Kiến thức:
- Bằng chứng ủy quyền (POA) là gì ? Tìm hiểu từ A-Z về POA
- Ethereum – tất tần tật về mọi thứ ảnh hưởng đến giá trị ETH!
#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake (PoS – Bằng chứng cổ phần) là một thuật toán của Blockchain. Có thể hiểu là trader sẽ ký gửi (Stake) một số lượng tài sản nhất định để trở thành người xác thực (Validator) của Blockchain.
Các Validator sẽ xác minh các giao dịch được thực hiện trên mạng lưới rồi gửi bằng chứng vào khối.
Nếu đúng, các Validator sẽ được nhận phần thưởng là lạm phát của Blockchain hoặc phí giao dịch thu về. Còn nếu sai, họ sẽ bị mất đi tất cả hoặc một lượng tài sản đã Stake.
Xem thêm:
- Cryptostake là gì? Bóng dáng mô hình lừa đảo quen thuộc, nhưng vẫn bẫy được trader
- Công nghệ Blockchain là gì? 10 ứng dụng của Blockchain trong thực tiễn
Đặc điểm của Proof of Stake trong Blockchain
Ưu điểm của Proof of Stake
- Không cần máy phải có cấu hình cao.
- Trader gửi coin cho Validator để họ có thêm quyền vote và người gửi cũng sẽ nhận được một phần thưởng.
- Không cần tiêu thụ nhiều điện khi hoạt động như Proof of Work.
Nhược điểm của Proof of Stake
- Sẽ bị giam vốn và coin có thể bị mất giá.
- Trong thời gian coin bị khóa, nếu thị trường biến động thì nhà đầu tư sẽ không trở tay kịp.
- Khi một người stake nhiều coin của một dự án dẫn đến việc một vài người sẽ có quyền hạn quá lớn. Lúc này, dự án phải làm theo ý của họ và đôi khi có những ý kiến không đem lại lợi ích gì chung cho cộng đồng.
Proof of Stake hoạt động như thế nào?
Đầu tiên các bạn cần hiểu một số thuật ngữ sau:
- Node (Người tham gia): Là những người đăng ký tham gia xác nhận giao dịch, và giữ ổn định cho hệ thống.
- Validator (Người kiểm định/ Người xác thực): Một node được chọn ngẫu nhiên bởi Blockchain hoặc theo thời gian nắm giữ tài sản để đóng block và kiểm định.
- Forge hoặc Mint (Kiểm định hoặc xác nhận khối): Chỉ hoạt động của validator (kiểm định và đóng block). Để phân biệt Mine (đào) trong PoW.
- Stake (Đặt cọc): Node muốn trở thành validator trong PoS phải stake (đặt cọc) một lượng coin để làm điều kiện tham gia.
- Lock và Unlock (Khóa và mở khóa): Mạng lưới lock số coin được node stake. Số coin stake này không thể giao dịch hay di chuyển trong thời gian trở thành validator. Coin sẽ được unlock khi bạn không làm validator nữa.
Để xác nhận đồng thuận cho block PoS yêu cầu người tham gia phải góp một lượng coin vào.
Sau khi staking thành công, coin sẽ bị lock để làm tài sản thế chấp. Khi mở khóa thành công, phần thưởng sẽ được chia cho những người có đóng góp.
Tùy theo mức họ đã đóng góp trước đó mà mỗi người tham gia sẽ nhận phần thưởng tương ứng. Bất kỳ ai muốn tham gia vào quá trình stake đều phải sở hữu một số lượng coin cụ thể trong hệ thống Blockchain.
Hiện nay, việc Staking cũng được đưa vào các dự án thông thường nhằm mục đích giảm lưu thông nguồn cung và giảm áp lực bán. Đổi lại, người dùng cũng sẽ nhận được một phần thưởng là token dự án khi chấp nhận khóa token.
