Vàng và các kim loại quý khác như bạc, bạch kim và paladi có giá trị cố hữu là tài sản vật lý với những ứng dụng công nghiệp quan trọng. Chúng cũng có giá trị nhờ vào khả năng lưu trữ một lượng lớn tài sản trong một không gian khá nhỏ.
Kết quả là, nhiều người nắm giữ vàng để bảo vệ họ khỏi áp lực của lạm phát và cung cấp một phương tiện trao đổi trong những thời kì đầy xáo trộn có thể làm giảm giá trị của tiền giấy pháp định.
Hơn thế nữa, nhiều loại tiền tệ đã từng được neo vào vàng hay nói cách khác là “chế độ bản vị vàng”.
Ví dụ, từ giữa những năm 30 đến 70 của thế kỉ 20, vàng quyết định giá của hầu hết các đồng tiền chính trong thị trường Forex toàn cầu dưới hệ thống tỉ giá hối đoái Bretton Woods. Hệ thống tỉ giá hối đoái cố định sau chiến tranh Thế giới thứ hai này đã bị phá vỡ vào đầu những năm 1970 khi tổng thống Richard Nixon đề nghị đồng Đô la Mỹ rút khỏi chế độ bản vị vàng.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về những mỗi liên hệ gần đây trong giao dịch giữa vàng vật chất và một số loại tiền tệ chính:
1) Đồng Euro và Vàng
Từ năm 1980, khi vàng chạm mức giá cao kỉ lục trước đó tại mức $850 một ounce, giá vàng đã sau đó giảm dần cho đến năm 1999, giá giảm xuống mức thấp vào khoảng $257 một ounce. Điều thú vị là thời gian giá vàng thấp trùng hợp với lúc đồng Euro được giới thiệu ra thị trường vào tháng 1 năm 1999.
Hơn thế nữa, cho đến cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp gần đây, đồng Euro của Liên minh châu u đã tăng giá so với đồng Đô la Mỹ, một phần do chính sách in tiền khá khiêm tốn được kiểm soát bởi Ngân hàng Trung ương châu u. Điều này trái ngược với chính sách in tiền giấy một cách tích cực do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giám sát.
Đầu tư vào vàng – Mối liên hệ giữa đồng Euro và vàng
2) Đồng Đô la Úc và Vàng
Một mối liên hệ thú vị khác giữa vàng vật chất và những đồng tiền liên quan đến giá trị của đồng Đô la Úc. Từ khi giá trị của vàng tăng thì giá đồng Đô la Úc cũng vậy.
Về cơ bản, mối liên hệ này xuất phát từ việc Úc có lượng dự trữ vàng rất lớn. Bên cạnh đó, Úc là nước xuất khẩu ròng vàng, và vàng đóng góp tỉ lệ khá lớn trong xuất khẩu của quốc gia này.
Những yếu tố trên làm cho giá trị của Đô la Úc trở nên cực kì nhạy cảm với sự biến động của giá vàng, mặc dù giá trị của nó còn bị ảnh hưởng bởi giá vàng và những nguyên liệu thô chính khác. Do đó, đồng Đô la Úc thường được các Forex trader gọi là “tiền hàng hóa”, hay hóa tệ.
Vàng và Đô la Úc – Mối quan hệ cần biết khi đầu tư vào vàng
3) Đồng Franc Thụy Sĩ và Vàng
Năm 2000, đồng Franc Thụy Sĩ trở thành đồng tiền giấy quốc gia cuối cùng rút khỏi chế độ bản vị vàng. Trước đó, Franc Thụy Sĩ được biết đến như một đồng tiền an toàn giúp lưu giữ giá trị cố hữu khi nền kinh tế trở nên khó khăn hơn vì nó được tự do chuyển đổi thành vàng vật chất.
Đồng tiền Thụy Sĩ này vẫn được hưởng lợi từ việc mua các tài sản an toàn ở mức ít hơn vì tính ổn định, trung lập và phi mâu thuẫn trong lịch sử. Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ trước đây giữa đồng Franc và vàng đã suy giảm đang kể.
4) Đồng Đô la Mỹ và Vàng
Gần đây, chính phủ Mỹ tiếp tục bội chi ngân sách đáng kể, dưới hình thức kích thích nền kinh tế theo hướng tín dụng đang suy giảm, các nhà đầu tư đang tăng cường đầu tư vào vàng vật chất như một cách để phòng ngừa những ảnh hưởng gần như không thể tránh khỏi của lạm phát khi chính phủ tăng các khoản vay để in thêm tiền giấy. Điều này đã dẫn đến mối quan hệ đối nghịch giữa giá trị của đồng Đô la Mỹ và vàng.
Trước khi đầu tư vào vàng vật chất,
hãy tìm hiểu về mối liên hệ giữa đồng Đô la Mỹ và vàng
Theo ForexTraders