VNREBATES

Sự trả thù của Isaac Le Maire: chiến dịch bán khống đầu tiên trong lịch sử tài chính

24.06.2024, 14:57 10 phút đọc

Màn bán khống đầu tiên trong lịch sử thế giới tài chính với mục đích nhiễu loạn thị trường tài chính từ thế kỷ thứ 17 – đồng thời cũng từng đe dọa tới công ty giàu nhất thế giới trong lịch sử từ trước đến nay – VOC.

Âm mưu thâu tóm công ty lớn nhất lịch sử nhân loại 

Nhắc đến công ty có giá trị nhất trong lịch sử, nhiều người có thể nghĩ ngay đến những tên tuổi như Apple, Microsoft hay Nvidia. Tuy nhiên, có một cái tên đã từng vượt xa tất cả các tập đoàn nghìn tỷ hiện nay – công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oostindische Compagnie – VOC), một trong những công ty thương mại đầu tiên với giá trị ước tính lên đến 7.9 nghìn tỷ USD (sau khi điều chỉnh lạm phát).

Vào những năm 1600, sau khi VOC tiến hành IPO, công ty đã đối mặt với làn sóng bán khống đầu tiên trong lịch sử tài chính, với hợp đồng Forwards. Isaac Le Maire, một cựu giám đốc của VOC, đã thực hiện bán khống cổ phiếu công ty nhằm mục đích thâu tóm công ty này khi giá cổ phiếu sụt giảm.

Tuy nhiên VOC đã nhanh chóng phát hiện ra kế hoạch này và gọi đây là “hành vi thấp hèn”, từ đó các quy định pháp lý để quản lý các giao dịch bán khống cũng ra đời.

VnRebates sẽ kể lại câu chuyện từ hơn 400 năm trước về sự khai sinh của nghiệp vụ bán khống và câu chuyện về huyền thoại VOC này.

Đông Ấn Hà Lan - Công ty cổ phần đầu tiên lớn nhất lịch sử nhân loại

Isaac Le Maire

Đông Ấn Hà Lan – Công ty cổ phần đầu tiên lớn nhất lịch sử nhân loại

Trong quá khứ, những giao thương Âu-Á luôn là một món mồi béo bở. Người Anh thành lập công ty Đông Ấn Anh (năm 1600) để thúc đẩy hoạt động giao thương thường trực này. Chính phủ Hà Lan cũng không ngồi yên, phê chuẩn cho hình thành công ty Đông Ấn Hà Lan với nhiệm vụ hỗ trợ giao thương Âu-Á và giành thị trường với người Anh.

Công ty Đông Ấn Hà Lan ra đời

Vereenigde Oostindische Compagnie (VOC), công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập năm 1602 và là một trong những công ty giàu có nhất lịch sử thế giới.

VOC là công ty vận tải biển, xây dựng hàng loạt cảng buôn bán, tạo ra một hành lang thương mại Á – Âu siêu lợi nhuận.

Đế chế này còn sở hữu gần như toàn bộ quyền lực của một chính phủ như:

  • Phát động chiến tranh, bỏ tù, hành hình các tù nhân,…
  • Thay mặt đàm phán hiệp ước, đúc tiền và
  • Tham gia thành lập hệ thống thuộc địa,…
Hàng hải là con đường tiến ra biển lớn

Hàng hải là con đường tiến ra biển lớn

VOC cũng là công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu

Vào thời đỉnh điểm của “bong bóng hoa tulip” (thời kỳ thịnh vượng của Hà Lan) năm 1636-1637, VOC có giá trị thị trường là 78 triệu guilder Hà Lan.

Theo phân tích Visual Capitalist năm 2017, con số này tương đương khoảng 7,900 tỷ USD…

Tương đương tổng vốn hóa của 20 công ty lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

Ngang bằng với GDP của cả Nhật Bản và Đức năm 2017 cộng lại (lần lượt 4,800 và 3,400 tỷ USD).

Phân tích Visual Capitalist năm 2017

Phân tích Visual Capitalist năm 2017

Isaac Le Maire và những đòn trả thù VOC

Xuất thân từ thành viên đồng sáng lập VOC

Isaac Le Maire sinh ra tại Tournai, Bỉ vào năm 1558.

Năm 1602, Le Maire đồng sáng lập VOC và trở thành thành viên trong Ban giám đốc (Board of Directors – BoD).

Tuy nhiên, đến năm 1605, ông bị buộc phải rời khỏi công ty vì cáo buộc gian lận và tham ô quỹ của VOC.

