VNREBATES

Mô hình cái nêm là gì? Cách giao dịch với mô hình nêm tăng và giảm

22.03.2023, 10:07 10 phút đọc

Mô hình cái nêm là mô hình giá phổ biến được sử dụng trong việc phân tích kỹ thuật. Trong bài viết này, hãy cùng VnRebates tìm hiểu mô hình cái nêm là gì cũng như cách giao dịch với mô hình cái nêm hiệu quả nhất. Theo dõi ngay!

>> Xem thêm các mô hình giá quan trọng khác:

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là gì?

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là một mô hình giá gồm hai đường chéo, trong đó đường chéo trên có độ dốc giảm dần và đường chéo dưới có độ dốc tăng dần. 

Mô hình này cho thấy sự đối lập giữa tâm lý mua và bán trên thị trường. Mô hình cái nêm được hình thành khi giá tăng hoặc giảm trong một phạm vi hẹp. Trong quá trình cái nêm được hình thành, các biến động giá trở nên ít biến thiên hơn, tạo ra một khu vực giá bị nén lại giữa hai đường chéo. Khi giá chạm vào đường chéo, nó có thể phá vỡ đường chéo và tiếp tục theo xu hướng hiện tại, tạo ra một tín hiệu mua hoặc bán tùy thuộc vào xu hướng phá vỡ.

Hình minh họa mô hình cái nêm

Hình minh họa mô hình cái nêm (Nguồn: Internet)

Cấu tạo của một mô hình nêm chuẩn

Mô hình cái nêm (wedge pattern) được tạo ra bởi hai đường chéo, một đường đi lên và một đường đi xuống.

  • Đường chéo trên là một đường hỗ trợ (trong xu hướng tăng) hoặc là đường kháng cự (nếu trong xu hướng giảm).
  • Đường chéo dưới là đường kháng cự (nếu trong một xu hướng tăng) hoặc là đường hỗ trợ (nếu trong một xu hướng giảm).

Ví dụ: Biểu đồ dưới đây là một ví dụ về mô hình cái nêm được hình thành đối với giao dịch cặp USD/JPY. Đây là mô hình nêm giảm xuất hiện trong xu hướng tăng, điều này báo hiệu cho xu hướng tăng tiếp tục tăng giá.

Ví dụ về mô hình nêm

Ví dụ về mô hình nêm (Nguồn: VnRebates)

Phân loại mô hình cái nêm (Wedge Pattern) chính xác

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là một trong những mô hình giá phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Nó được chia thành hai loại chính: Cái nêm tăng (Rising Wedge Pattern) và cái nêm giảm (Falling Wedge Pattern).

Mô hình cái nêm tăng (Rising Wedge)

Rising Wedge Pattern là mô hình nêm có cấu trúc hình tam giác đảo ngược, được hình thành bởi đường chéo trên nằm ở vị trí có độ dốc cao hơn so với đường chéo dưới. Hai đường chéo này hội tụ vào nhau khi tiến về phía trên. Đường chéo trên là một đường kháng cự quan trọng, trong khi đường chéo dưới là một đường hỗ trợ. Rising Wedge Pattern thường được coi là một mô hình đảo chiều, với khả năng phá vỡ đường chéo dưới để tiếp tục xu hướng giảm.

Ý nghĩa:

  • Mô hình nêm tăng xuất hiện trong xu hướng tăng, đây là dấu hiệu cho thấy mô hình đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình cái nên tăng thể hiện lực mua đang giảm dần và lực bán đang tăng lên.
  • Mô hình nêm tăng xuất hiện trong xu hướng giảm, đây là dấu hiệu cho thấy mô hình sẽ tiếp diễn xu hướng giảm. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi và tích lũy của phe bán. Sau khi tích lũy đủ thì giá sẽ phá vỡ mô hình và tiếp tục đi xuống.
Hình minh họa mô hình nêm tăng (Rising Wedge)

Hình minh họa mô hình nêm tăng (Rising Wedge) (Nguồn: Internet)

Mô hình cái nêm giảm (Falling Wedge)

Falling Wedge Pattern được hình thành bởi đường chéo trên nằm ở vị trí có độ dốc thấp hơn so với đường chéo dưới. Các đường chéo này tiệm cận về phía nhau khi tiến về phía trên. Đường chéo dưới là một đường hỗ trợ quan trọng, trong khi đường chéo trên là một đường kháng cự. Đây được xem là một mô hình đảo chiều, với khả năng phá vỡ đường chéo trên để tiếp tục xu hướng tăng.

Ý nghĩa:

  • Mô hình nêm giảm xuất hiện trong xu hướng giảm, đây là dấu hiệu cho thấy mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình cái nên giảm thể hiện lực bán đang giảm dần và lực mua đang tăng lên.
  • Mô hình nêm giảm xuất hiện trong xu hướng tăng, đây là dấu hiệu cho thấy mô hình sẽ tiếp diễn xu hướng giảm. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi và tích lũy của phe mua. Sau khi tích lũy đủ thì giá sẽ phá vỡ mô hình và tiếp tục đi lên.

Hình minh họa mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Mô hình cái nêm mở rộng (Broadening Wedge)

Broadening Wedge Pattern được hình thành bởi đường chéo trên có độ dốc tăng và đường chéo dưới có độ dốc giảm. Điều này làm cho phần giữa của mô hình trở nên rộng hơn ở phần đầu và cuối.

Mô hình Broadening Wedge thường được coi là một mô hình đảo chiều, với khả năng phá vỡ đường chéo dưới để tiếp tục xu hướng giảm hoặc phá vỡ đường chéo trên để tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có thể chỉ đơn giản là một sự biến động giá không theo hướng rõ ràng, không cho ra bất kỳ tín hiệu xác định nào.

