ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Social trading là gì? Có nên tham gia vào Social trading?

01.10.2020, 12:30 12 phút đọc

Hiện nay, thị trường tài chính với các lĩnh vực như chứng khoán, forex, tiền điện tử… đang nhận được khá nhiều sự quan tâm. Đặc biệt, một lượng lớn các traders đang có hứng thú với hình thức Social trading. Vậy Social trading là gì? Cần lưu ý những điều gì khi đầu tư thông qua Social trading?

Tổng quan về social trading

Tổng quan về social trading

1. Tổng quan về social trading

1.1 Social trading là gì?

Social trading hay còn được gọi là social investing hay là mạng đầu tư xã hội. Đây là một trong những giải pháp đầu tư thế hệ mới được sinh ra nhờ công nghệ Web 2.0.

Từ lúc ban đầu được hình thành, Social trading hướng đến việc phát triển nhằm phục vụ chủ yếu cho thị trường ngoại hối (forex). Song song với điều đó là đưa nền tảng MetaTrader vào sử dụng.

Từ đó đến này, social trading trong forex vẫn là ứng dụng phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có một số sàn giao dịch xã hội, ví dụ như sàn eToro đã đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm khác như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, trái phiếu, …. Điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn của người dùng.

Ngoài ra, Social trading cho phép việc sao chép tự động các giao dịch được thực hiện bởi các traders trong một mạng lưới như một mạng xã hội. Bởi thế cho nên, ngay cả những nhà đầu tư mới và chưa có nhiều trải nghiệm vẫn có thể “copy” kết quả của những thành viên khác.

Từ những điều trên, có thể thấy social trading được hoạt động theo một hình thức khá tương đồng với mạng xã hội Facebook. Nếu như Facebook là nơi mọi người chia sẻ tin tức, hình ảnh thì mạng đầu tư xã hội cũng hoạt động tương tự, nhưng mọi người chia sẻ các lệnh giao dịch của mình thay vì những tin tức hay hình ảnh.

1.2 Đặc điểm của social trading

Social Trading được tạo nên với y tưởng cho phép các cá nhân có thể copy các quyết định của những nhà đầu tư thành công. Từ đó, các cá nhân này có thể kiếm được một khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

Tuy nhiên, các traders muốn follow phải trả một phần phí hoa hồng cho nhà đầu tư mà họ follow. Nói một cách khác, đây chính là phương thức các nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm có thể follow học hỏi từ nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Trong social trading, những người đầu tư copy phương pháp này thường được gọi là follower, còn các nhà đầu tư thâm niên được người khác sao chép được gọi là leader.

Có thể nói đây là một sân chơi có lợi cho cả 3 bên: follower, leader và sàn giao dịch xã hội.

  • Với các follower: họ có thể kiếm được lợi nhuận một cách khá dễ dàng từ sao chép mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức.
  • Với các leader: ngoài việc tự giao dịch với số vốn tự mình bỏ ra, họ còn kiếm được thêm lợi nhuận từ việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình. Từ đó được hưởng thêm một phần hoa hồng đến từ những follower đang sao chép giao dịch của mình.
  • Với sàn giao dịch: thu hút được nhiều người tham gia thị trường và mở nhiều lệnh hơn so với cách thức truyền thống. Ngoài ra, một phần phí thu được từ lệnh sao chép của các follower cũng thường được chia sẻ cho các leader để khuyến khích họ tiếp tục chơi tốt.

Vậy nên, với những người chập chững bước chân vào thị trường tài chính có thể lựa chọn tham gia social trading bằng cách trở thành follower. Hoặc nếu bạn là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có một nền tảng kiến thức tài chính vững chắc thì có thể trở thành leader.

Về mặt lý thuyết mô hình này dường như mang lại nhiều điều hữu ích cho người chơi, đồng thời cũng phù hợp với thời đại kinh tế chia sẻ như hiện nay.

Thế nhưng, khi áp dụng vào thực tế nó lại không được như mong muốn. Bởi lẽ vấn đề nào cũng có 2 mặt của nó và social trading cũng không ngoại lệ.

đặc điểm của Social Trading

đặc điểm của Social Trading

Như đã phân tích ở trên, chúng ta đã phần nào hình dung được những thế mạnh của social trading. Tuy nhiên, bên cạnh đó luôn tồn tại những bất cập, đó là việc các follower sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro khi theo sau các leader.

