ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Scam là gì? 6 lưu ý để không trở thành nạn nhân của một vụ scam

07.09.2020, 08:57 13 phút đọc

Kiếm tiền online hiện đang là một hình thức được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nếu đã từng tìm hiểu về phương thức kiếm tiền này, chắc hẳn bạn ít nhiều cũng đã từng nghe đến thuật ngữ scam. Vậy Scam là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phát hiện một vụ scam qua bài viết dưới đây.

Scam là gì?

Scam là gì?

1. Scam là gì?

1.1 Khái niệm Scam

Scam là một từ lóng tiếng Anh, nghĩa là lừa đảo.

Trong thời buổi internet phát triển như hiện nay, ngày càng có nhiều hình thức scam trên mạng và vô số người đã từng bị scam. Lý do là vì các giao dịch qua mạng phụ thuộc vào việc tin tưởng nhau là chủ yếu vì không thể gặp mặt trao đổi tận tay. Do đó, những người tham gia giao dịch rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Chắc hẳn bạn đã từng một vài lần nghe đến nhiều vụ bùng tiền, lừa tiền qua mạng phải không? Đó cũng chính là một trong những hình thức scam.

Đặc biệt, những người mới “chân ướt chân ráo” bước vào giới kiếm tiền online sẽ là con mồi béo bở cho các scammer hướng tới.

Một thực trạng đáng buồn, đó là Việt Nam cũng nằm trong TOP các quốc gia sở hữu nhiều scammer nhất thế giới.

1.2 Scam tài chính

Scam tài chính, hay Lừa đảo tài chính là hình thức lừa đảo nhằm chiếm dụng khoản tiền của nạn nhân.

Một trong những hình thức cụ thể của lừa đảo tài chính quốc tế thường là “lừa đảo lệ phí trả trước”. Với hình thức scam này, các scammer sẽ lợi dụng lòng tham của nạn nhân để chiếm dụng khoản tiền của nạn nhân. Chúng sẽ dụ bạn trả trước một khoản phí để nhận về một món quà, hoặc một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần. Dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đây chỉ một loại hình lừa đảo quốc tế có tổ chức và thủ đoạn tinh vi đang lây lan rộng khắp trên cả thế giới.

1.2 Có những loại scam nào?

Có nhiều cách để scam, trong đó được phân thành 2 hình thức chính là Scam online và scam offline.

  • Scam online là hình thức phổ biến đi cùng với sự phát triển của Internet. Hình thức lừa đảo này rất đa dạng và khó lường, thậm chí có khi bạn bị scam rồi mà vẫn không nhận ra.
  • Scam offline là hình thức truyền thống, chủ yếu đánh vào sự tin tưởng về những mối quan hệ lâu năm.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài kiểu scam mà nhất nhiều người từng gặp phải, trong đó có cả scam online và scam offline.

Lừa đảo qua Email là hình thức scam cực kỳ phổ biến

Lừa đảo qua Email là hình thức scam cực kỳ phổ biến

a.      Lừa đảo qua Email

Lừa đảo qua Email là hình thức scam cực kỳ phổ biến. Lý do là vì hình thức scam này tốn ít thời gian và công sức.

Scammer chỉ cần gửi một loạt những email mạo danh các đơn vị uy tín hoặc gửi email thông báo về việc tặng quà, với có nội dung đại loại như: “Ngân hàng cần xác thực thông tin, vui lòng bấm vào đường link để đăng nhập…”, “Bạn đã trúng thưởng chương trình…”.

Tất nhiên, địa chỉ email sẽ gần như y hệt với email của các đơn vị lớn, ví dụ: [email protected], [email protected]… Nếu bạn truy cập vào đường link được cung cấp, nhập thông tin cá nhân thì chia buồn với bạn! Mục đích của email này chỉ là để lấy trộm được ID và mật khẩu tài khoản ngân hàng của người dùng mà thôi.

Mặc dù đây là một hình thức lừa đảo cực kỳ lâu đời nhưng nếu lần đầu tiếp xúc thì phần lớn mọi người đều dễ dàng trở thành nạn nhân.

b.      Tạo website mạo danh

Cách này khó bị phát hiện bởi người dùng. Kẻ xấu sẽ tạo một website giống y hệt một website nổi tiếng và tiến hành tối ưu SEO. Điều này giúp cho trang web đó lên hạng mục đầu tìm kiếm. Sau đó dụ nạn nhân đăng nhập bằng tài khoản của web thực để đánh cắp thông tin của bạn dùng vào mục đích xấu.

