ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Những câu chuyện khắc nghiệt về sự thành công và thất bại ở Phố Wall

29.03.2024, 13:47 6 phút đọc

Trong nhiều năm qua, câu chuyện về các giao dịch viên thành công và sau đó thất bại tại thị trường chứng khoán, trái phiếu Phố Wall đã là chủ đề thu hút nhiều nhà xuất bản. Một cuộc sống áp lực, nhanh chóng kiếm được nhiều tiền nhưng cũng đột ngột có thể vỡ mộng hấp dẫn hơn những tác phẩm văn học thông thường.

Xem thêm:

hoi-uc-khac-nghiet-cua-gioi-tai-chinh-pho-wall

Một trong những cái tên xuất hiện nhiều trong các câu chuyện này là Salomon Brothers với vụ bê bối lừa đảo chấn động thế giới tài chính. Dù sau đó được Citigroup mua lại, ảnh hưởng từ công ty này vẫn hiện hữu trên sàn giao dịch Phố Wall.

Phấn khích và hào hứng với cơ hội

Trong tác phẩm “The Trading Game” của Gary Stevenson, một trong những nhà giao dịch được trả lương cao nhất sau thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008-2009, anh ấy khép lại những kỷ niệm về Salomon Brothers khi anh ấy chia sẻ về thời gian làm việc tại sàn giao dịch của Citi ở Canary Wharf, London.

hoi-uc-khac-nghiet-cua-gioi-tai-chinh-pho-wall

Cuốn sách ra mắt ngày 5/3. Ảnh: Amazon.

Stevenson, con của một người lao động bưu điện, học tại Trường Kinh tế London trước khi chuyển sang lĩnh vực tài chính thông qua việc chiến thắng trong một sự kiện tuyển dụng tổ chức bởi Citi. Anh có khả năng tính toán sắc bén và tài năng trong giao dịch, mà thậm chí có thể đánh lừa được cả đối thủ.

Stevenson cũng là một người quan sát tinh tế, có khả năng mô tả sắc nét và đầy màu sắc. Ví dụ, anh miêu tả một nhà giao dịch như là “một người đàn ông có thân hình mũm mĩm, như đã được ăn no đủ từ nhiều năm trước, có vẻ như từ khi mới sinh ra… Hình dáng thể hiện sự khả năng có tính bạo lực”. Trong công việc, Stevenson cũng nhanh chóng giành được lòng tin từ đồng nghiệp và thể hiện sự xuất sắc trong công việc.

Stevenson cố gắng làm việc mạnh mẽ vì được công ty khuyến khích kiếm nhiều tiền càng tốt, đồng thời cũng nâng cao được hình ảnh cá nhân. Với cơ hội được nhận thưởng 7% doanh thu mà họ tạo ra, các nhân viên giao dịch đều tận dụng tối đa tiềm năng của mình.

Stevenson viết: “Nếu tôi được đưa trở lại tuổi 21, có một điều mà tôi có thể chắc chắn nói với bạn đó là: Tôi sẽ rất khát khao”. Dù đó có phải là lòng tham hoặc tham vọng, văn hóa cạnh tranh và sự khuyến khích tàn nhẫn của sàn giao dịch đã tạo ra một môi trường không khoan nhượng. “Những người duy nhất bạn nhìn thấy ở đây là những người sống sót. Bạn không bao giờ thấy được những kẻ thua cuộc”, một giao dịch viên nhận xét

Bầu không khí của “Đấu trường sinh tử” này không làm cho những người chiến thắng vui vẻ nhưng nó giúp họ kiếm tiền và mang lại triển vọng một ngày nào đó có thể ra đi với chiến lợi phẩm.

Stevenson viết: “Tôi từng tự hỏi mình khi mơ tưởng về những khoản tiền thưởng hàng năm: Tôi có thể làm gì với 2 triệu bảng Anh?’ Tôi có thể làm bất cứ điều gì. Tôi có thể nghỉ hưu. Tôi có thể được tự do’”, Stevenson bày tỏ.

hoi-uc-khac-nghiet-cua-gioi-tai-chinh-pho-wall

Tác phẩm ra mắt hồi giữa tháng 2. Ảnh: Amazon.

