xu hướng.
Có 2 loại mitigation là Mitigation block và Mitigation flow.
2.1 Mitigation flow
Cùng quan sát hình ảnh sau đây:
Khoảng trống Imbalance giữa nến A và B được tạo ra sau đó bị lấp đầy bởi cú pullback hấp thụ hết những order trong vùng giá này. Đây là một mitigation flow nó diễn ra khi xu hướng đã được xác lập.
Ngược lại với xu hướng giảm cùng quan sát hình ảnh sau:
Như vậy có thể kết luận Mitigation flow được hình thành khi thị trường đã xác lập xu hướng rõ ràng thường được biểu hiện dưới dạng những cú pullback. Loại mitigation này rất dễ nhầm lẫn với ROF sự tái cấu trúc lại thị trường mà các bạn sẽ tìm hiểu ở những bài viết sau.
2.2 Mitigation Block
Là loại mitigation được hình thành trong những Range giá nhằm mục đích hấp thụ hết những order của các Retail trader và loại bỏ tất cả những lệnh này bằng một cây nến quét liquidity.
Mitigation block thường diễn ra ngược xu hướng chính trước khi tạo ra sự phá vỡ Range giá. Cùng quan sát hình ảnh sau:
Trong hình ảnh trên các bạn quan sát được Bigboy tạo ra các khối lệnh mua nhỏ liên tục (ô vuông màu đen) nhằm hạ giá xuống mức thấp nhất có thể trước khi loại bỏ hết các Stoploss order của Reatail trader bằng một lệnh mua lớn (ô vuông màu cam).
Ngược lại với xu hướng giảm.
Như các bạn có thể thấy, sau khi một lệnh mua hoặc bán lớn được đặt. Thì sẽ có một loạt lệnh nhỏ được hình thành trước đó. Và quá trình đưa giá trở lại những vùng trước khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh để đóng những lệnh trước đó thì ta gọi đó là Mitigation block. Và một đợt giá tăng hoặc giảm mạnh khác sẽ được đặt tại đó để tiếp tục đưa giá theo hướng mà Bigboy muốn.
Cùng quan sát biểu đồ sau để hiểu rõ hơn:
Biểu đồ trên các bạn có thể quan sát Range giá được tạo thành. Càng về cuối Range rất nhiều các khối lệnh bán được Bigboy tạo ra nhằm đẩy giá xuống mức thấp nhất có thể phá vỡ range nhằm rũ bỏ các Stoploss order trước khi mua lại bằng một lệnh lớn.
Lúc này xu hướng tăng tiếp tục được hình thành sau khi giá lấp đầy Imbalance.
3. Flips Zone:
Flips Zone ( tạm dịch là vùng chuyển đổi), nói đơn giản Flips zone là khi giá phản ứng với một vùng cung cầu và sau đó phá vỡ nó gần như ngay lập tức và đi ra xa khỏi vùng này, những vùng cung cầu mới được hình thành trong quá trình phá vỡ vùng cung cầu cũ được gọi là Flips zone.
Quan sát hình ảnh trên các bạn có thể thấy:
- Con sóng CD tạo thành đỉnh cao nhất của xu hướng và đáy C trở thành vùng Demand tìm năng (cấu trúc Minor).
- Con sóng DE không thể hồi về vùng Demand được tạo ra bởi đáy C.
- Ngay sau đó tạo thành con sóng DF nhưng nó cũng không thể phá vỡ đỉnh D cao nhất của xu hướng.
- Con sóng FG theo sau đã phá vỡ mạnh vùng Demand được tạo ra bởi đáy C (tín hiệu CHOCH báo hiệu sự chuyển đổi trạng thái thị trường).
- Con sóng hồi GH sau khi chạm vào vùng Supply tạo ra bởi đỉnh F đã tạo thành xu hướng giảm.
Vậy các bạn có thể hiểu vùng Supply tạo ra bởi đỉnh F chính là Flips zone.
Lưu ý: Sự phản ứng đầu tiên của giá đối với đáy tạo ra đỉnh cao nhất của xu hướng không được phá vỡ đỉnh cao nhất nhất này và sau đó giá cũng không thể phá vỡ đỉnh cao nhất (chỉ được coi là phản ứng hợp lệ nếu phá vỡ bằng râu nến hoặc không chạm đến vùng Demand).
Hay hiểu cách khác giá bị kẹt giữa đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất của Range giá.
Sau khi xác định sự hình thành Flips zone các bạn có thể đặt một lệnh Sell-limit tại vùng này TP tại cấu trúc Major của xu hướng tăng trước, Stoploss 3-5 pips trên vùng Flips zone.