Cách thức này khá tốn thời gian và dễ Google phạt nhưng đây cũng chính là một chiêu trò scam hoàn hảo mà người dùng khó có thể nhận biết được.

c.       Mạo danh tên, thương hiệu

Thủ đoạn này thường thấy ở trên các diễn đàn và mạng xã hội. Scammer sẽ lập một account với tên và ảnh đại diện giống với tài khoản của bạn, sau đó thực hiện các thủ đoạn lừa đảo, vay tiền, mua hàng… mà người khác khó có thể nhận biết.

d.      Bán hàng giả, hàng kém chất lượng

Đây là thủ đoạn scam đơn giản và được sử dụng nhiều nhưng không bền vững. Scammer có thể đăng những tấm hình sản phẩm thật và sau đó bán cho bạn các món hàng siêu dỏm, không đúng với hình minh hoạ. Thông thường, chúng sẽ thu hút bạn bằng một mức giá siêu hời và những lời quảng cáo, cam kết “hàng chuẩn auth”, “hàng y hình”…

Bạn có thể tránh khỏi hình thức scam này là mua hàng từ những trang uy tín và thực hiện thanh toán sau khi nhận hàng.

2. Hậu quả của việc bị scam

2.1 Thiệt hại tài chính

Hầu hết các vụ scam đều hướng đến việc chiếm đoạt tiền bạc, tài sản của nạn nhân.

2.2 Tổn hại sức khỏe hoặc bị chết

Trong các vụ lừa đảo lớn, nạn nhân thường bị u uất vì thiệt hại quá lớn. và họ không bao giờ lấy lại được tiền. Một số nạn nhân không chịu đựng nổi tổn thất đã tự sát.

Lịch sử ghi nhận tháng 11/2003, ông Leslie Fountain, một kỹ thuật viên lâu năm của trường Đại học Bách khoa Anglia (Anh) đã tự thiêu chết do bị dính vào một vụ lừa đảo. Năm 2006, một người Mỹ sống ở Nam Phi đã treo cổ tự vẫn ở Togo sau khi bị một tên người Ghana lừa đảo.

2.3 Bị bắt cóc hoặc giết hại

Một số vụ scam lại nhằm mục đích bắt cóc nạn nhân để cướp tài sản, tống tiền, buôn bán người, hoặc thậm chí tệ hơn là buôn bán nội tạng.

Một số vụ án quốc tế liên quan có thể kể đến như sau:

  • Năm 2001, Ông Joseph Raca, cựu thị trưởng thành phố Northampton (Anh) bị bọn lừa đảo bắt cóc ở Johannesburg (Nam Phi).
  • Năm 1999, Danut Tetrescu, một người Rumani bị scammer dụ dỗ bay từ Bucharest đến Johannesburg (Nam Phi) và bị chúng bắt cóc và đòi 500 nghìn đô la tiền chuộc.
  • Năm 2004, Ông George Marknonalli, 29 tuổi, người Hy Lạp, bị giết ở Nam Phi do liên quan đến một vụ lừa đảo.

2.4 Tổn hại tinh thần

Nạn nhân của các vụ lừa đảo, ngoài việc mất hàng chục nghìn đô la, thông thường bị mất lòng tin nghiêm trọng. Họ thường rơi vào việc tự trách cứ bản thân về sự việc đã xảy ra, cảm giác hối hận và xấu hổ tràn ngập.

  • Cảm giác này còn nghiêm trọng hơn nếu nạn nhân đã vay tiền của người khác để trả cho bọn lừa đảo.
  • Những nạn nhân bị lừa đảo qua các dịch vụ chuyển tiền hoặc giao dịch séc thường không còn tin tưởng những hệ thống này nữa.
  • Một số nạn nhân không còn tin tưởng và tham gia các hoạt động quyên góp, từ thiện…

3. Phương thức lừa đảo Scam Internet

Hầu hết các scam thường lợi dụng những đặc điểm như nỗi sợ hãy, tính kiêu căng tự phụ và tính tham lam của nạn nhân.

Phương thức lừa đảo Scam Internet

Phương thức lừa đảo qua mạng internet

Hầu hết những scam trực tuyến có rất ít dấu hiệu để phát hiện. Đôi khi, một vụ scam chỉ bắt đầu bằng việc bạn nhận được một tin nhắn hoặc lời mời truy cập một trang web với lời cảnh báo rằng bạn sẽ gặp phiền phức nếu không tải một số ứng dụng hay cung cấp một số thông tin. Những ứng dụng mà những scammer yêu cầu bạn tải xuống thường ẩn chứa virut ẩn danh hay một loại nào đó của malware. Hãy nhớ tìm hiểu kĩ về bất kì một ứng dụng nào trước khi tải và cài đặt nó.

Hãy thử suy nghĩ đến trường hợp bạn đang trên mạng xã hội và nhận được một thông báo có chứa đường link với những lời chào mời hấp dẫn, giả dụ như bạn đã trúng thưởng, hay đã nhận được ưu đãi nào đó. Hầu hết chúng ta sẽ truy cập đường link đó.

Các scammer internet hầu hết đều muốn tìm được thông tin tài khoản ngân hàng hay một trang mua sắm trực tuyến nào đó của bạn. Một số khác có thể truy cập trực tiếp vào máy tính của bạn với cracker – một hacker malicious và kiểm soát máy tính của bạn mà bạn không để ý tới.