Cách này hiện đang được áp dụng rất rộng rãi, nhưng đây cũng là một con dao hai lưỡi:
- Nếu trong thời gian lock, dự án đang hoạt động tốt và có thể chứng minh được vì sao người dùng cần phải giữ token không bán, thì sau chu kỳ khóa sẽ không lo áp lực bán.
- Ngược lại, nếu vẫn không có gì thay đổi trong khoảng thời gian này, khả năng cao họ sẽ xả hết token thưởng và gốc, dự án sẽ bị tổn thất lớn.
Tại sao cơ chế đồng thuận lại quan trọng trong Blockchain?
Cơ chế đồng thuận là tập hợp những quy tắc mà người tham gia khác nhau trong mạng lưới blockchain chấp nhận giao dịch.
Xem thêm:
Cơ chế đồng thuận cho phép mạng lưới Blockchain có thể:
- Không cần cơ quan có thẩm quyền để thực thi
- Giúp thiết lập phiên bản đơn nhất ngay trên Blockchain
- Duy trì tính minh bạch và bảo mật trong mạng lưới Blockchain.
Có nhiều loại thuật toán đồng thuận khác nhau như: Proof of Stake (PoS), Proof of Work (PoW), Proof of Burn (PoB), Ứng Dụng Chịu Lỗi Byzantine (PBFT),… Trong đó phổ biến nhất là Proof of Stake (PoS) và Proof of Work (PoW).
PoW giải phép toán phức tạp dựa vào khả năng của nút mạng yêu cầu lượng lớn sức mạnh máy tính, tiêu thụ nhiều điện năng và có chi phí đầu tư ban đầu lớn.
Thay vì phải giải toán thì PoS yêu cầu người xác thực Stake token của họ nên sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ cũng như tránh tập trung các nguồn lực.
So sánh Proof of Stake và Proof of Work
Để giải đáp mối quan tâm này, đầu tiên chúng ta đi sơ lược qua về khái niệm Proof of Work.
PoW là bằng chứng công việc, bản chất của nó là xác nhận tính chính xác của các thợ đào cho đến toàn mạng lưới Blockchain thông qua việc tiêu tốn nhiều tài nguyên như: máy đào, năng lượng điện và thời gian.
Proof of Work vẫn đang được duy trì tới hiện tại vì nó có tính bảo mật cao. Để trở thành thợ đào sẽ tốn nhiều tiền và tài nguyên nên họ không muốn phá hoại mạng lưới này.
Như vậy, để so sánh Proof of Stake và Proof of Work sẽ được thể hiện như hình sau:
Proof of Stake có an toàn không?
Proof of Stake chỉ là một công cụ, dự án chính là thứ cần phải đặt câu hỏi có an toàn không.
Nếu đó là một dự án thật, thì chúng ta có thêm phần thưởng khi Stake token, và cũng là cách để người dùng góp phần xây dựng dự án mà không cần phải biết code.
Chẳng may nếu chúng ta chọn nhầm dự án chất lượng kém thì khả năng cao là số coin khóa vào sẽ giảm giá trầm trọng, thậm chí có thể bị mất.
Hướng dẫn 5 bước đào coin PoS
Để đào coin PoS, các trader cần thực hiện theo 5 bước như sau:
Bước 1: Mua một lượng coin mà bạn định đào trên các sàn giao dịch uy tín như sàn Huobi, sàn Binance,…
Bước 2: Tải ví của đồng coin đó về và đồng bộ với máy tính. Thời gian này sẽ dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào từng loại coin.
Bước 3: Sau khi đồng bộ xong, để Stake các bạn cho máy chạy liên tục 24/24. Khuyến khích mua VPS (Virtual Private Server) để Stake, sẽ giúp bạn tiết kiệm được tiền điện vận hành máy chủ, tiền đầu tư phần cứng, không gian lắp đặt…
Bước 4: Sau một thời gian coin sẽ trưởng thành, khi coin đã chiếm được block và tạo được block mới, lãi sẽ được chuyển thẳng vào ví của bạn.
