VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng kết hợp phân tích đa khung thời gian.

28.05.2024, 13:40 12 phút đọc

Như đã đề cập ở các bài viết trước: ROF là quá trình tái thiết lập lại xu hướng thị trường thông qua việc kiểm tra sức mạnh các đỉnh đáy Strong, Weak. Nhờ việc xác định quá trình ROF và phân biệt các loại Strong, Weak này mà các bạn có thể tránh được những sai lầm trong giao dịch với phương pháp SMC.
Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra là trong quá trình phân tích đôi khi ở khung thời này một đỉnh/ đáy có thể là Strong nhưng khi đặt ở khung thời gian khác lại là Weak. Từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định giao dịch. Hiểu được điều đó, VnRebates sẽ gửi đến các bạn bài viết về cách phân biệt Strong, Weak trong một xu hướng kết hợp với phân tích đa khung thời gian.

Xem thêm:

1. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng.

Trước tiên hãy cùng phân biệt giữa Strong/ Weak trong một xu hướng với MajorMinor.

Nếu như Major và Minor của một con sóng được xác định chủ yếu bằng công cụ PD thì Strong, Weak được xác định dựa trên sức mạnh của Swing Structure hình thành sau nó.

Strong, Weak cũng được xác định dựa trên 3 công cụ giống như việc kiểm tra sức mạnh Swing structure:

  • Công cụ PD.
  • Công cụ Trading Range.
  • Công cụ IDM tạo BOS.
Hình 1. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng.

Hình 1. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng.

Cùng quan sát biểu đồ trên các bạn có thể phân biệt Strong/ Weak dựa vào sức mạnh con sóng đẩy như sau:

  • Trong xu hướng tăng:

+ Strong Low (Đáy mạnh) được hiểu là đáy mà từ đó tạo ra con sóng Swing Structure phá qua đỉnh cũ trước đó và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Weak High (Đỉnh yếu) được hiểu là đỉnh bị con sóng Swing Structure được tạo ra từ đáy mới (Strong Low) vượt qua và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Khi một đáy mới không vượt qua được một đỉnh cũ (Weak High) thì đáy mới lúc này được gọi là Weak Low và đỉnh cũ trước đó bây giờ được gọi là Strong High.

  • Trong xu hướng giàm:

+ Strong High (Đỉnh mạnh) được hiểu là đỉnh mà từ đó tạo ra con sóng Swing Structure phá qua đáy cũ trước đó và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Weak Low (Đáy yếu) được hiểu là đáy bị con sóng Swing Structure được tạo ra từ đỉnh mới (Strong High) vượt qua và tạo ra tín hiệu BOS.

+ Khi một Strong High mới không vượt qua được một đáy cũ (Weak Low) thì đỉnh mới lúc này được gọi là Weak High và đáy cũ trước đó bây giờ được gọi là Strong High.

Ngoài ra để phân biệt Strong/ Weak trên biểu đồ các bạn có thể sử dụng công PD.

  • Nếu xu hướng hiện tại là tăng thì Strong Low là đáy có vị trí nằm ở vùng giá Discount. Weak Low là đáy nằm ở vùng giá Premium.
  • Nếu xu hướng hiện tại là giảm thì Strong High là đỉnh nằm ở vùng giá Premium, Weak High là đỉnh nằm ở vùng giá Discount.
Hình 2. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng bằng công cụ PD.

Hình 2. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng bằng công cụ PD.

Trading Range cũng là vùng giá dùng để xác định Strong, Weak và chúng ta sử dụng công cụ này tương tự như cách kiểm tra sức mạnh Swing Structure ở bài trước.

Xem thêm: Cách kiểm tra sức mạnh Swing Structure.

Cùng đến với một vài ví dụ về cách phân biệt Strong, Weak trong một xu hướng trên biểu đồ thực tế.

Hình 3. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng biểu đồ USDJPY khung D1.

Hình 3. Phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng biểu đồ USDJPY khung D1.

Cùng bắt đầu với xu hướng giảm từ phía trái biểu đồ. Các bạn có thể xác định được các Strong High và Weak High bằng cách sử dụng công cụ PD. Và các bạn có thể nhận thấy xu hướng từ các đỉnh Weak High thường đi không xa.

Ở Strong High cuối cùng của xu hướng giảm, tại đây dù trên công cụ PD giá chưa mitigate vùng Premium nhưng đã hình thành quá trình ROF sau khi IDM quét cấu trúc Minor và tạo BOS.

Cùng tiếp tục với xu hướng tăng: có thể nhận thấy sau khi Strong High cuối cùng trong xu hướng giảm bị phá qua thị trường đã đảo chiều sang tăng. Đây cũng chính là tín hiệu CHOCH mà các bạn đã được tìm hiểu ở các bài viết về cấu trúc thị trường.

