Tuần giao dịch đã bắt đầu với một số tín hiệu tăng tích cực từ thị trường cổ phiếu nhưng sự phục hồi chưa thể hiện rõ nét tại thị trường tiền tệ. Từ đầu tháng 8, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng cao trong 7 ngày liên tiếp và mới chỉ giảm trong phiên giao dịch ngày 12/8 nhưng hầu hết các giao dịch của của đồng Yên Nhật trong đó bao gồm cả USD/JPY đều không thể tăng cao hơn.
Trên thực tế, cặp tiền tệ USD/JPY được giao dịch ở mức 106,20 vào đầu phiên tại New York, nhưng sau đó lại suy giảm về dưới mức 106,00 vào cuối ngày.
- Các yếu tố cơ bản và kỹ thuật khiến cho tình hình giao dịch của cặp USD/JPY không thực sự thuận lợi
- Nhiều lập luận từ hai phía được đưa ra, tuy nhiên xu hướng tăng cần phải đánh bại mức kháng cự hàng tuần đang tồn tại để đạt được các mức tăng bổ sung.
- Xu hướng giảm cần xem xét các dấu hiệu cạn kiệt và kích hoạt để giảm xuống dưới mức kháng cự đã đề cập.
Cặp tiền tệ USD/JPY đang đứng ở vị trí “ngã tư đầy thú vị” khi gặp ngưỡng kháng cự hàng tuần và xu hướng giảm đang chờ pullback để kiểm tra mức hỗ trợ hàng ngày. Đồng thời, đồng đô la Mỹ được ghi nhận sự tăng giá mua theo ngưỡng hỗ trợ đang diễn ra trên biểu đồ 4H.
Tuy nhiên, những nhà đầu cơ giá tăng của đồng USD cần lưu ý rằng xu hướng này không tăng quá sớm vì sẽ có rất nhiều nguồn cung để chinh phục vẫn chưa xuất hiện. Mức độ tăng vừa phải của lợi suất thực tế khó có thể là cơ sở cho sự phục hồi toàn diện của đồng đô la.
Rốt cuộc, tỷ giá thực thấp hơn là đòn bẩy của ngân hàng trung ương để hỗ trợ sự phục hồi và bù đắp cho nguồn cung, vì vậy chủ đề này sẽ không sớm biến mất.
Thay vào đó, điều chúng ta mong đợi chính là lợi suất thấp hơn sẽ xảy ra, chính sách nới lỏng định lượng được thực hiện mạnh mẽ hơn cũng như chính sách tiền tệ trong tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thiên về ủng hộ mức lãi suất thấp hơn vào mùa thu này.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đang diễn biến phức tạp, nhu cầu đối với đồng bạc xanh cũng có thể quay trở lại.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kudlow cho biết Trung Quốc đang thực hiện các cam kết trong thỏa thuận thương mại về mua nông sản, như một điều khích lệ trước thềm cuộc họp cấp cao chính thức diễn ra vào thứ Bảy.
Dự báo về xu hướng giảm giá sau đây chỉ có giá trị khi có một số mức kháng cự tăng lên nữa trước khi quét biểu đồ 4 giờ để tìm điểm tham gia giao dịch ngắn hạn nhằm có rủi ro thấp hơn về thiết lập lợi nhuận:
Biểu đồ 4H của chỉ số DXY, mô hình đáy đôi
Sẽ xuất hiện một số khó khăn trong ngắn hạn đối với xu hướng giảm để có thể dễ dàng phục hồi 100 đồng yên.
Mức hỗ trợ hàng tháng của cặp USD/JPY
Tuy nhiên, xu hướng giảm cũng bị hạn chế bởi các mức hỗ trợ hàng tháng.
Mục tiêu về mức hỗ trợ hàng ngày của cặp USD/JPY
Kỳ vọng mức kháng cự trước của mô hình chữ W sẽ hút giá như một nam châm và giữ các động thái kiểm tra ban đầu.
Nhận định dài hạn
Về lâu dài, tỷ giá cặp tiền tệ USD/JPY có vẻ ổn định. Tỷ giá này có thể tiếp tục tích lũy lên tới mức 101,85 trong năm nay sau khi kiểm tra lại mức 104. Giá trị này khó có thể bị phá vỡ: Ngân hàng Trung ương Nhật có đủ dự trữ và kinh nghiệm để giữ nguyên tỷ giá.
Nếu cặp tiền không giảm xuống dưới đường hỗ trợ đó, tỷ giá có thể sẽ được tích lũy trong một tam giác toàn cầu trong 10-20 năm tới. Có thể tìm điểm thoát lệnh theo các yếu tố cơ bản – bẫy thanh khoản hoặc sự vỡ nợ của chính phủ.
Nhận định ngắn hạn
Đối với giao dịch trung hạn và ngắn hạn, cặp USD/JPY đang có xu hướng đi lên. Mục tiêu gần nhất của của các nhà đầu cơ theo giá lên là ở mức 108,60. Các lệnh bán có thể được mở ở mức khoảng 109 – 110 USD/JPY với mục tiêu trung hạn là 105 yên cho một đồng bạc xanh.
Theo fxstreet
Tổng hợp bởi Vnrebates