Nếu như tinh ý các bạn có thể hiểu đây là một dạng cấu trúc Substructure.
Cùng quan sát biểu đồ USD/JPY khung H1 trên:
– Con sóng BC tạo ra đáy C thấp nhất trong xu hướng tăng trước đó tạo ra vùng Demand tiềm năng (Đây là cấu trúc Minor).
– Sau khi tạo ra đáy C thấp nhất giá đã hồi về vùng giá được tạo ra bởi đỉnh B nhưng không phá vỡ được đỉnh B.
– Con sóng DE sau đó được thành nhưng không phá vỡ được đáy C thấp nhất.
– Lúc này con sóng EF tạo ra sự phản ứng với vùng Demand thành một con sóng hồi.
– Lúc này con sóng FG được tạo thành phá vỡ vùng Demand được tạo ra bởi đáy C.
Như vậy theo lý thuyết ở trên các bạn có thể xác định vùng giá tạo ra đỉnh F là một vùng Flips zone. Và công việc của các bạn là chờ giá hồi về Flips zone để thực hiện một lệnh Sell mà thôi.
Lưu ý: Một Flips zone được coi là hợp lệ khi con sóng EF nẳm giữa đỉnh và đáy gần nhất của xu hướng.
Ngược lại với xu hướng giảm cùng quan sát hình ảnh sau:
Quan sát hình ảnh trên các bạn có thể thấy:
– Con sóng CD tạo thành đáy thấp nhất của xu hướng và đỉnh C trở thành vùng Supply tiềm năng (cấu trúc Minor).
– Con sóng DE không thể hồi về vùng Supply được tạo ra bởi đỉnh C.
– Ngay sau đó tạo thành con sóng DF nhưng nó cũng không thể phá vỡ đáy D thấp nhất của xu hướng.
– Con sóng FG theo sau đã phá vỡ mạnh vùng Supply được tạo ra bởi đỉnh C (tín hiệu CHOCH báo hiệu sự chuyển đổi trạng thái thị trường).
– Con sóng hồi GH sau khi chạm vào vùng Demand tạo ra bởi đáy F đã tạo thành xu hướng tăng.
Vậy các bạn có thể hiểu vùng Demand tạo ra bởi đáy F chính là Flips zone.
Lưu ý: Sự phản ứng đầu tiên của giá đối với đỉnh tạo ra đáy thấp nhất của xu hướng giảm không được phá vỡ đỉnh cao nhất này và sau đó giá cũng không thể phá vỡ đáy thấp nhất (chỉ được coi là hợp lệ nếu phá vỡ bằng râu nến hoặc không chạm đến vùng Supply này).
Sau khi xác định sự hình thành Flips zone các bạn có thể đặt một lệnh Buy-limit tại vùng này TP tại cấu trúc Major của xu hướng giảm trước, Stoploss 3-5 pips dưới vùng Flips zone.
Cùng đến với vài ví dụ trên biểu đồ giá sau:
Cùng quan sát biểu đồ USD/JPY khung H1 trên:
- Con sóng AB tạo ra đỉnh B cao nhất trong xu hướng giảm trước đó tạo ra vùng Supply tiềm năng.
- Sau khi tạo ra đáy C thấp nhất giá đã hồi về vùng giá được tạo ra bởi đỉnh B nhưng không phá vỡ bằng thân nến được.
- Con sóng DE sau đó được thành nhưng không phá vỡ được đáy C thấp nhất.
- Lúc này con sóng EF đã có sự bức phá mạnh mẽ phá vỡ vùng Supply bằng thân nến.
Như vậy các bạn có thể xác định vùng giá được tạo ra bởi đáy E lúc này là Flips zone và công việc của các bạn là chờ giá hồi về Flips zone để Buy lên mà thôi.
Qua các ví dụ trên các bạn đã có thể xác định cho mình được đâu là một Flips zone và có chiến lược giao dịch phù hợp. Nếu trường hợp thị trường xuất hiện vùng sideway (Range giá) thì sự phản ứng của giá với Supply demand trên là một mitigation block không phải Flips zone.
Trên đây là toàn bộ nội dung của phần 2 về những thuật ngữ quan trọng của phương pháp SMC, hy vọng rằng các bạn có thể nắm vững kiến thức của phần này trước khi VnRebates giới thiệu đến các bạn những thuật ngữ quan trọng hơn là Order Block, Order Flow ở phần 3. Cùng đón đọc!
VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính.