ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Sử dụng Forex caculator để quản lý giao dịch

19.07.2022, 13:57 10 phút đọc

Anh em đã từng nghe đến quản lý rủi ro trong giao dịch là quan trọng nhất phải không? Khi đã xác định được mức rủi ro cho mỗi giao dịch rồi nhưng mỗi cặp tiền một tỷ giá làm sao để chúng ta tính toán ra khối lượng lệnh chuẩn nhất đây? Forex caculator sẽ giúp anh em tính toán một cách nhanh nhất, nhưng không chỉ dừng lại ở tính khối lượng lênh mà nó còn làm được nhiều hơn thế, chúng ta thử tìm hiểu xem sao nhé.

Forex caculator là một công cụ mà bất kỳ trader nào cũng nên sử dụng để quản lý rủi ro của mình một cách chính xác nhất thông qua việc tính được khối lượng vào lệnh, nhờ việc quản lý rủi ro chính xác sẽ giúp hệ thống giao dịch của anh em cho ra kết quả ổn định nhất. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm và học cách sử dụng Forex caculator anh em nhé.

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Forex caculator dùng để làm gì?

Forex caculator

Forex caculator dùng để làm gì?

Forex caculator được sử dụng để quản lý các giao dịch một cách chuyên nghiệp nhất, với rất nhiều tính năng nhưng dưới đây là ba tính năng hữu ích và được sử dụng nhiều nhất mà mình sẽ giới thiệu tới anh em:

  • Tính khối lượng vào lệnh

Đầu tiên thì Forex caculator dùng để tính khối lượng vào lệnh và giúp anh em vào lệnh chính xác nhất có thể với rủi ro được xác định trước. Ở một mức rủi ro phù hợp anh em sẽ không bị ảnh hưởng tâm lý và còn giúp hệ thống giao dịch thống giao dịch của anh em phát huy ưu thế của nó qua thời gian dài.

Ví dụ: anh em backtest được một hệ thống giao dịch với tỷ lệ thắng là 50% và tỷ lệ risk:reward = 1:2 và rủi ro trên mỗi giao dịch là 10%. Như vậy chỉ cần thực hiện chính xác các thông số trên anh em sẽ có lợi nhuận ổn định. Nhưng sẽ kết quả sẽ thay đổi ít nhiều nếu mỗi lệnh lúc này rủi ro bị đẩy lên 15% mỗi lệnh do anh em nhập sai khối lượng và gặp phải chuỗi thua. Chỉ cần 7 lệnh thua là anh em đã bị cháy tài khoản so với 10 lệnh.

Đây có thể là một ví dụ có phần hơi cực đoan vì rủi ro mỗi giao dịch lên tới 10% tuy nhiên nếu rủi ro chỉ từ 1% tăng lên 2% cũng đã gây ra những sai khác đáng kể khi mà mỗi một % đáng nhẽ không đáng mất đó anh em sẽ phải kiếm lại 1.1% trên số vốn còn lại mới đạt điểm hòa vốn. Để hiểu sâu nhất về công thức tính khối lượng giao dịch anh em có thể xem bài sau:

Xem thêm: Cách tính khối lượng vào lệnh forex hiệu quả và dễ dàng.

  • Tính Swap – Chênh lệch lãi suất qua đêm

Forex caculator không chỉ dừng lại ở việc tính khối lượng vào lệnh mà nó còn có thể giúp anh em tính toán hầu hết các chỉ số quan trọng trong một giao mà trong đó có Swap. Trong hầu hết các trường hợp với Day trader hay Scalper việc tính khối lượng vào lệnh là quan trọng nhất vì lệnh thường được chốt trong ngày, tuy nhiên đối với các Swing trader hay Position trader việc nắm giữ lệnh thời gian dài sẽ phát sinh thêm khoản swap (phí giữ lệnh qua đêm).

Khoản phí này được tính dựa trên chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền trong cặp giao dịch, đôi khi chúng ta sẽ có swap dương và đôi khi sẽ có swap âm. Như vậy swap sẽ ảnh hưởng kha khá tới P&L của anh em trader tùy vào thời gian giữ lệnh.

Ví dụ: anh em giao dịch với tài khoản 100.000$ và xác định rủi ro mỗi lệnh là 1000$. Sau khi vào một lệnh bán cặp USD/XXX với điểm dừng lỗ đúng 1000$ nhưng sau mỗi ngày anh em sẽ mất khoảng 10$ swap và nếu lệnh này mất 10 ngày mới chạm điểm dừng lỗ thì anh em phải chịu khoản lỗ tới ~1100$.

Ở chiều ngược lại với lệnh trên, nếu thực hiện lệnh mua thì khi thắng anh em sẽ thắng thêm một khoản và thua thì khoản lỗ cũng sẽ được giảm đi một khoản. Anh em thấy rồi đó, nếu không tính Swap vào thì những trader với khối lượng lệnh lớn rất có thể sẽ thất thoát rất nhiều tiền.

Xem thêm: Swing trade là gì? Tại sao phong cách giao dịch swing trade lại phù hợp cho người bận rộn?

  • Tính mức ký quỹ cần thiết

Đây là số tiền tối thiểu cần thiết để anh em có thể mở một giao dịch với khối lượng và đòn bẩy đã xác định trước, đòn bẩy càng lớn thì mức ký quỹ càng nhỏ.

Ví dụ: anh em muốn mở một lệnh với khối lượng 5lots và đòn bẩy tài khoản sử dụng là 1:100 thì sẽ phải cần tới 5000$ để làm khoản ký quỹ. Số tiền này tạm thời sẽ được broker giữ lại nhằm bù đắp cho khoản lỗ tiềm năng và sau khi anh em đóng giao dịch nó sẽ được mở khóa cho anh em sử dụng tiếp.

Như vậy anh em có thể thấy với tài khoản 100.000$ thì anh em chỉ có thể mở tối đa 20 lệnh 5lots (tổng 100lot) với mức đòn bẩy 1:100. Nếu anh em mở lệnh với mức ký quỹ tối đa thì khi hết ký quỹ các lệnh sẽ bị đóng trước khi chúng thực sự chạm stop loss.

Ví dụ: tiếp tục với tài khoản 100.000$ khi anh em đã có một lệnh với 50lots và 30pips dừng lỗ tức 15000$ (giả sử giá trị mỗi pip là 500$ trong trường hợp này). Khi vừa mở lệnh anh em đã bị broker khóa 50.000$ làm tiền kỹ quỹ và chỉ còn 50.000$ để mở các lệnh tiếp theo. Như vậy để giữ cho lệnh đầu tiên không bị đóng do thiếu kỹ quỹ anh em chỉ còn 50.000 – 15.000 = 35.000$ ký quỹ.

Như vậy có thể thấy mức kỹ quỹ cần thiết cũng rất quan trọng phải không anh em.

2. Tìm thấy Forex caculator ở đâu?

Forex caculator là một công cụ hữu ích nhưng lại khá đơn giản để thiết lập nên được cung cấp ở tất cả các broker hay các website bên thứ ba, thậm chí Forex caculator còn được viết thành một EA với thêm nhiều tính năng khác như tự động trailing stop, cố định rủi ro, khóa chức năng mở lệnh khi đạt giới hạn thua lỗ,…

Một số nguồn để anh em sử dụng các Forex caculator như:

Trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ giới thiệu tới anh em một Forex caculator mà theo mình là đa năng và dễ sử dụng nhất hiện có.

Đây là Forex caculator của Myfxbook, Myfxbook là một trang web cung cấp các tiện ích cho trader mà chúng mình sẽ giới thiệu tới anh em ở một bài khác. Sau khi nhấp vào anh em sẽ thấy hiện ra hầu hết các tính năng cần thiết cho một giao dịch thậm chí là nhiều hơn thay vì chỉ một vài tính năng như các trang khác.

Forex caculator

Forex caculator của Myfxbook

Sau khi vào tab Fx caculator anh em sẽ có một bảng các công cụ tính như phía trên, anh em cứ chọn đúng cái mình cần tính và nhập liệu để có được kết quả.

Đây chỉ là một trong những nơi cung cấp Forex caculator, anh em vẫn có thể sử dụng Forex caculator của bất kỳ nơi nào anh em cảm thấy tiện nhé. Còn tiếp theo chúng ta sẽ xem chi tiết cách tính toán trên công cụ này như thế nào, anh em cứ yên tâm là rất cơ bản và nhanh chóng thôi.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

3. Cách sử dụng Forex caculator

Để sử dụng Forex caculator thì bảng tính sẽ yêu cầu anh em nhập vào một số thông số cơ bản rồi mới có thể thực hiện tính toán được, đây là điều bắt buộc mà mọi Forex caculator đều yêu cầu nên anh em phải chịu khó bỏ ra một vài giây để thực hiện nhé.

Trong phạm vi bài viết này mình sẽ lấy ví dụ về thông số quan trọng nhất là tính khối lượng vào lệnh để thảo luận, các thông số khác anh em cứ làm tương tự thì sẽ có kết quả thôi nhé. Trong trường hợp anh em cần nhiều hơn các thông số tính toán hãy linh động tìm kiếm trên nhiều trang web khác, đặc biệt là trang web của các broker. Còn bây giờ chúng ta đi vào chi tiết từng bước sử dụng Forex caculator để tính khối lượng vào lệnh:

Bước 1: Anh em click vào Position Size Caculator như hộp xanh ở hình phía dưới

Forex caculator

Forex caculator của Myfxbook

Bước 2: Nhập liệu

Sau khi click vào Position Size Caculator anh em sẽ có bảnh tính như sau (các thông số thiết lập sẽ được mình sử dụng cùng một thông số từ các ví dụ phía trên để mang lại sự đồng bộ xuyên suốt).

Forex caculator

Position Size Caculator

Ở mục bảng tính này có thể phân chia làm ba bảng chính lần lượt là:

(1) Các thiết lập tài khoản: Ngoại trừ Currency Pair (cặp tiền) ra thì hai thông số Account Currency ( đơn vị tiền tệ của tài khoản)Account Size (số tiền có trong tài khoản) là các thiết lập có từ lúc anh em hoàn thành việc tạo tài khoản và nạp tiền với broker.

(2) Các thiết lập giao dịch: Đây là các thông số anh em sẽ nhập tùy vào từng giao dịch

    • Risk ratio (%): là con số % anh em xác định rủi ro cho mỗi giao dịch (trong ví dụ này mình sẽ lấy 1%)
    • Stop loss (pips): đây là khoảng cách dừng lỗ tính từ điểm vào lệnh của anh em
    • Trade size: đây là số lệnh mà anh em định mở

(3) Kết quả tính toán: đây chính là thứ mà chúng ta mong muốn, chính là thứ mà chúng ta dùng để thực hiện giao dịch

    • Money (USD): là số tiền mà anh em sẽ mất nếu giao dịch này thua, cụ thể ở ví dụ trên là 1000$ tương dương mới 1% mà mình đã nhập ở bảng (1)
    • Sizing: đây là khối lượng lệnh mà anh em sẽ thực hiện giao dịch, với 5lots và 20pips stoploss anh em sẽ mất đúng số tiền 1000$ nếu thua ở giao dịch với cặp EUR/USD
    • Units: đây là khối lượng giao dịch quy ra tiền cho giao dịch mà anh em thực hiện, cụ thể là 500.000$ tương đương với 5lots – chính là khối lượng giao dịch

Như vậy với tài khoản 100.000$ anh em đang muốn mở một giao dịch với cặp EUR/USD với rủi ro 1% tài khoản và khoảng cách dừng lỗ 20pips thì anh em có thể vào lệnh với khối lượng 5lots cho cả lệnh mua và lệnh bán. Khá nhanh và dễ hiểu phải không anh em. Với các thông số tính toán khác như Swap hay ký quỹ anh em cứ làm tương tự ở các mục riêng.

*Tip: để các kết quả tính toán sát với giao dịch thực tế thì còn nhiều yếu tố nữa như trượt giá, spread, comission,… để khắc phục việc này anh em hãy setup mức dừng lỗ thực tế thấp hơn mức trong kế hoạch một chút (ví dụ: 0.9% thay vì 1%).

Xem thêm: Trượt giá là gì? Cách tránh mất tiền oan do trượt giá

4. Kết luận

Qua bài viết này với cách sử dụng Forex caculator một cách đơn giản nhất và tầm quan trọng của nó trong giao dịch, mình hy vọng đã mang đến cho anh em những kiến thức hữu ích để phục vụ công việc giao dịch của anh em. Đây là một công cụ giúp việc trading trở nên dễ dàng hơn và rất đáng để anh em cân nhắc sử dụng.

Chúc anh em giao dịch nhiều thành quả!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.