VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

Paul Tudor Jones – Nhà tiên tri chứng khoán đại tài

08.01.2022, 08:32 12 phút đọc

Paul Tudor Jones, một trong những tên tuổi lừng lẫy nhất trong ngành tài chính thế giới và được biết đến rộng rãi khi đưa ra dự báo chính xác về sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ năm 1987 hay nhiều người vẫn được nghe dưới cái tên “Ngày thứ Hai đen tối”.

Chứng khoán Mỹ đã ghi nhận rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trong suốt hành trình lịch sử trong những thập kỉ vừa qua. Một trong số đó là “Ngày thứ hai đen tối” năm 1987 khi đa số tất cả tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lần lượt ngã gục và phá sản thì lại có một cái tên đứng lên trên tất cả, đó là Paul Tudor Jones – Người kiếm được 100 triệu USD chỉ với một ánh nhìn đầy suy luận và quyết đoán.

#Câu_chuyện_NGHỀ_Trading

1. Paul Tudor Jones được lợi gì từ sự sụp đổ thị trường Chứng khoán Mỹ 1987?

Thứ Hai tháng 10 năm 1987, lịch sử tài chính chứng khoán Mỹ ghi nhận mất tới 560 tỷ USD do chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 508.32 điểm, tương ứng 22.6% – mức giảm kỉ lục trong lịch sử trong một ngày giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Paul Tudor Jones

Thảm hoạ không chỉ xảy ra ở Mỹ mà xảy ra khắp thế giới

Hiệu ứng Domino lan ra toàn cầu, với hậu quả là các thị trường đều ghi nhận sự sụt giảm thê thảm: Hồng Kông, Úc và Singapore sụt giảm trên 40%, Canada – 22.5%, Anh – 26.4%, Malaysia, Mexico và New Zealand sụt giảm 30 – 39% giá trị. Ước tính tổng thiệt hại tài chính toàn thế giới lúc bấy giờ lên tới 1.7 nghìn USD.

Paul Tudor Jones

Sức ảnh hướng của cuộc khủng hoảng lên toàn thế giới

Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng này? Mọi chuyện bắt đầu từ khi thị trường chứng khoán đang rất được giới đầu tư chú ý, thì Cục dữ trữ Liên Bang đã tiến hành thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất cho vay để chống lại nguy cơ lạm phát trong một khoảng thời gian khá dài.

Paul Tudor Jones

Cục dữ trữ Liên Bang ban hành siết chặt lạm phát năm 1983-1985

Điều này đã dẫn đến tâm lí hoang mang, lo ngại của các nhà đầu tư về sự tắc trách thương mại quốc tế và Liên Bang Mỹ. Kết quả là thị trường chứng khoán bắt đầu bị nhấn chìm bởi những thời điểm lao dốc: thị trường cổ phiếu sụt giảm giá, chứng khoán trì trệ, khủng hoảng niềm tin bắt đầu lan rộng.

Paul Tudor Jones

Nỗi sợ bảo trùm lên cả nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng

Xem thêm: 7 bước kiểm soát tâm lý giao dịch quyết định sự thành bại của mọi Trader

Trong bối cảnh thị trường thiếu tính thanh khoản cùng với tâm lý đầu tư theo “đám đông”. Việc áp dụng công nghệ máy tính tự động hoá trong giao dịch bán chứng khoán và sự suy giảm các chỉ số chứng khoán, cuối những năm 80, sự sụp đổ của hệ thống tín dụng khiến cho ngân sách Liên bang ngày càng kiệt quệ.

Paul Tudor Jones

Hơn 80 người đã tự sát trong “Ngày thứ 2 đen tối”

Cùng thời điểm đó, SEC (Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ) đẩy mạnh hoạt động điều tra các giao dịch nội gián một cách vội vàng mà theo nhiều chuyên gia cho là thiếu suy nghĩ. Ở thời điểm mà hầu hết các nhà đầu tư đều nghĩ là Wall Street sẽ cần phải xem xét lại sự tăng trưởng thị trường.

Thì hoạt động điều tra của SEC đã tạo nên bầu không khí lo lắng đối với nhà đầu tư. Nhiều người bắt đầu quyết định rời khỏi “cuộc chơi mờ ám” cổ phiếu để chuyển sang những hoạt động đầu tư ổn định hơn và an toàn hơn – như trái phiếu.

Sau những sự kiện tiếp nối nhau, Ngày thứ Hai 19/10/1987 – “ngày thứ Hai đen tối” –  đã xảy ra một “cuộc di cư tập thể” ra khỏi thị trường cổ phiếu, nó tác động đến hệ thống quản lý giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). Hệ thống này hỗ trợ hiệu quả giao dịch bằng cách chuyển các lệnh chứng khoán niêm yết một cách trực tiếp và không thông qua bất cứ ai.

Paul Tudor Jones

Cây nến giảm hơn 22% trong 1 ngày

Lượng bán tức thì quá lớn đã làm quá tải hệ thống máy in của DOT, làm trễ lệnh giao dịch toàn hệ thống và làm các nhà đầu tư ở mọi cấp độ (cá nhân và doanh nghiệp) rơi vào tình trạng mất thông tin. Khủng hoảng lan truyền theo đám đông và nhà đầu tư bắt đầu đổ ra bán cổ phiếu mà không cần biết sẽ lỗ bao nhiêu.

Trong khi nhiều nhà đầu tư rơi vào phá sản và nợ nần chồng chất thì lại có một người đàn ông đã tiên tri được cú sụp đổ kinh hoàng này và thu được 100 triệu đô la từ nó – Đó là Paul Tudor Jones.

