VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Rủi ro gia tăng từ biến thể Omicron – 3 kịch bản cho kinh tế toàn cầu

03.12.2021, 13:54 14 phút đọc

Các chuyên gia đã đưa ra 3 kịch bản cho nền kinh tế toàn cầu tùy theo mức độ ảnh hưởng của biến thể Omicron cùng với xác suất xảy ra cho mỗi kịch bản. Những giả định và dự báo của các chuyên gia được thực hiện dựa trên những thông tin hiện tại về biến thể Omicron này.

Biến thể Omicron vừa xuất hiện đã “đại náo” cả thế giới và làm gia tăng những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu đang cố gượng dậy. Trong báo cáo mới nhất, những chuyên gia tại Wells Fargo Securities đã đưa ra một kịch bản cơ sở về mức độ tác động của biến thế này đối với nền kinh tế toàn cầu và thị trường tiền tệ trong bối cảnh các ca nhiễm biến thể Omicron mới xuất hiện.

Các chuyên gia này cũng đưa ra một kịch bản bất lợi nếu biến thể này làm tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng hơn cũng như một kịch bản thuận lợi cho nền kinh tế toàn cầu để nhà đầu tư có hình dung chung nhất.  

Bien the omicron

Biến thế Omicron xuất hiện làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu

Biến thể Omicron làm gia tăng rủi ro đe dọa quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu

Trong những ngày gần đây, các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đã xác định được một biến thể mới của virus COVID, chính thức được đặt tên là Omicron. Lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, biến thể Omicron đã xuất hiện ở 15 quốc gia trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Ngay cả ở Australia với các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, các quan chức y tế đã phát hiện nhiều trường hợp mắc biến thể này.

Theo các chuyên gia y tế ở Hoa Kỳ, có thể biến thể Omicron cũng đã lây lan sang đất nước này, nhưng vẫn chưa được phát hiện chính thức (Cập nhật: Giới chức y tế Hoa Kỳ vừa công bố 1 ca nhiễm biến thể Omicron ở bang California do đi về từ Nam Phi). Hiện tại, chi tiết nghiên cứu liên quan đến khả năng lây lan cũng như mức độ nghiêm trọng của biến thể này rất hạn chế.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát đi tuyên bố rằng chủng virus mới này là một “biến thể đáng lo ngại”. Trong tuyên bố chính thức, WHO đã đề cập rằng những bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm gia tăng so với các biến thể trước đây là vấn đề đáng quan ngại nhất.

Trong lúc chờ đợi tiến hành thêm các thử nghiệm và giải trình tự gene để xác định mức độ lây lan của Omicron, WHO đang yêu cầu các quốc gia trên thế giới tăng cường giám sát chủng virus mới và phối hợp với cộng đồng quốc tế để nâng cao hiểu biết về các tác động có khả năng xảy ra từ biến thể mới này.

Đáp lại lời kêu gọi cấp thiết về những lo ngại từ biến chủng Omicron, chính phủ các nước đã đồng loạt hành động. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ban bố lệnh hạn chế đi lại từ một số quốc gia khu vực Nam Phi, trong khi nhiều quốc gia khác cũng áp dụng các biện pháp tiếp cận tương tự. 

Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn và ra thông báo đóng cửa biên giới Nhật Bản đối với tất cả du khách nước ngoài không thường trú. Ở Anh, phần lớn dân số đã được tiêm mũi bổ sung và giới chức Anh quốc cũng đang dự tính áp dụng các biện pháp hạn chế mới. Giới chức Israel đã trì hoãn việc mở lại hành lang du lịch với các quốc gia Trung Đông khác trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của một ca bệnh được phát hiện tại địa phương và ngăn chặn các ca lây nhiễm mới xâm nhập.

Hiện tại, các nhà phân tích tin rằng những biện pháp hạn chế mới này không gây tác động đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu và cũng theo quan điểm của họ triển vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, tương tự như khi biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện, giới chuyên gia cho rằng việc đưa ra các kịch bản về mức độ tác động của biến thể Omicron đến nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính là hoàn toàn có giá trị.

Kịch bản cơ sở: Phục hồi kinh tế toàn cầu tiếp tục được duy trì

Hiện tại, kịch bản cốt lõi của Wells Fargo Securities đối với nền kinh tế toàn cầu tập trung vào giả định rằng các ca nhiễm COVID tiếp tục tăng do biến thể Omicron, khu vực Bắc bán cầu đang ở những tháng mùa đông, cũng như do việc tăng cường du lịch vào mùa nghỉ lễ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng giả định rằng các đợt phong toả trên diện rộng từng được áp dụng vào đầu năm 2020 sẽ không lặp lại. 