Sau đó có thể dễ dàng xác định các Strong Low và Weak Low còn lại bằng công cụ trực quan PD.

Các bạn có thể quan sát sau khi phản ứng với các đỉnh/ đáy Strong thị trường thường tạo ra những tín hiệu rõ ràng hơn. Đó có thể là sự tái thiết lập cấu trúc hoặc sự đảo chiều tiềm năng. Từ đó có thể rút ra kết luận chúng ta chỉ giao dịch và timing khi giá hình thành các đỉnh/ đáy Strong trên biểu đồ.

2. Mô hình Strong/ Weak kết hợp với phân tích đa khung thời gian.

Trở lại với chủ đề ngày hôm nay là sự kết hợp phân tích đa khung thời gian với Strong/ Weak để tránh các sai lầm khi giao dịch. Cùng đến với mô hình sau đây:

Hình 4. Mô hình Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian xu hướng tăng.

Hình 4. Mô hình Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian xu hướng tăng.

Cùng điểm qua vài nét nổi bật trong mô hình trên:

  • Đường vẽ màu đen là xu hướng chính của thị trường ở thời điểm hiện tại ở đây chúng ta sử dụng khung H4.
  • Đường vẽ màu cam là diễn biến của thị trường trong khung H1, thường thì đây là vùng giá có những cấu trúc Internal.
  • Đường vẽ màu xanh là khung thời gian M15 nơi chúng ta xác định Confirm Entry để vào lệnh.
Hình 5. Mô hình Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian xu hướng giảm.

Hình 5. Mô hình Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian xu hướng giảm.

Cùng đến với quá trình phân tích đa khung thời gian:

  • Khung H4 – High Time Frame:

+ Trước tiên điều cần làm trong bất kỳ quá trình phân tích kỹ thuật nào đó là xác định xu hướng. Đối với phương pháp này các bạn sử dụng khung H4 là High time frame (HTF), một tấm bản đồ điều hướng cho mình.

+ Trên khung H4 các bạn cần đánh dấu lại các vùng giá Strong, Weak và các vùng Supply/ Demand mạnh trên biểu đồ.

Lúc này đây một vấn đề sẽ nảy sinh: Nếu như giá hiện tại đang ở vùng giá Weak thì theo nguyên tắc đã nêu ở phần 1 các bạn sẽ đứng ngoài thị trường.

Tuy nhiên chẳng lẽ cứ như vậy nhìn thị trường chuyển động, chính vì lý do đó các bạn sẽ chuyển xuống khung H1 để xem cách thị trường phản ứng với vùng giá Weak này.

  • Khung H1 – Mid Time Frame:

+ Các bạn chuyển xuống khung H1 để quan sát cách phản ứng của giá khi tiến vào các ngưỡng Strong, Weak đã note ở HTF.

+ Ở đây có thể là các cấu trúc Internal, Substructure và bên trong khung H1 này sẽ có các Strong, Weak mới được hình thành.

+ Trong khung H1 các bạn sẽ tìm các POI tiềm năng như Oder Block, nến IFC, Supply/Demand, Flipzone…. Từ đó đề ra các chiến lược mua bán.

Có thể nói đây chính là khung thời gian quan trọng nhất để giúp chúng ta tránh mắc các sai lầm.

  • Khung M15 – Low Time Frame:

Cuối cùng là Low Time Frame M15 nơi tìm điểm vào lệnh dựa trên các mô hình Confirm Entry và đặt Stoploss, Takeprofit cho lệnh giao dịch.

Lưu ý:

Nếu các bạn sử dụng H1 là HTF thì có thể sử dụng M15 như MTF và M5 như LTF để vào lệnh.

Giai đoạn pullback tạo Strong, Weak có thể xảy ra ở HTF hoặc MTF tùy theo diễn biến thị trường nên trong nhiều trường hợp các bạn chỉ sử dụng 2 khung thời gian để phân tích.

3. Ví dụ Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian trên biểu đồ thực tế.

Trước tiên hãy cùng đến với biểu đồ EURUSD khung H4.

Hình 6. Biêu đồ EURUSD khung H4.

Hình 6. Biểu đồ EUR/USD khung H4 (Nguồn: TradingView).

Quan sát biểu đồ các bạn có thể note lại các điểm quan trọng sau:

  • Xu hướng hiện tại đang là một xu hướng giảm.
  • Cùng bắt đầu đánh dấu các điểm Strong, Weak quan trọng.
  • Trước tiên là Weak High đầu tiên sau khi xu hướng bắt đầu.

Tuy nhiên nếu để ý kỹ đây là một Strong Weak vì nó đã hình thành IDM tạo BOS.