Paul Tudor Jones

Lợi nhuận Paul Tudor Jones thu về sau đại khủng hoảng

Nhưng làm thế nào để Paul Tudor Jones có thể dự đoán được sự kiện mà không có bất kỳ ai ngờ tới? Ông cùng cộng sự Peter Borish đã bí mật nghiên cứu đồ thị chứng khoán từ 1980 – 1987 so sánh với biểu đồ chứng khoán giai đoạn từ 1920 – 1929 và phát hiện ra rằng hai biểu đồ đều có mức độ tương quan rất cao.

Paul Tudor Jones

Biểu đồ so sánh 2 thập niên 1920s và 1980s

Ngoài ra, Jones còn nhận ra rằng chỉ số Dow Jones đi từ 777 điểm năm 1982 lên 1700 năm 1986 – tăng 119% trong 4 năm. Từ 1986 đến tháng 08/1987, Dow Jones tăng lên đến 2700 điểm chỉ trong 9 tháng. Dạng tăng này được gọi là đường cong Parabol.

Paul Tudor Jones

Paul Tudor Jones sử dụng mô hình Parabol dự đoán xu hướng với base 4 tăng gấp đôi

Paul Tudor Jones

Biểu đồ giá đi theo mô hình Parabol

Chúng ta thấy được trước khi thị trường sập năm 1987, mô hình Parabol với những base được hình thành từ 1982 và thị trường chuẩn bị sập là khi đường xu hướng (trendline) của giai đoạn base 4 bị cắt gãy. Và Paul Tudor Jones đã chớp thời cơ thành công với cú bắt đỉnh vô cùng ngoạn mục của mình và thu về 100 triệu USD.

Tỷ lệ giao dịch thành công đáng nể, liên tục tăng trưởng với tốc độ ba con số trong vòng 5 năm tiếp theo, cộng với mức Draw down thấp, Paul Tudor Jones được ngợi ca như là một “Phù thủy chứng khoán” có khả năng tiên tri đại tài trong cuốn sách Stock Market Wizards – Mark Minervini.

2. Những câu Danh ngôn để đời của Paul Tudor Jones

Với những thành tựu qua những tháng năm trên thương trường, Paul Tudor Jones đã tạo nên ảnh hưởng lớn đối tới các nhà đầu tư, đặc biệt các triết lý về đầu cơ và giao dịch đem lại nhiều bài học hữu ích cho các Trader trên thế giới. Sau đây, là một số danh ngôn mình yêu thích nhất:

#1. “Quy tắc giao dịch quan trọng nhất là phòng thủ, không phải tấn công.”

Paul Tudor Jones

“Play great defense, not offense.” – Paul Tudor Jones

Như Jones nói “First Risk”- Trước hết, hãy nghĩ đến rủi ro. Phải biết rõ mức dừng lỗ của bạn, cố gắng đạt được mức Drawdown thấp nhất. Luôn cẩn trọng, nghiêm túc bảo về vốn của bản thân giống như người thợ lặn luôn chú ý đến bình dưỡng khí của mình.

#2. “Tôi luôn nghĩ về việc mình mất tiền hơn là kiếm tiền. Bạn đừng nên tập trung vào việc kiếm tiền mà hãy tập trung bảo vệ những gì bạn đang có.”

Paul Tudor Jones

I’m always thinking about losing money as opposed to making money. Don’t focus on making money, focus on protecting what you have.

Khi giao dịch bạn hãy luôn nghĩ về số tiền bạn có thể sẽ mất, với tâm lý này sẽ giúp bạn kiểm soát các khả năng rủi ro có thể xảy ra. Và từ đó đưa ra chiến lược hợp lý để chốt lời và cắt lỗ.

#3. “Mỗi ngày, tôi đều cho rằng với mỗi vị thế tôi vào lệnh, là sai.”

Paul Tudor Jones

“Every day I assume every position I have is wrong.”

Đến một chuyên gia hàng đầu như Paul Tudor Jones vẫn luôn hoài nghi những lệnh mình đặt cược. Thì không lý gì bạn lại tự tin thái quá vào lệnh của bản thân mình. Hãy luôn nghiêm túc suy xét mọi tình huống trước khi ra quyết định nhé.

#4. “Bạn sẽ học được nhiều thứ hơn từ thất bại của bạn hơn là những gì bạn đạt được.”

Paul Todor Jones

“You learn more from your losses than your gains.”

Câu nói này thật sự đúng với mình, thất bại luôn có một sức nặng rất lớn khiến mình luôn nhớ về nó và không được mắc lại những sai lầm đó. Quan trọng hơn là cách bạn đứng dậy mạnh mẽ như thế nào khi nắm bắt những cơ hội tiếp theo.

#5. “Bạn phải chọn thích nghi, phát triển, cạnh tranh hoặc chết.”

Paul Tudor Jones

“You adapt, evolve, compete or die.”

Hãy rèn giũa bản thân trở nên sắc bén với mọi tình huống có thể xảy ra. Để một ngày bước đường đến thành công sẽ gần ngay trước mắt bạn.

Xem thêm: Nghệ thuật đầu cơ và cách các sói già hốt bạc sòng tài chính

3. Tổng kết

Những lời khuyên triết lý đầu tư và phong cách sống vô cùng quý báu của Paul Tudor Jones được đục kết từ sau những cuộc chiến thảm khốc trên thương trường. Bạn có thể không tin vào nó nhưng những gì ông làm được đã được khẳng định bằng những con số không thể ấn tượng hơn.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã được tiếp thêm động lực cho bản thân để tiếp tục chiến đầu vì những lý lẽ riêng mà bạn đang phấn đấu trong hiện tại. Hãy tiếp tục vững vàng như thế nhé. Chúc các bạn thành công!

VnRebates_Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.