Các chuyên gia cũng giả định rằng việc hạn chế đi lại liên quan đến các quốc gia khu vực Nam Phi và việc đóng cửa biên giới tương tự như ở Nhật Bản là biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất và hoạt động của người tiêu dùng chỉ bị gián đoạn đôi chút. Giới phân tích dự đoán khả năng di chuyển vẫn ở trên mức trước đại dịch và các hộ gia đình sẽ tiếp tục tiết kiệm vượt mức trên bảng cân đối của hộ gia đình đã xây dựng trong 18 tháng qua.

Kịch bản cơ sở này có 70% – 80% xác suất thành hiện thực. Tỷ lệ xác suất cao như vậy hoàn toàn do sự hạn chế của dữ liệu về biến thế Omicro tại thời điểm này.

Theo các giả định này, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục ổn định và sự phục hồi kinh tế toàn cầu tiếp tục được duy trì. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng 4,2% vào năm 2022. Giới phân tích kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ được dẫn dắt bởi các thị trường mới nổi khi các nền kinh tế này bắt đầu thu thập động lực phục hồi trong suốt năm tới đây.

Theo cách vận hành của thị trường tiền tệ, đến cuối năm nay, đồng đô la Mỹ (USD) được kỳ vọng sẽ mạnh lên trên diện rộng khoảng 1% vì lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ không bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của biến thể COVID mới. 

Trong khi đó, các tiền tệ khác có khả năng suy yếu, đặc biệt các đồng tiền của các thị trường mới nổi có khả năng hoạt động kém hơn do độ nhạy cảm cao với việc thắt chặt tiền tệ của Fed. Trong cả năm 2022, giới chuyên gia kỳ vọng đồng bạc xanh sẽ được tiếp thêm động lực và mạnh lên khoảng 4,5% làm suy yếu các tiền tệ đối thủ của nó.

Một lần nữa, tiền tệ của thị trường mới nổi được cho rằng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn mặc dù tình hình kinh tế đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn vào năm 2022. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia kỳ vọng tiền tệ của thị trường mới nổi sẽ suy yếu khoảng 5% vào năm tới trong kịch bản cơ sở đối với kinh tế toàn cầu.

Kịch bản bất lợi: Omicron tiếp nối Delta đe dọa kinh tế toàn cầu, đồng USD tăng mạnh

Mặc dù, kịch bản cơ sở được ấn định với một xác suất cao nhưng các chuyên gia cũng cho rằng một kịch bản bất lợi đối với nền kinh tế toàn cầu rõ ràng có thể xảy ra. Trên thực tế, trước khi biến thể Omicron xuất hiện, những dự tính về rủi ro xung quanh dự báo GDP toàn cầu năm 2022 nghiêng về mở rộng với tốc độ chậm lại; tuy nhiên, biến thể COVID mới xuất hiện cộng với sự không chắc chắn làm tăng khả năng tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại.

Trong kịch bản bất lợi này, biến thể Omicron được xác định là dễ lây lan và gây ra các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Do đó, các chính phủ trên khắp thế giới sẽ đồng loạt áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn. Khả năng di chuyển toàn cầu giảm xuống dưới mức trước đại dịch và mô hình chi tiêu của người tiêu dùng bị thay đổi đáng kể khi “nỗi sợ COVID” gia tăng.

Theo dự đoán, khả năng xảy ra kịch bản này là khá thấp. Vì vậy, 10% – 20% là xác suất được ấn định cho khả năng kịch bản này trở thành hiện thực; tuy nhiên, khi nhiều dữ liệu và thông tin xung quanh biến thể Omicron được công bố, xác suất hiện thực hóa kịch bản này có thể thay đổi nhanh chóng.

Khi các biện pháp hạn chế được tăng cường, mô hình tiêu dùng thay đổi và các nhà đầu tư trở nên lo ngại rủi ro hơn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại. Theo quan điểm của các chuyên gia, kịch bản này sẽ có tác động rõ rệt hơn đến nền kinh tế toàn cầu và có thể làm giảm 0,75% tăng trưởng toàn cầu vào năm 2022.

Nếu kịch bản này xảy ra, sự phục hồi toàn cầu sẽ bị gián đoạn và nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc 3,5% trong năm tới. Sự giảm tốc kinh tế sẽ diễn ra trên diện rộng và tác động đến cả nhóm G10 cũng như các nền kinh tế thị trường mới nổi.

Triển vọng về thị trường tiền tệ theo kịch bản này cũng sẽ thay đổi đáng kể. Trong ngắn hạn, đồng đô la Mỹ có thể tăng nhiều hơn mức chúng ta đang kỳ vọng và chỉ số đô la Mỹ (USD index) có thể tăng cao hơn khoảng 1,5% trong tháng tới (nhiều hơn khoảng 0,5% so với kịch bản cơ sở).