  • Tiếp theo các bạn có thể thấy thị trường đã tiến hành ROF tái cấu trúc lại Weak High trước đó, sau đó là tạo BOS để kết thúc quá trình ROF với Strong High được xác nhận.
  • Các bạn có thể rút ra được kết luận khi nào đỉnh Strong High này chưa bị phá vỡ thì xu hướng thị trường vẫn là giảm.
  • Sau khi tạo BOS giá đã quay về pullback tạo Weak High và tiếp tục xu hướng giảm.

Lúc này đây giá từ đỉnh Weak High tạo thành Strong Low vì sau đó giá bật tăng từ Strong Low này.

Sau đó giá tiếp tục phá đỉnh Weak High.

  • Thời điểm này có thể xác nhận xu hướng giảm đã dừng lại và cạn kiệt Liquidity.

Vậy có thể Buy/ Sell trong trường hợp này? Hãy cùng chuyển xuống khung H1.

Hình 7. Biểu đồ EURUSD khung H1.

Hình 7. Biểu đồ EUR/USD khung H1 (Nguồn: TradingView).

Cùng quan sát lại một chút về đỉnh Strong High đã ROF tái thiết lập lại cấu trúc thị trường. Có thể thấy giá luôn tôn trọng và nằm trong cấu trúc được tạo ra từ đỉnh Strong High này.

Tiếp đến là đỉnh Weak High đóng vai trò là một đỉnh Minor đã bị IDM ở thời điểm hiện tai.

Đến đây các bạn có thấy quen thuộc không. Đây chính là quá trình ROF tái thiết lập cấu trúc Minor.

  • Lúc này một lệnh Sell là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên vẫn chưa đủ dữ liệu để tiến hành lệnh Sell này.
  • Ở đây các bạn chỉ xem xét Buy khi đỉnh Strong High bị phá vỡ mà thôi.
  • Các bạn sẽ chờ đợi giá giảm khi IDM hoàn thành quá trình ROF và giá tạo BOS qua đáy cuối cùng của khung H1.

Bây giờ hãy cùng chuyển xuống khung M15 để chờ đợi dữ liệu cho lệnh Sell này.

Hình 8. Biểu đồ EURUSD khung M15.

Hình 8. Biểu đồ EUR/USD khung M15 (Nguồn: TradingView).

Đây là thời điểm sau khi thị trường bắt đầu giảm giá từ đỉnh Strong High tạo IDM ở khung H1.

Con sóng giảm từ Strong High đã tạo tín hiệu BOS và sau đó Breakdown.

Lúc này đây cùng note lại những dữ liệu mà các bạn đã có:

  • Mô hình ROF tạo IDM tái cấu trúc Minor.
  • Giá sau khi tạo BOS từ đỉnh IDM đã Breakdown.
  • Theo đúng lý thuyết ROF các bạn có thể timing để chờ một cú pullback sau khi giá Breakdown.
  • Vùng giá này là vùng Supply và nằm trong khoảng từ 0.709 đến 0.709 trên thanh công cụ FIBO OTE.

Nếu các bạn theo phong cách Risk Entry có thể đặt một lệnh Sell-limit ngay tại thời điểm này. SL trên vùng giá timing 3-5 pips và Takeprofit tại vùng Demand tiếp theo trên khung H4 đã đánh dấu từ trước.

Nếu các bạn theo phong cách an toàn Confirm Entry hãy theo dõi diễn biến tiếp theo của thị trường.

Hình 9. Biểu đồ EURUSD khung M15 cho lệnh Confirm Entry.

Hình 9. Biểu đồ EUR/USD khung M15 cho lệnh Confirm Entry (Nguồn: TradingView).

Đây là thời điểm mô hình Confirm Entry xuất hiện và các bạn có thể Sell ngay tại đây. Cùng xem kết quả lệnh giao dịch này.

Hình 10. Kết quả giao dịch Sell EURUSD dựa vào phân biệt Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian.

Hình 10. Kết quả giao dịch Sell EUR/USD dựa vào phân biệt Strong/ Weak kết hợp phân tích đa khung thời gian.

Như vậy quá trình phân tích biểu đồ kết hợp đa khung thời gian với Strong/ Weak đã cho ra một lệnh giao dịch đạt lợi nhuận.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thể phân biệt Strong/ Weak trong một xu hướng và kết hợp với nhiều khung thời gian khác nhau một cách linh hoạt và hiệu quả để tránh các sai lầm trong giao dịch. Bạn cũng có thể tham khảo video dưới đây để nắm bắt một cách trực quan hơn:

Hãy follow VnRebates để đón đọc các bài viết đa góc nhìn khác nhau tiếp theo về phương pháp SMC! Các bạn cũng có thể liên hệ với Support của VnRebates để được hỗ trợ đăng ký thành viên và nhận MIỄN PHÍ khóa học video SMC TINH GỌN

VnRebates – Hoàn tiền Trading số 1 Việt Nam

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.