ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Tâm điểm của tuần này: Liệu các chính phủ thể tăng vô hạn mức nợ quốc gia hay không?

15.10.2020, 16:10 5 phút đọc

Đại dịch Covid đã buộc các chính phủ phải thực hiện các gói kích thích khổng lồ, làm tăng nhanh mức nợ quốc gia.Liệu các chính phủ có thể tăng vô hạn nợ quốc gia hay không?

Thị trường tuần qua

1. Các tin tức chính

  • Trump khẳng định rằng sức khỏe của mình vẫn ổn định
  • Vẫn chưa có thỏa thuận kích thích giữa Liên minh EU và Vương Quốc Anh. Và cơ hội đạt được thỏa thuận có vẻ rất mong manh
  • Thị trường Trung Quốc trở nên hưng phấn sau kỳ nghỉ lễ nhờ cú hích từ Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc
  • Trump cam kết sẽ khởi động lại các chiến dịch tranh. Hiện tỷ lệ ủng hộ Trump có vẻ kém hơn so với đối thủ
  • Mùa báo cáo thu nhập cho Q3 năm 2020 của Phố Wall đã bắt đầu
  • Lịch kinh tế tuần này có 2 sự kiện quan trọng cần theo dõi là số liệu lạm phát của Mỹ (Thứ Ba) và doanh số bán hàng (Thứ Sáu)

2. Tình hình các thị trường

2.1 Thị trường Forex

Tại Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, các chỉ số PMI đã phục hồi trong tháng 9. Nhìn chung, đây là một dấu hiệu đầy hứa hẹn vì hầu hết các công ty đều nhận thấy tình hình tốt hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, cách tính các chỉ số này không cho phép chúng ta so sánh tình huống hiện tại với dữ liệu trong lịch sử. Chúng ta không thể nói rằng tình hình hiện tại ít nhiều giống với năm 2018, khi PMI toàn cầu ở mức tương tự.

Thương mại đã phục hồi, nhưng vẫn ở dưới mức trước đại dịch. Xuất khẩu của Hoa Kỳ vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch (dữ liệu trong tháng 8).

Ngược lại, dữ liệu thống kê cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế rõ ràng đã chậm lại. Theo các thang đo có liên quan, hoạt động kinh tế vẫn còn dưới mức trước đại dịch.

Nhu cầu đầu tư vẫn ở mức thấp. Báo cáo từ Vương quốc Anh cho thấy quốc gia này vẫn nằm trong khu vực khủng hoảng. Trong khi đó, đầu tư lại là chìa khóa để nền kinh tế trở lại con đường tăng trưởng bền vững.

2.2 Thị trường Hàng hóa

Tuần qua, thị trường Đồng tập trung vào cuộc đình công ở Chile. Hiện tồn kho Đồng trên sàn giao dịch kim loại London đã phục hồi, tuy nhiên lại có xu hướng giảm ở Trung Quốc. Đây không phải là thời điểm tốt nhất để xảy ra gián đoạn nguồn cung.

Các mỏ đồng ở Chile dự kiến sẽ bắt đầu đình công trong tương lai gần khi các nhân viên bác bỏ đề xuất của giám đốc điều hành. Trong khi đó, sản lượng ở Peru giảm do Covid-19. Vấn đề duy nhất hiện nay là giá Đồng vẫn đang ở mức rất cao.

Tâm điểm của tuần này: Liệu các chính phủ thể tăng vô hạn mức nợ quốc gia hay không?

Đại dịch Covid đã buộc các chính phủ phải thực hiện các gói kích thích khổng lồ, làm tăng nhanh mức nợ quốc gia. Các gói kích thích kinh tế này bởi các chương trình thu mua với quy mô lớn chưa từng có do các ngân hàng trung ương thực hiện. Và các định chế tài chính này đã cố ý cho thấy rằng quy mô của những chương trình này là vô hạn. Liệu các chính phủ có thể tăng mức nợ liên tục không hay đâu là giới hạn của khoản nợ này?

Cùng trả lời câu hỏi cơ bản đầu tiên: Ai được phép tham gia vào khoản nợ?

Gần đây chúng ta đã thấy một nghịch lý khi Chủ tịch Fed khuyến khích Quốc hội tăng chi tiêu mặc dù mức thâm hụt đã gần 20% GDP. Ông ấy nói rằng Fed có thể “in” tiền mà không có bất kỳ giới hạn nào. Vấn đề quan trọng là một quốc gia là con nợ hay chủ nợ?

Con nợ phải biết rằng chủ nguồn vốn nước ngoài có thể không muốn tài trợ cho chính phủ với chi phí rất thấp!

Vậy thì ai là người cho vay?

Nhật, Đức và Trung Quốc là những cái tên cần nhắc đến. Có một vấn đề đáng chú ý khác là khoản nợ khổng lồ của những người cho vay. Tuy nhiên, một số quốc gia đã thành công với điều này. Nhật Bản có tỷ lệ nợ trên GDP ở mức 240% vào năm 2014. Tổng nợ của Trung Quốc trên GDP vượt quá 300%. Đức với gói kích cầu khổng lồ vào năm 2020.

2.3 Cùng điểm danh những quốc gia đang đi vay

  • Hoa Kỳ là nước dẫn đầu. Điều đáng nói là đô la là đồng tiền dự trữ – điều đó có nghĩa là về cơ bản, các quốc gia khác đang tài trợ cho Hoa Kỳ.
  • Các quốc gia thường được nhắc đến trong các cuộc khủng hoảng: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland, Mexico, Brazil, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ba Lan. Đây thường là những nước đang phát triển cần vốn – họ phải đối phó với các nhà đầu tư nước ngoài kén chọn.

Liệu các bên cho vay và Hoa Kỳ có đủ khả năng để tăng khoản nợ của họ mà không có giới hạn?

Ngay cả khi không có thêm biện pháp kích thích và với một giả định (khá phi thực tế) rằng chính sách cắt giảm thuế của Trump sẽ bị đảo ngược – khoản nợ công vẫn đang tăng cao chưa từng thấy.

Để tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ ổn định ở mức 100%, người ta nên cắt giảm thâm hụt gần 3 điểm phần trăm mỗi năm cho đến năm 2025 – nhưng động thái như vậy sẽ gây ra một cuộc suy thoái.

Vậy tại sao người ta nên giảm nợ nếu Fed hứa hẹn sẽ “in” tiền không giới hạn?

Nghiên cứu đã công bố chứng minh rằng mức nợ quá cao ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu đều ngụ ý rằng hiệu ứng nợ tiêu cực xảy ra khi nợ công vượt quá 90 đến 100% GDP. Hoa Kỳ sẽ vượt qua ngưỡng này trong năm nay trong khi nhiều quốc gia châu âu đã vượt qua mức này.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.