Theo thỏa thuận từ chức: Le Maire buộc phải cam kết không tham gia vào bất kỳ công ty nào có hoạt động thương mại qua Mũi Hảo Vọng hoặc eo biển Magellan (tuyến đường biển nối liền Á-Âu chính).

→ Sự bẽ bàng đã khiến Le Maire nung nấu ý định trả thù: mở đầu cho một trong những cuộc chiến tài chính và bán khống đầu tiên trong lịch sử!

Nỗ lực trả thù đầu tiên: thành lập công ty đối đầu với VOC

Dù bị đuổi khỏi VOC, Le Maire vẫn có quan hệ với những người quyền lực ở Amsterdam và khắp châu Âu.

Le Maire đã thuyết phục họ thành lập công ty thương mại đối thủ của VOC:

Vua Henry IV của Pháp là một trong số đó: công ty Đông Ấn Pháp dự kiến sẽ thành lập với sự giúp đỡ của Le Maire.

… nhưng kế hoạch này lại đổ bể khi Henry IV qua đời (năm 1610).

Không nản lòng, Le Maire thay đổi chiến lược sang xáo trộn cơ cấu tài chính của VOC.

Nỗ lực trả thù lần 2: Công khai chỉ trích tới ban quản lý VOC

Năm 1609, Le Maire đã viết thư gửi giám đốc VOC là Johan van Oldenbarnevelt, với 3 chỉ trích chính:

Mức nợ tăng cao: Nợ nần nhiều khiến công ty phải dành phần lớn lợi nhuận để trả lãi, làm giảm lợi nhuận cổ đông.

Không sẵn lòng lắng nghe các lập luận và khiếu nại từ các nhà đầu tư, không đại diện cho lợi ích cổ đông.

Ban giám đốc chỉ làm giàu cho bản thân mình gây thiệt hại cho cổ đông khi tránh né trách nhiệm minh bạch thông tin tài chính.

Do đề cao thay đổi về minh bạch với cổ đông, nhấn mạnh vào lợi nhuận, bức thư của Le Maire được lan truyền rộng rãi.

Le Maire thậm chí còn đe dọa, nếu các thay đổi này không được thực hiện, VOC có thể sẽ bị thay thế bởi công ty khác.

Trên thực tế, chỉ trích của Le Maire là có căn cứ

Ban giám đốc VOC đối xử khá tệ với các cổ đông.

Khi tình hình tài chính VOC khá tệ năm 1610, công ty còn muốn bỏ qua việc công bố báo cáo tài chính năm 1612 do lo ngại việc rút vốn ồ ạt.

Tuy nhiên, van Oldenbarnevelt lại không mấy bận tâm và từ chối bức thư của Le Maire…

=> điều này đã dẫn đến cuộc tấn công bằng bán khống đầu tiên trong lịch sử.

Sự trả thù thành công của Le Maire: Chiến dịch Groote Compagnie

Bán khống cổ phiếu VOC

Năm 1609, Le Maire thành lập Groote Compagnie (nghĩa là “Công ty lớn”) với một nhóm nhà đầu tư nhằm đánh sập VOC bằng việc bán khống cổ phiếu VOC.

Ý của ông là:

“Khi cổ phiếu VOC giảm dưới par value (giá trị ban đầu của cổ phiếu được công ty phát hành), các nhà đầu tư sẽ hoảng sợ yêu cầu VOC hoàn tiền, buộc công ty phải thanh lý và tạo điều kiện cho Le Maire lập công ty thương mại mới”

Le Maire và nhóm Groote Compagnie đã sử dụng hợp đồng Forwards để bán khống do không cần thế chấp:

Le Maire sẽ bán cổ phiếu VOC với mức giá thỏa thuận vào thời điểm đã định trong tương lai (nhưng ông không cần sở hữu cổ phiếu nào hiện tại).

Sau đó ông sẽ để giá cổ phiếu giảm xuống để mua với giá thấp hơn.

Cuối cùng ông sẽ dùng cổ phiếu đó để bán theo giá hợp đồng Forwards cao hơn để ăn lời.

Những hợp đồng Forwards đầu tiên được viết tay đơn giản với 3 chữ cái lớn ở giữa:

Tờ giấy sau đó được cắt đôi ở chính giữa này

Việc xác thực được thực hiện bằng cách ghép lại 2 mảnh trùng khớp, để tránh việc làm giả hoặc sửa đổi bất hợp pháp.

Những hợp đồng Forwards đầu tiên

Những hợp đồng Forwards đầu tiên

Hợp đồng kỳ hạn thế kỷ 17

Hợp đồng kỳ hạn thế kỷ 17

Quá trình bán khống thuận lợi cho các thương nhân với hợp đồng Forward

Những người buôn bán thời đó thường xuyên đưa ra các thỏa thuận mua bán ngũ cốc với giá xác định vào một ngày trong tương lai:

nhằm hạn chế biến động giá ngũ cốc mà không cần tài sản đảm bảo trước.