Ý nghĩa:

  • Mô hình nên mở rộng hướng lên: Mô hình này gồm có 2 đường trendline cùng hướng lên và vẫn thành công khi tạo đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Tuy nhiên, độ dốc của đáy sẽ thấp hơn so với các đỉnh cho thấy sự suy yếu của phe mua. Mô hình này dù xuất hiện trong xu hướng tăng hay giảm thì giá cũng sẽ bứt phá khỏi cạnh dưới và đi xuống nên trader có thể vào lệnh Sell đón đầu.
  • Mô hình nêm mở rộng hướng xuống: Mô hình này gồm có 2 đường trendline cùng hướng xuống và vẫn thành công khi tạo đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Tuy nhiên, độ dốc của các đỉnh sẽ thấp hơn so với đáy cho thấy sự yếu thế của phe bán và giá chuẩn bị bứt phá khỏi cạnh trên và tăng.
Hình minh họa mô hình nêm mở rộng

Hình minh họa mô hình nêm mở rộng (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm trong Forex, chứng khoán

Mô hình cái nêm được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt là trong thị trường Forex và chứng khoán. Sau đây VnRebates sẽ trình bày cụ thể cách giao dịch với mô hình cái nêm trong đầu tư.

Ví dụ cách giao dịch với mô hình nêm hướng lên (tăng)

Cách giao dịch mô hình nêm tăng là vào lệnh SELL ngay khi mô hình hoàn thành. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định xu hướng

Mô hình nêm tăng thường xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng. Để xác định chính xác xu hướng chính của thị trường, bạn có thể sử dụng các công cụ như đường xu hướng, đường MA.

  • Bước 2: Xác định tín hiệu đảo chiều xu hướng

Tiếp theo, trader cần xác định chính xác mô hình nêm tăng trên biểu đồ. Để xác suất thắng cao hơn, trader có thể kết hợp với các tín hiệu giao dịch khác như momentum, kháng cự, và các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD,…

  • Bước 3: Tiến hành vào lệnh

Bạn có thể vào lệnh bán cụ thể như sau:

  • Điểm vào lệnh (Entry): Trader có thể đặt lệnh SELL khi giá đóng cửa hoàn toàn dưới mô hình cái nêm tăng.
  • Điểm cắt lỗ và chốt lời: Trader đặt lệnh cắt lỗ cách đỉnh gần nhất 1 vài pips và chốt lời tại ngưỡng kháng cự hoặc theo tỷ lệ Risk:Reward do bạn thiết lập.

Ví dụ: Trong biểu đồ AUD/USD đang đi trong xu hướng tăng. Sau khi mô hình cái nêm tăng được hình thành, giá đã phá qua cạnh dưới của nêm tăng, tạo cơ hội để vào 1 lệnh bán.

Cách giao dịch với mô hình nêm tăng

Cách giao dịch với mô hình nêm tăng (Nguồn: VnRebates)

Ví dụ cách giao dịch với mô hình nêm hướng xuống (giảm)

Cách giao dịch mô hình nêm giảm là vào lệnh BUY ngay khi mô hình hoàn thành. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định xu hướng

Mô hình nêm giảm thường xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm. Để xác định chính xác xu hướng chính của thị trường, bạn có thể sử dụng các công cụ như đường xu hướng, đường MA.

  • Bước 2: Xác định tín hiệu đảo chiều xu hướng

Tiếp theo, trader cần xác định chính xác mô hình nêm giảm trên biểu đồ. Để xác suất thắng cao hơn, trader có thể kết hợp với các tín hiệu giao dịch khác như momentum, kháng cự, và các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD,…

  • Bước 3: Tiến hành vào lệnh

Bạn có thể vào lệnh bán cụ thể như sau:

  • Điểm vào lệnh (Entry): Trader có thể đặt lệnh BUY khi giá đóng cửa hoàn toàn dưới mô hình cái nêm giảm.
  • Điểm cắt lỗ và chốt lời: Theo tỷ lệ RR hoặc bằng chiều cao của mô hình.

Ví dụ: Trong biểu đồ USD/CHF đang đi trong xu hướng giảm. Sau khi mô hình cái nêm giảm được hình thành, giá đã phá qua cạnh dưới của nêm giảm, tạo cơ hội để vào 1 lệnh mua theo xu hướng thị trường. Target sẽ cao bằng chiều cao của mô hình.

Cách giao dịch với mô hình nêm giảm

Cách giao dịch với mô hình nêm giảm (Nguồn: VnRebates)

Lưu ý khi giao dịch với mô hình cái nêm trader nên biết

Khi giao dịch với mô hình cái nêm (Wedge Pattern), bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình trading hiệu quả hơn:

  • Mô hình cái nêm sẽ không thành công khi thị trường đang ở trong xu hướng mạnh.
  • Các đỉnh và đáy va chạm vào 2 cạnh cái nêm càng nhiều lần thì dấu hiệu dự báo càng chính xác. 
  • Các đường xu hướng phải đồng thuận cùng hướng lên hoặc hướng xuống. 
  • Mô hình này chỉ đưa tín hiệu đáng tin cậy khi quan sát ở khung thời gian lớn (H1 trở lên).
  • Trader nên kết hợp với việc sử dụng các chỉ báo khác để tăng hiệu quả giao dịch.

Kết luận

Vậy là trong bài viết này VnRebates đã cung cấp cho các bạn các kiến thức về mô hình cái nêm. Hãy theo dõi VnRebates để cập nhật thêm những kiến thức Forex, Tiền điện tử, Chứng khoán mới nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!

VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.