Thị trường Forex – GBP/USD
2. Thị trường forex: góc độ phân tích cơ bản
Một vùng hội tụ các yếu tố hỗ trợ cho sự tăng giá đồng GBP từ phân tích kỹ thuật khi GBP/USD quay về test lại mức tâm lý 1.30 đồng thời các tin tức tốt đã giúp đồng bảng Anh(GBP) tăng cao. Sau một thời gian phản ứng từ thông tin chỉ số việc làm ở Anh yếu đi, đồng GBP đã lấy lại được xu hướng tăng kéo dài hơn 2 tuần. Trong bối cảnh quan trọng về việc hy vọng mở rộng điều luật 50 đã làm động lực tăng giá cho đồng bảng Anh trước thềm Brexit.
Trong khi đó, đồng đô la Mỹ hồi phục nhờ sự sụt giảm mạnh về lợi tức trái phiếu Mỹ. Điều này kết hợp với việc một số lượng lớn vị thế bán bị đóng do chạm stoploss đã thúc đẩy vị thế tăng của đồng USD mạnh mẽ hơn.
Các nhà đầu tư đang nín thở đợi chờ báo cáo phát hành trước cuộc họp FOMC trong phiên giao dịch Á vào thứ 4. Văn bản này sẽ được chú ý về những thông tin mới về con đường tăng lãi suất của ngân hàng trung ương trong năm 2019 và cuối cùng sẽ cung cấp quỹ đạo ngắn hạn cho đồng bạc Xanh(USD). Các nhà đầu tư cũng chờ kết quả từ cuộc họp của thủ tướng Anh bà Theresa May và chủ tịch ủy ban Châu Âu Juncker, điều này đóng vai trò quan trọng cho hướng đi của đồng bảng Anh sắp tới.
Thị trường forex– Lịch thông tin quan trọng
Đồng bảng Anh và đồng đô la Mỹ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các tin tức và quyết định từ các ngân hàng trung ương. Dưới đây là các thuật ngữ và giải thích về các ngân hàng này:
Ngân hàng Anh(BOE):
Ngân hàng Anh hay còn gọi là ngân hàng trung ương Anh viết tắt là BOE(Bank of england) được thành lập vào năm 1946 và hiện tại thuộc toàn quyền sở hữu của chính phủ Anh. Lý do chính mà ngân hàng Anh được thành lập là duy trì sự ổn định tài chính và tiền tệ trong nước. Một số nhiệm vụ khác là sản xuất tiền giấy, điều hành cơ sở mua tài sản và giữ cho lạm phát thấp. Ngân hàng Anh được tòa án giám sát và chịu trách nhiệm trước quốc hội và dân chúng.
Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB)
Ngân hàng trung ương châu Âu là ngân hàng được trao quyền quản lý chính sách tiền tệ trong khu vực Châu Âu, ECB được thành lập nhằm duy trì sự ổn định về giá, giữ lạm phát ổn định và quản lý chính sách tiền tệ. Một nhiệm vụ khác của ECB đó là kiểm soát nguồn cung tiền. Công việc của ECB được quyết định thông qua các cơ quan quyết định sau: Ban điều hành, hội đồng quản trị, Mario Draghi, thành viên của ban điều hành.
Mark Carney:
Mark Carney là thống đống ngân hàng Anh và chủ tịch ủy ban chính sách tiền tệ, ủy ban chính sách tài chính. Ông gia nhập ngân hàng Anh vào năm 2013, Carvey sinh năm 1965 và tốt nghiệp Harvard với bằng cử nhân kinh tế năm 1988. Tại Đại học Oxford, ông cũng nhận được bằng thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế vào năm 1993 và 1995 . Trước khi trở thành Thống đốc của BOE, ông đã làm Thống đốc Ngân hàng Canada (BOC) từ ngày 1 tháng 2 năm 2008 đến ngày 3/6/2013.
Mario Draghi
Mario Draghi là chủ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB). Tuyên bố của ông là tín hiệu quan trọng với thị trường. Đặc biệt là đối với đồng EUR và các loại tiền tệ được giao dịch cùng với nó. Mario Draghi sinh năm 1947 tại Rome,ông tốt nghiệp học viện công nghệ Massachusetts và trở thành chủ tịch ngân hàng trung ương Châu Âu vào năm 2011. Mario Draghi tổ chức các cuộc họp báo sau cuộc họp ECB nhằm thông báo tình hình kinh tế châu Âu hiện tại. Nhận xét của ông có thể xác định xu hướng tích cực hoặc tiêu cực cho đồng EURO trong ngắn hạn.