ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Phương pháp OTL là gì? Cách giao dịch với OTL concept trong Forex

31.05.2024, 14:05 8 phút đọc

OTL Concept là phương pháp kết hợp nhiều phân tích kỹ thuật và tư duy giao dịch theo cách của “Cá mập” săn mồi để tìm ra các setup giao dịch hiệu quả. Với phương pháp này, nhà đầu tư có thể đạt được tỷ lệ winrate cao và mang lại lợi nhuận ổn định. Vậy phương pháp OTL giao dịch như thế nào, hãy cùng VnRebates tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Phương pháp OTL (OTL Concept) là gì?

Các phương pháp phân tích kỹ thuật được áp dụng trong OTL Concept bao gồm Fail Break, cấu trúc thị trường, Wyckoff, Bob Volman, Supply Demand, Price Action và một số phương pháp khác. OTL cũng cung cấp cách đo lực để xác định mức Take Profit tiềm năng và tìm ra các vùng quan sát để vào lệnh khi thị trường hết lực cung cầu hoặc những vùng phá vỡ giả (Fail break).

Phương pháp OTL (OTL Concept) là gì

Kênh Youtube OTL Signal là nơi chia sẻ kiến thức miễn phí về OTL Concept

Phương pháp OTL bắt nguồn từ Kênh Youtube OTL Signal, đây là nơi cung cấp kiến thức đầy đủ và hoàn toàn miễn phí dành cho trader muốn tìm hiểu cách giao dịch. Ngoài ra còn có các video nhận định và backtest được up lên hàng tuần giúp nhà đầu tư dễ nắm bắt kiến thức thông qua thực hành và dễ dàng làm quen được với phương pháp hơn. 

Phương pháp OTL hoạt động như thế nào?

Phương pháp OTL hoạt động theo nhiều cách nhìn nhận thị trường khác nhau, đòi hỏi trader muốn thành thạo phương pháp này cần phải nắm rất rõ về cách di chuyển của thị trường. Lúc thì cần phải kết hợp với kiến thức của Bob Volman, khi thì áp dụng kiến thức của lý thuyết Dow vào cách phân tích. Nhưng cách nhìn cơ bản nhất để vào lệnh là dõi theo những lần mà thị trường tạo ra những cú Fail Break hay còn được gọi là phá vỡ giả. Để nắm được cách xác định Fail Break và giao dịch theo phương pháp này, nhà đầu tư cần phải hiểu những định nghĩa cơ bản dưới đây.

Định nghĩa phá vỡ cấu trúc (Break)? Khi nào thì tính là Break?

Là thời điểm mà giá phá qua Higher High (Đỉnh) trong một xu hướng tăng và giá phá qua đáy Lower Low (Đáy) trong một xu hướng giảm.

Định nghĩa phá vỡ cấu trúc (Break)? Khi nào thì tính là Break?

Thị trường phá qua đỉnh gần nhất trong xu hướng tăng và phá vỡ đáy gần nhất trong xu hướng giảm

Lưu ý: Chỉ khi giá đóng cửa nằm hoàn toàn trên đỉnh thì mới tính là một cú Break thật sự của thị trường, nếu chỉ phá qua râu nến thì sẽ không được tính.

Trong một xu hướng tăng, giá phá qua đỉnh được gọi là Break và phải đóng nến trên đỉnh

Trong một xu hướng tăng, giá phá qua đỉnh được gọi là Break và phải đóng nến trên đỉnh

Cách xác định Fail Break

Khi một cây nến Break qua và có cây nến tiếp theo có râu quét hoặc đóng nến dưới giá thấp nhất của cây nến Break, đó được xem là tín hiệu Fail Break. Các bạn xem hình bên dưới để dễ hình dung hơn nhé. 

Định nghĩa Fail Break trong OTL Concept

Định nghĩa Fail Break trong OTL Concept

Như vậy, để có được một cú Fail Break đúng theo OTL Concept thì cần phải thỏa mãn hai điều kiện dưới đây:

  • Cây nến tăng (Thân cam) đã Break qua và đóng nến hoàn toàn trên đỉnh trước đó. 
  • Cây nến giảm sau đó (Thân đen) đã có râu quét qua giá thấp nhất của cây nến Break. Hay còn được gọi là Kill giá trong phương pháp OTL.

Đối với xu hướng giảm thì cách xác định ngược lại.

OTL Range là gì?

OTL Range là vùng giá không có xu hướng rõ ràng, cấu trúc trở nên mập mờ và khó xác định đỉnh và đáy. 

Ví dụ trong một xu hướng tăng, giá đã phá qua đáy gần nhất, tuy nhiên, thị trường không chuyển sang xu hướng giảm mà tiếp tục tăng theo xu hướng trước đó. Khi đó, ta có thể vẽ một khoảng giá (range) từ điểm Fail Break đến đỉnh cao nhất để xác định vùng range.