Bước 5: Chuyển coin từ ví lên sàn và bán khi bạn không muốn Stake hay đào coin PoS nữa.
Tuy nhiên, không đơn giản là cứ bỏ coin vào ví treo 24/24 là bạn sẽ có lãi khủng. Để nhận được lãi cao nhất, bạn cần có Weight thật cao đủ để cạnh tranh với những Staker khác với mục đích là chiếm được block nhanh nhất để nhận coin.
Vậy Weight là gì? Khi đào coin PoS làm sao để đạt được Weight cao?
Weight trong đào coin PoS là gì?
Weight (cân nặng của coin PoS) bao gồm số lượng coin và độ tuổi của coin mà bạn cần Staking. Trong đó, thời gian để coin trưởng thành khi nạp vào ví coin là độ tuổi coin (khoảng vài giờ đến vài ngày tùy từng loại coin).
Sau khi coin trưởng thành thì Weight cũng sẽ càng tăng. Weight càng tăng cao thì khả năng giành được block sẽ càng lớn. Nhưng sẽ mất rất lâu để đào được coin PoS trong thời gian đầu vì:
- Ở block đầu tiên đào được, toàn bộ coin bạn có sau khi đủ Weight chỉ đào được 1 block duy nhất và số coin này sẽ được chia ra nhiều block sau đó.
- Sau 1 – 2 tuần mạng lưới netweight đã hình thành thì thu nhập mới bắt đầu ổn định.
- Trong quá trình Stake, nhất định KHÔNG nhận hay rút bớt coin, vì nó sẽ xóa sạch công sức đã xây dựng mạng lưới netweight và phải mất thời gian chờ nó tạo lại.
Tiền điện tử nào đang sử dụng đồng thuận PoS?
PoS đã chứng tỏ tính nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và đòi hỏi ít tài nguyên hơn. Những điều này khiến cho những loại coin Proof of Stake lớn mạnh hơn. Dưới đây là một trong những loại coin sử dụng cơ chế đồng thuận PoS phổ biến nhất.
- Ethereum (ETH): phiên bản nâng cấp của Ethereum Blockchain là Ethereum 2.0, với việc chuyển từ PoW sang PoS. Để mang PoS về, tổ chức sáng lập Ethereum đã khởi động Beacon Chain.
- Tezos (XTZ): Tezos là một trong những Blockchain hàng đầu sử dụng PoS. Người dùng Tezos cũng có thể ủy quyền cho người tham gia khác đang tạo khối để tham gia quá trình chứng thực.
- Tron (TRX): Tron là một trong số nền tảng Blockchain phổ biến nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tron sử dụng Delegated Proof of Stake (DPoS), được sáng lập bởi một đại diện được bầu trên Blockchain.
Một vài Crypto coin phổ biến khác có sử dụng PoS hoặc biến thể của chúng gồm: Cosmos (ATOM), Algorand (ALGO), Steem (STEEM), Peercoin (PPC), …
Tương lai của Proof of Stake là gì?
Công nghệ Blockchain được quảng bá là công nghệ tương lai với cốt lõi là tính phi tập trung.
Giao thức đồng thuận PoS khắc phục được một vài thách thức lớn mà công nghệ Blockchain đang gặp phải vào thời điểm này.
Khi nhu cầu về công nghệ xanh toàn cầu đang tăng lên, giao thức PoS trở thành nguyên tắc cho nền công nghiệp Blockchain này.
PoS đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhưng không thể phủ nhận rằng trong giao thức đồng thuận nó là một ứng viên rất sáng giá.
Kết luận
Vậy là trong bài viết này VnRebates đã cùng bạn tìm hiểu Proof of stake (POS) là gì? Cách PoS hoạt động? 5 bước đào PoS coin chi tiết. Nếu các bạn thấy bài viết này có giá trị thì hãy ủng hộ VnRebates bằng cách chia sẻ bài viết này nhé. Chúc các bạn giao dịch thành công!
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