4. Cách phát hiện một scam?

4.1 Đặc điểm chung của các vụ scam

Không phải tất cả các vụ scam đều lừa mọi người dựa vào lòng tham hoặc tính tự đắc của họ. Một số còn dựa vào lòng vị tha của con người, ví dụ như các vụ scam từ thiện. Vì vậy, nếu không muốn trở thành một nạn nhân của vụ lừa đảo nào đó, các bạn nên tìm hiểu kĩ về bất kì lời yêu cầu làm từ thiện nào trước khi thực sự quyên góp tiền.

Khi nhận được một lời mời trên mạng, hãy dành chút thời gian để phân tích nó – điều này có thể giữ lại tiền cho bạn.

Dưới đây là một số dấu hiệu chung của các vụ scam lừa đảo:

  • Một thông báo yêu cầu bạn phải hành động ngay
  • Một lời quảng cáo rằng bạn kiếm được lợi nhuận cao trong một khoảng thời gian ngắn
  • Sử dụng nhiều thuật ngữ và biệt ngữ, tỏ ra “chuyên nghiệp” hoặc thú vị
  • Khẳng định là thông tin mật hoặc một lời chia sẻ bí mật

Hãy cẩn thận, đừng dễ dàng tin bất kì thứ gì bạn đọc và hãy nhớ cân nhắc thật kỹ trước khi kích vào bất kỳ thứ gì. Như vậy, bạn sẽ tránh được mưu mẹo của những kẻ lừa đảo.

Cách phát hiện một scam?

Cách phát hiện một vụ lừa đảo

4.2 Nhận biết một vụ Scam forex, crypto

Scam forex hay crypto luôn là điều khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu, thậm chí mất niềm tin vào thị trường. Bạn có thể nhận biết một vụ scam dạng này thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Diễn đàn ít thành viên, những lời trao đổi có tính rập khuôn hoặc thậm chí là không hoạt động, ít người tham gia hoạt động
  • Website không công bố hoặc không có nội quy, điều khoản hoạt động, không có trụ sở, hotline và hỗ trợ thành viên rõ ràng, hoặc các đầu số hỗ trợ không liên hệ được
  • ADS quảng cáo trả quá 0.02$/click
  • Dễ dàng cho bạn những số tiền tiền như 1$, 10$, 100$ khi đăng ký, khi giới thiệu, khi khảo sát… Tất cả những trang web kiếm tiền dễ dàng đều Scam! Hãy ghi nhớ điều đó trước khi bắt đầu kiếm tiền online
  • Yêu cầu mức thanh toán tối thiểu lớn như 10$, 20$, 100$ hoặc mức thanh toán tối thiểu không ổn định, hay thay đổi và tăng vọt
  • Quảng cáo bằng những chiêu đường mật như giảm 50% giá khi nâng cấp từ ngày … đến ngày…

5. 6 lưu ý để phòng chống scam

Vì thực trạng scam trên mạng khá là nhiều và phức tạp, nên bạn luôn phải trang bị cho mình những kiến thức để phòng chống scam. Dưới đây là 6 lưu ý để phòng chống scam:

  • Với các giao dịch lớn, hãy nhớ luôn yêu cầu một bên thứ 3 uy tín làm trung gian để thực hiện các giao dịch. Cảnh giác với những cái gì bất thường, như giá quá đắt hoặc quá rẻ, nhất là những trường hợp chấp nhận thanh toán qua thẻ cào điện thoại.
  • Yêu cầu đối tượng giao dịch cung cấp các thông tin quan trọng trước khi tiến hành giao dịch. Bạn chỉ nên hợp tác với những trang web hay đối tượng có địa chỉ rõ ràng, có số Hotline hỗ trợ hay thông tin liên hệ với công ty được minh bạch.
  • Kiểm tra, đọc kỹ mọi thứ, thậm chí nếu cần hãy đọc các review trên mạng trước khi quyết định đăng nhập vào một website nào đó.
  • Không bao giờ tin tưởng, giao tài khoản, mật khẩu cho bất cứ người nào trên mạng. Nếu cần, hãy gọi điện thoại trực tiếp cho người đang xin thông tin của bạn để trao đổi bởi rất có thể tài khoản mạng của họ đã bị mạo danh.
  • Chỉ mua hàng từ những trang uy tín, có đánh giá tốt. Hãy chọn hình thức thanh toán sau khi nhận hàng.
  • Sử dụng các phần mềm bảo mật, các ví điện tử từ những nhà cung cấp dịch vụ uy tín, được đánh giá tốt và được cấp phép bởi những cơ quan quản lý uy tín.

Lời kết

Với bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn scam là gì và 6 lưu ý để không trở thành nạn nhân của một vụ scam. Nhìn chung, tất cả những ai đang có ý định kiếm tiền trên mạng thì hãy thực sự cảnh giác với các loại hình Scam, lừa đảo này.  Chúng không những khiến bạn mất thời gian, tiền bạc mà còn đem lại sự bực mình tức giận nữa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới đây nhé.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.