Cuốn sách “Private Equity”, đánh dấu sự xuất hiện của Carrie Sun với bài hồi ký về những ngày làm trợ lý điều hành cho “Boone R. Prescott” – người sáng lập và điều hành quỹ Carbon, đã làm dấy lên sự quan tâm đặc biệt về một góc nhìn mới trong thế giới tài chính. Hiếm khi có được cái nhìn từ góc độ của một phụ nữ, câu chuyện của Sun thu hút với hình ảnh một thế giới lộng lẫy, ít nhất là trên bề mặt.

Boone được giới thiệu là “người tử tế”, nhưng ông cũng có một triết lý đơn giản: “Carrie, hãy nhớ rằng, tiền có thể giải quyết được gần như mọi thứ”.

Mọi miêu tả về Boone đều cho thấy ông có niềm tin sâu sắc vào tài chính. Sun đã trải qua một quá trình phỏng vấn căng thẳng nhưng cũng tương đối hài hước để trở thành trợ lý của ông. Sau đó, bà đảm nhiệm công việc sắp xếp công việc và sinh hoạt cho Boone và viết các bài phát biểu cho ông. Tuy nhiên, ngoài một số nội dung sơ lược về phong cách đầu tư của Carbon, Sun không nói nhiều về bí mật kiếm tiền của công ty này.

Trong suốt quyển sách, Sun theo sát bước chân của Boone và độc giả luôn hồi hộp chờ đợi chiếc mặt nạ lịch sự của ông chủ tuột xuống. Tuy nhiên, không có khoảnh khắc nào như vậy khi Boone luôn tử tế. Trong khi dành cho Sun những lời động viên khích lệ và những món quà đắt tiền, Boone tiếp tục hoàn thành tốt công việc, đều đặn đưa ra những “quyết định hướng tới tương lai” cho Carbon.

Càng thành công, càng bất an

Một điểm chung giữa Stevenson và Sun là họ càng làm việc hiệu quả, họ càng trở nên căng thẳng và lo lắng hơn. Sự suy sụp của Stevenson bắt đầu sau những kỳ vọng về những giao dịch thành công.

Tiền thưởng lớn không mang lại sự hài lòng cho ông, thay vào đó, nó gây ra cảm giác mệt mỏi và đau đớn, trái ngược hoàn toàn với cảm giác tự do mà ông từng tưởng. Stevenson sau đó cố gắng tìm cách thoát khỏi tình trạng này, và bị chuyển đến một văn phòng ít “lấp lánh” hơn ở Tokyo, nơi ông vẫn mong muốn rời bỏ.

Với Sun, Carbon tôn trọng và chiều chuộng nhân viên để đảm bảo họ luôn đặt mình vào trạng thái tỉnh táo và tận tâm trong công việc. Tuy nhiên, điều này đã gây tổn thương cho sức khỏe tinh thần của Sun. Bà mô tả những cảm xúc tiêu cực khi tăng cân và thói quen ăn không kiểm soát, đều bởi lo lắng trước những quyết định của Boone. Carbon gửi đi thông điệp rằng “Hệ thống không bao giờ sai, bạn luôn là người sai. Bạn không thể trách ai ngoài chính mình”, Sun kết luận.

Cuối cùng, Sun nhận ra rằng “Carbon không có bất kỳ khả năng phi thường nào ngoài sự tẻ nhạt và tập trung vào hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp”. Họ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền bằng cách thu hút những người thông minh và sắc bén, đẩy họ vào cuộc đua khốc liệt để đạt được kết quả tài chính tốt nhất. Nếu ai đó mong muốn tìm kiếm những giá trị sâu sắc hơn, thì thế giới tài chính không phải là nơi lý tưởng.

Ngay cả Stevenson, người đã rời khỏi Citi để theo đuổi sự công bằng và trở thành một nhà hoạt động chống lại sự bất bình đẳng, cũng kết thúc câu chuyện bằng một suy ngẫm: “Điều gì quan trọng hơn chiến thắng? Tôi không biết”

Nguồn: znews.vn

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.