Mặt khác, các đồng tiền trong nhóm G10 có thể suy yếu từ 1% – 1,5% và các đồng tiền của các thị trường mới nổi nhạy cảm với rủi ro hơn sẽ chịu nhiều áp lực nhất. Trong suốt năm 2022, sức mạnh của đồng đô la Mỹ được kỳ vọng có thể tồn tại lâu hơn mong đợi trước đó. Dòng vốn trú ẩn an toàn sẽ hỗ trợ đồng đô la Mỹ mạnh hơn so với các tiền tệ khác.

Theo đó, chỉ số đô la Mỹ được dự đoán tăng 5,75% – 6% trong năm tới (nhiều hơn khoảng 1,5% so với kịch bản cơ sở ở trên). Các loại tiền tệ của thị trường phát triển và mới nổi sẽ phải chịu áp lực; Các đồng tiền mới nổi có thể giảm mạnh 6,5% trong năm tới khi các nhà đầu tư chuyển sang tâm lý sợ rủi ro và tránh tiếp xúc với các thị trường tài chính của nền kinh tế đang phát triển.

Kịch bản thuận lợi: Triển vọng tăng trưởng toàn cầu cải thiện 

Như đã nói ở trên, rủi ro xung quanh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang nghiêng về phía tiêu cực (tức là tăng trưởng toàn cầu chậm hơn mong đợi hiện tại); tuy nhiên, một viễn cảnh vẫn tồn tại trong đó triển vọng tăng trưởng toàn cầu có thể được cải thiện. Để nền kinh tế toàn cầu hoạt động tốt hơn, những rủi ro xung quanh biến thể Omicron sẽ cần phải giảm bớt nhanh chóng.

Nghiên cứu sẽ phải chứng minh Omicron không phải là một biến thể COVID dễ lây lan hơn và rằng vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế ca nặng phải nhập viện. Trong kịch bản này, người tiêu dùng cũng sẽ triển khai tiết kiệm vượt mức nhanh hơn mong đợi và chi tiêu trong kỳ nghỉ sẽ đóng vai trò như một luồng gió tốt cho tăng trưởng kinh tế.

Động lực chi tiêu đó sẽ cần phải tiếp tục duy trì vào năm tới và người tiêu dùng sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng hơn vào năm 2022. Các chuyên gia cũng cho rằng nhà đầu tư sẽ rót vốn nhiều hơn vào thị trường tài chính, đặc biệt là các loại tài sản nhạy cảm với rủi ro, trong khi các tập đoàn đa quốc gia sẽ sẵn sàng đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn khi sự không chắc chắn giảm dần.

Kịch bản này có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho nền kinh tế toàn cầu để bước vào thời kỳ tăng trưởng toàn cầu đồng bộ; tuy nhiên, khả năng xảy ra kịch bản này là khá mong manh và xác suất kịch bản này thành hiện thực chỉ 5%.

Dù mong manh nhưng nếu kịch bản này xảy ra, nền kinh tế toàn cầu có thể lấy đà và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn xu hướng 4,5% vào năm 2022. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phát triển đồng bộ, biến động thị trường tài chính sẽ giảm đi và rủi ro tài sản có thể được hạn chế.

Theo đó, động lực đằng sau đồng đô la Mỹ được kỳ vọng sẽ chậm lại trong tháng tới và các đồng tiền trong nhóm G10 sẽ không thay đổi trong ngắn hạn. Trong kịch bản này, Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, vì vậy các đồng tiền của thị trường mới nổi có thể hoạt động kém hiệu quả hơn; tuy nhiên, việc bán tháo sẽ ít dữ dội hơn nhiều.

Triển vọng dài hạn đối với đồng đô la Mỹ cũng sẽ ít lạc quan hơn và dự kiến ​​đồng bạc xanh sẽ tăng khiêm tốn hơn khoảng 3% trong suốt năm 2022 (thấp hơn khoảng 1,5% so với kịch bản cơ sở). Ngoài ra, các tiền tệ khác sẽ suy yếu dần dần. Các đồng tiền nhóm G10 sẽ suy yếu khoảng 2,5% và các đồng tiền đang phát triển giảm xuống gần 3% – 3,5%.

Tuy nhiên, tình hình có thể biến chuyển nhanh chóng và các chuyên gia luôn sẵn sàng cho những thay đổi trong dự báo.

Các kịch bản trên đây thể hiện các giả định và dự báo của Well Fargo Securities dựa trên thông tin hiện có về biến thể Omicron và động thái phản ứng của chính phủ các nước cho đến thời điểm hiện tại. Tất nhiên, tình trạng dịch bệnh và những nghiên cứu phát triển liên quan đến COVID có khả năng thay đổi nhanh chóng như chúng ta đã thấy trong suốt năm 2020 và ở mức độ thấp hơn năm 2021. Nếu có gì thay đổi, các bản cập nhật định kỳ sẽ được bổ sung sau. 

Theo Actionforex

 

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.