Bởi vì, các leader này đôi khi sẽ đưa ra những quyết định đầu tư mạo hiểm nhằm mục đích thu được nhiều hoa hồng từ các follower. Điều này phần nào đã khiến cho các nhà đầu tư follower trở nên phụ thuộc vào các quyết định đầu tư của người khác.

Ngoài ra, Social Trading sẽ tạo ra thói quen thụ động cho các nhà đầu tư mới. Tức là họ không có nhu cầu trau dồi kiến thức cũng như thông tin về thị trường. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm và bất lợi cho các nhà đầu tư. Bởi lẽ, nếu không tự mình hiểu sâu hiểu rõ vấn đề thì rất có thể bạn sẽ là người bị bỏ lại phía sau.

2. Ưu điểm của social trading so với giao dịch truyền thống

2.1 Tính minh bạch

Đối với social trading, tính minh bạch là một trong những tiêu chí hàng đầu. Bởi vì, toàn bộ lịch sử giao dịch của leader sẽ được công khai để nhà đầu tư khác suy xét, chọn lựa.

Ngoài ra, kết quả giao dịch từng tháng, mức độ rủi ro, tỷ lệ thành công, … hay thậm chí thông tin chi tiết về từng lệnh cùng thời gian và kết quả chi tiết đều được công rộng rãi.

Các traders có thể kiểm tra tính chính xác của kết quả này bằng cách sao chép nó và sau đó kiểm tra lệnh của các leader xem có trùng khớp không? Bằng cách này bạn sẽ phần nào kiểm chứng được tính minh bạch mà social trading cam kết mang đến cho người dùng.

2.2 Khả năng kiểm soát

Khi thực hiện đầu tư ủy thác truyền thống, tức là bạn phải đưa tiền (hoặc tài khoản giao dịch) của mình cho một dịch vụ khác. Điều này dẫn đến việc bạn đôi khi không thể kiểm soát hay lường hế được mọi rủi ro.

Ngược lại, khi tham gia vào social trading, các nhà đầu tư được toàn quyền kiểm soát các mọi hoạt động của leader. Đặc biệt là các giao dịch đang được diễn ra với số tiền của bạn.

Ngoài ra, bạn còn được phép kiểm tra lịch sử giao dịch. Hay thậm chí là can thiệp vào từng lệnh và ngắt tính năng sao chép bất cứ lúc nào bạn muốn.

Một điểm cộng nữa dành cho social trading là các traders luôn kiểm soát được tiền trong tài khoản của họ. Có nghĩa là khi đầu tư hay giao dịch, bạn cũng không cần chuyển tiền cho bất kỳ ai và càng không cần lo lắng về việc mất tiền hay bị lộ tài khoản.

2.3 Tính hiệu quả

Như chúng ta đã biết, việc đầu tư vào thị trường tài chính hay thị trường chứng khoán đều phải đối mặt với một tỷ lệ rủi ro rất cao. Tỷ lệ này thậm chí còn lớn hơn đối với các nhà đầu tư mới gia nhập vào thị trường và không có kinh nghiệm.

Như đã phân tích ở trên, khi đến với social trading, bạn không cần quá nhiều kiến thức hay kinh nghiệm. Điều bạn cần là lựa chọn các leader uy tín và thành công.

Tuy nhiên, thách thức cũng luôn đi cùng với cơ hội. Vì thế bạn nên xác định được mức rủi ro mà mình có thể chấp nhận, đi kèm với một mục tiêu hợp lý thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận cao nhất. Bởi lẽ leader tăng trưởng càng mạnh thì thường đi cùng với phong cách giao dịch càng rủi ro hơn.

3.4 Tối ưu chi phí

Social trading mang lại cho các nhà đầu tư sự trải nghiệm về một mức phí dễ chịu hơn so với giải pháp truyền thống. Có thể thấy, các dịch vụ gửi tiền đầu tư có thể thu từ 10 – 50% lợi nhuận. Thậm chí, họ còn áp dụng hình thức thu phí “quản lý tài sản”.

Còn với nền tảng giao dịch xã hội, các traders sẽ phải tốn chi phí khá nhỏ. Hay đôi lúc là hoàn toàn miễn phí về phương diện sao chép.

