- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe sau gần 8 năm tại vị.
- Chiến lược kích thích kinh tế Abenomics của ông Shinzo Abe đã giúp đồng Yên giảm hơn 50% so với Đô la Mỹ từ năm 2011-2015 dự kiến sẽ tiếp tục đi theo hướng đã định, mở ra cơ hội phục hồi.
- Mặc dù tuyên bố của từ chức của thủ tướng không quá bất ngờ nhưng đồng Yên trú ẩn an toàn đã tăng mạnh sau thông báo và cặp USD/JPY đang thử nghiệm một vùng hỗ trợ lớn.
Tỷ giá USD/JPY giảm, đồng Yên tăng mạnh sau thông báo từ chức của thủ tướng Abe
“Sự kết thúc của một kỷ nguyên” – là cách mà một số hãng truyền thông đã mô tả sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ từ chức. Nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của đất nước – trong nhiệm kỳ hiện tại của ông kể từ năm 2012 sau khi đã phục vụ trước đó – đang phải chống chọi với căn bệnh mãn tính có thể đã trầm trọng hơn do căng thẳng.
Sau khi đắc cử cuối năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe triển khai Abenomics – nhóm chính sách kinh tế gồm nới lỏng tiền tệ, nới lỏng tài khóa và cải tổ cấu trúc quy mô lớn. Mục tiêu là hồi sinh nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau hàng thập kỷ tăng trưởng chậm và giảm phát. Trong khi Nhật Bản đang chậm chạp thay đổi cơ cấu, thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và chính phủ vẫn đang đổ tiền vào nền kinh tế.
Kế hoạch này đã có một số thành công nhanh chóng: Chương trình kích thích khổng lồ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã kéo niềm tin kinh doanh lên cao, góp phần khiến đồng yen yếu đi, có lợi cho chỉ số Nikkei.
Dù vậy, giới quan sát tại Nhật Bản nhận định Abenomics đã lao đao từ lâu. Trong khi Nhật Bản đang chậm chạp thay đổi cơ cấu, thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và chính phủ vẫn đang đổ tiền vào nền kinh tế.
Chứng khoán Nhật Bản đã giảm điểm và đồng yên trú ẩn an toàn đã tăng vọt sau tin tức này.
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng chính sách kinh tế Abenomics sẽ tiếp tục được duy trì – đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng virus corona đang leo thang. Các chính phủ trên toàn thế giới đang làm bất cứ điều gì có thể để cứu trợ và kích thích nền kinh tế, và Nhật Bản – cho dù với bất kỳ nhà lãnh đạo nào – cũng không phải ngoại lệ.
Ứng cử viên kế nhiệm nặng ký nhất là Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, là người đã đề xuất chính sách kinh tế Abenomics. Bộ trưởng Nội các Yoshihide Suga là một người thân tín khác sẽ trấn an thị trường. Ngay cả khi một người kế nhiệm khác được bổ nhiệm để lãnh đạo đất nước, có một điều chắc chắn là chính sách kinh tế hiện tại vẫn sẽ được duy trì.
Đồng yên trú ẩn an toàn tăng trong khoảng thời gian xáo trộn này – ngay cả khi vấn đề bắt nguồn từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, khi dư âm của nó lắng xuống, các nhà đầu tư có thể bán đồng tiền và tập trung vào các chủ đề khác, cho phép cặp USD/JPY phục hồi.
Ngoài việc chính sách Abenomics sẽ tiếp tục được duy trì, còn một lý do khác để ủng hộ các vị thế mua vào cặp USD/JPY chính là bài phát biểu gần đây của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới đã công bố lập trường chính sách mới vào thứ Năm – cho phép lạm phát tăng cao hơn và các thị trường đã phản ứng bằng cách đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ lên cao hơn.
Tỷ giá USD/JPY có mối tương quan cao với lợi suất trái phiếu Mỹ và các phản ứng tiếp theo đối với chính sách mới của Fed có thể sẽ củng cố cặp tiền tệ này.
Đồng yên tăng mạnh là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra
Với việc cả 2 đồng USD và JPY đều được coi là ‘tiền tệ trú ẩn an toàn’ ở một mức độ nào đó, cặp tiền này đã hoạt động không tốt vào khoảng thời gian tháng 2 đến tháng 3 khi đại dịch bắt đầu lan rộng ra các thị trường toàn cầu. Mức tăng đột biến nhanh chóng trên 112,00 được theo sau bởi sự sụt giảm nhanh chóng xuống dưới 102 trong suốt một vài tuần.
Khu vực 105,40 là mức thoái lui Fibonacci 38,2% của động thái chính từ tháng 2 đến tháng 3 và điều này xảy ra sau khi điểm đánh dấu 50% của cùng động thái chính đó đã giúp thiết lập mức kháng cự.
Tổng hợp bởi Vnrebates