→ Các thương nhân nhanh chóng quen với việc sử dụng hợp đồng Forward để giao dịch.

Nỗ lực lan truyền tin đồn giả

Bên cạnh đó, Le Maire và nhóm còn lan truyền tin xấu, ví dụ như tin các tàu VOC bị đắm trên hành trình từ Đông Ấn về,…

→ Nỗ lực của ông đã thành công khiến giá cổ phiếu VOC giảm từ mức cao: 212% premium vào năm 1607 xuống còn có 126% premium vào năm 1609.

(Premium: phần bù rủi ro = giá cổ phiếu – giá vàng hoặc trái phiếu chính phủ thời đó)

Phản đòn của VOC: Lệnh cấm bán khống đầu tiên trong lịch sử ra đời

Tất nhiên, VOC không dễ dàng bị đánh bại.

Đầu tiên, VOC xoa dịu cổ đông bằng cách trả cổ tức lần đầu tiên vào năm 1610.

Cổ tức được trả bằng các loại hàng hóa như mace (vỏ nhục đậu khấu), tiêu hay bạc, thay vì tiền mặt.

Thứ hai, VOC gây áp lực lên Chính phủ Hà Lan để ban hành lệnh cấm bán khống vào năm 1610 vì 2 lý do:

Các giám đốc VOC thuyết phục rằng chiến dịch bán khống của Le Maire là một “kế hoạch đồi bại” (dirty scheme).

Các nhà đầu tư của VOC có cả góa phụ và trẻ mồ côi, đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc tấn công bán khống của Le Maire.

Nỗ lực của VOC đã có hiệu quả.

Ngày 02/27/1610, các quan chức Hà Lan công bố lệnh cấm các hoạt động bán khống cổ phiếu mà nhà đầu tư không nắm giữ (naked short selling).

Năm 1611: Le Maire trốn khỏi Amsterdam để trốn các chủ nợ và quan chức chính phủ.

Nhiều cộng sự của Groote Compagnie cũng bị phá sản.

Thành quả của cuộc bán khống đầu tiên trên thế giới

Dù có nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận các chỉ trích của Le Maire đối với VOC là hợp lý.

Sau khi Le Maire rời Amsterdam, các nhóm cổ đông sau đó cũng đã đấu tranh để dành quyền lợi chính đáng như:

Cổ đông VOC phải được quyền tự do bổ nhiệm ban quản lý công ty – những người uy tín có khả năng quản lý tài sản tốt cho họ.

Hoạt động chia cổ tức của VOC cũng trở nên đều đặn hơn sau đó:

Cổ tức VOC được chia đều đặn hơn.

Cổ tức VOC được chia đều đặn hơn sau phi vụ bán khống lịch sử

Kết luận

Cuộc đối đầu của Isaac Le Maire với VOC không chỉ là một câu chuyện về bán khống và sự trả thù cá nhân, mà còn là minh chứng cho sự đấu tranh vì quyền lợi cổ đông và tầm quan trọng của việc minh bạch thông tin tài chính. Kết quả mà Le Maire để lại vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng theo một góc nhìn khác, bán khống không hoàn toàn là có hại (trên thực tế, lệnh cấm bán khống của Hà Lan cũng đã bị xóa bỏ 2 năm sau đó). Nhà đầu tư bán khống được coi là “cảnh sát thị trường”, khi họ có thể khoanh vùng những khả năng công ty có thể chịu tổn thất lớn.

Lấy ví dụ về vụ bê bối kế toán của Enron. Jim Chanos – nhà sáng lập quỹ phòng hộ Kynikos Associates, đã giúp vạch trần hành vi gian lận và đẩy giá cổ phiếu từ 79.14 USD trong năm 2000 xuống 60 USD vào tháng 12/2001.

Hay sự kiện GameStop (GME) vào năm 2021: khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên Reddit hợp lực mua cổ phiếu bằng Option, đẩy giá GME từ dưới 20 USD lên hơn 400 USD. Sự kiện đã gây ra một đợt “short squeeze”, buộc các nhà đầu tư bán khống phải mua lại cổ phiếu ở mức giá cao để đóng vị thế, từ đó càng đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn nữa.

Mặc dù những sự kiện này gây ra những tổn thất nặng nề cho một phía các nhà đầu tư, nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát và giám sát thông tin trên thị trường.

Nguồn: Substack

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.