Bởi vì các sàn giao dịch đã thu được hoa hồng của họ. Vậy nên, khi các lệnh sao chép được thực hiện, họ không cần thu thêm phí sao chép hay yêu cầu bạn chia sẻ lợi nhuận nữa.

3. Những điều cần lưu ý khi tham gia Social Trading

3.1 Social Trading có uy tín không?

Hiện nay, Social trading được khá nhiều người trong cộng đồng traders biết đến và sử dụng. Bởi lẽ, đây còn là 1 cách thức tương đối thú vị để mọi người cùng tham gia và tiếp cận thị trường.

Có nên tham gia vào Social trading

Có nên tham gia vào Social trading

Tuy vậy mạng đầu tư xã hội này cũng không hẳn là một kênh đầu tư tối ưu. Lý do chính là vì nguyên tắc hoạt động của nó chủ yếu là follower đi theo các chỉ dẫn của các leader. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các leader đó cũng không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức như follower?

Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề còn tồn đọng của social trading, cụ thể như sau:

  • Giao dịch một cách rập khuôn: Với cách thức giao dịch follower theo sau leader và các thông tin đều được công khai minh bạch thì các tổ chức lớn hay các “cá mập” có thể lợi dụng sơ hở để thao túng thị trường theo hướng có lợi cho mình. Điều đó làm cho các traders nhỏ lẻ sẽ phải chịu cảnh lỗ lại chồng lỗ.
  • Ngoài ra, trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều dự án lợi dụng hình thức Social Trading như Orius Capital, Exxa Networkhay Best4FX. Họ hứa hẹn mức lãi suất cao ngút nhằm huy động vốn từ cộng đồng. Thế nhưng, thực tế thì họ chẳng có nhóm chuyên gia giao dịch nào để mang lợi nhuận về cả.
  • Thiếu niềm tin: Tại sao lại nói Social trading thiếu niềm tin? Bởi lẽ, như bạn đã biết, các thông tin về lịch sử và tỷ lệ thành công của các giao dịch đều được công khai. Thế nhưng, nếu như các leaders có sai sót thì không có điều gì được gọi là ràng buộc trách nhiệm. Vậy nên, nếu có rủi ro xảy ra thì cũng chỉ có một mình bạn chịu và bạn không thể đổ lỗi cho ai cả, mặc dù bạn có trả phí cho các leaders trên.
  • Phí rút tiền: Đây cũng là một vấn đề cần nhắc đến về Social trading. Bởi vì có thể bạn sẽ mất một khoản phí đáng kể khi bạn muốn rút tiền ra khỏi nền tảng.
  • Yêu cầu số tiền gửi tối thiểu: Thông thường các sàn giao dịchxã hội sẽ đặt số tiền gửi tối thiểu và mức tối thiểu giao dịch. Trên thực tế, một số nền tảng thường yêu cầu tối thiểu 1000 đô la trở lên mới có thể bắt đầu giao dịch.

3.2 Có nên đầu tư Social Trading không?

Với những phân tích bên trên thì có vẻ như Social Trading tương đối phù hợp với các traders chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Khi này, giao dịch xã hội có thể được xem là một trong những lựa chọn cho các traders này làm quen với thị trường.

Nếu như lựa chọn Social Trading như một kênh đầu tư thì bạn nên:

  • Bắt đầu với số vốn nhỏ;
  • Chọn lọc và sử dụng một dịch vụ social trading tốt và uy tín;
  • Tìm hiểu và lựa chọn một số leader hàng đầu theo tiêu chí phù hợp;
  • Không tập trung mà phân bổ vốn vào các leader đó, đồng thời cài đặt mức bảo vệ;
  • Theo dõi và điều chỉnh vốn khi cần thiết;
  • Tổng hợp kết quả và thu về lợi nhuận.

4. Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn về Social Trading và những điều cần lưu ý khi tham gia đầu tư. Nhìn chung, mọi vấn đề đều có hai mặt của nó, và Social Trading cũng thế. Nếu bạn biết sử dụng nó đúng cách, biến nó thành một công cụ hữu ích. Còn nếu bạn không sử dụng đúng cách nó sẽ biến bạn trở thành nô lệ. Hãy bình tĩnh và đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé!

Theo Vnrebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.