Định nghĩa Trading Range trong OTL Concept 

Định nghĩa Trading Range trong OTL Concept

Hướng dẫn luyện tập và tư duy theo phương pháp OTL hiệu quả

Để nhà đầu tư có thể làm quen và dễ dàng luyện tập, VnRebates xin tổng hợp lại quy trình các bước để có một giao dịch chất lượng theo tư duy phân tích của OTL Concept dưới đây. 

Giao dịch theo các cú Fail break của thị trường

Bước 1: Xác định xu hướng thị trường. 

Xác định xu hướng là bước rất quan trọng đối với nhà đầu tư để tăng lợi nhuận, nhất là với những trader giao dịch ở những khung thời gian lớn từ D1 trở lên. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ giao dịch trong ngày thì việc xác định xu hướng cũng không còn quá quan trọng nữa. Vì với việc trade theo phương pháp OTL, bạn có thể mua trong một xu hướng giảm hoặc cũng có thể làm ngược lại là bán trong một xu hướng tăng. 

Để xác định xu hướng, chỉ cần kiểm tra nếu thị trường tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước đó thì xu hướng là tăng, ngược lại nếu đáy sau thấp hơn đáy trước thì xu hướng giảm.

Xác định xu hướng của thị trường

Xác định xu hướng của thị trường

Bước 2: Xác định thời điểm Break và chờ đợi 1 cú Fail Break.

Sau khi xác định được các đỉnh và đáy. Lúc này, nhà đầu tư chờ đợi thị trường tạo ra những cú Fail Break đỉnh đáy cũ trước đó. Để hiểu rõ hơn, mời bạn quan sát hình vẽ và biểu đồ thực tế bên dưới.

Cặp tiền XAUUSD khung thời gian 5 phút

Cặp tiền XAUUSD khung thời gian 5 phút

  • Xét nhịp điều chỉnh giảm (Đường xu hướng đỏ), lúc này thị trường đã có 1 cây nến giảm (thân đen) đóng nến hoàn toàn dưới đáy. Thể hiện là thị trường đã Break thành công.
  • Sau đó thị trường không tiếp tục giảm mà xuất hiện nến tăng (Thân cam) quét râu qua điểm cao nhất của cây nến Break trước đó. Thể hiện đây là một nhịp Fail Break của thị trường.

Bước 3: Entry

Sau khi xác định có tín hiệu Fail Break thành công, bạn nên đặt Entry ngay tại đáy cũ. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên đặt Stop loss ở điểm thấp nhất của cụm nến Fail Break và đặt Take Profit ở vùng cung cầu gần nhất.

Bạn xem hình bên dưới để hiểu rõ hơn cách đặt lệnh. 

Cách đặt lệnh khi thị trường có Fail Break

Cách đặt lệnh khi thị trường có Fail Break

Biểu đồ cặp XAUUSD khung thời gian 5 phút

Biểu đồ cặp XAUUSD khung thời gian 5 phút

Phân tích: 

  • Thông qua việc phân tích cấu trúc thị trường, ta có thể dễ dàng nhận ra xu hướng tăng (đường xu hướng màu đen) khi đỉnh liên tục cao hơn đỉnh trước đó. 
  • Sau đó thị trường có một nhịp điều chỉnh ngắn với xu hướng giảm (đường xu hướng màu đỏ). 
  • Để đưa ra quyết định giao dịch, ta cần chú ý đến sự xuất hiện của cây nến Break qua đáy cũ và quan sát cây nến tiếp theo. Nếu cây nến này đóng nến hoặc có râu ở mức cao hơn cây nến Break trước đó, thì đây là dấu hiệu của một cú Fail Break của thị trường. 
  • Áp dụng lý thuyết đã trình bày ở phía trên, đặt lệnh tại đáy cũ để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi nhuận. Stop Loss đặt dưới râu thấp nhất của cụm nến Fail Break.

Bước 4: Quản lý lệnh

Bạn có thể đặt mức Take Profit hợp lý và an toàn nhất là đỉnh hoặc đáy gần nhất. Hoặc có thể đặt có định theo mức RR = 1/2, 1/3 tùy vào mức độ chịu rủi ro và quy tắc quản lý lệnh của bạn.

Kết luận

OTL Concept là một phương pháp giao dịch mang mang tính học thuật cao. Để thành thạo đòi hỏi bạn cần phải hiểu rõ bản chất của thị trường, lý thuyết Dow,… và kết hợp chúng lại thành một phương pháp giao dịch hiệu quả. VnRebates mong rằng nhà đầu tư có thể hiểu được tư duy phân tích và các bước cơ bản vào lệnh theo phương pháp OTL thông qua bài viết này. 

Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất. 

VnRebates – Hoàn tiền Trading số 1 Việt Nam

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.