Từ vận động viên bơi lội Olympic
Khi trẻ, Masters đã vào đại học bằng học bổng bơi lội.
“Tôi đã tham dự cuộc thi Olympic nhưng không thành công. Tôi bị quai bị vào mùa hè trước khi cuộc thi kiểm tra cuối cùng diễn ra và tôi không có đủ thời gian để có trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, tôi đã có thứ hạng đủ cao vào năm 1986 để được vào đội tuyển”.
Trước đó, từ khi còn nhỏ Masters muốn trở thành bác sĩ.
Khi lên mười tuổi, anh gặp một tai nạn khủng khiếp và phải nằm viện hàng tuần. Anh ấy rất ấn tượng khi quan sát các bác sĩ trong bệnh viện và nghĩ rằng đó sẽ là một nghề tốt. Anh thích ý tưởng rằng công việc này là sự kết hợp giữa khoa học và giúp đỡ mọi người. Mặt khác, bơi lội chủ yếu là một phần của vật lý trị liệu thời thơ ấu của anh.
Nhưng Masters nhanh chóng không còn hứng thú với y học nữa. Dân gian có câu “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, và câu nói này có lẽ đúng với thần đồng chứng khoán của chúng ta. Masters lần đầu tiên quan tâm đến thị trường vào những năm 1970 và nhanh chóng hoạt động trong thị trường tài chính dù trước đó đã theo đuổi những con đường khác.
Cha của Masters là một traders chủ yếu tập trung vào việc bán khống.
“Ông ấy dạy tôi tầm quan trọng của việc chốt lời và hãy luôn nhớ rằng tiền sẽ không nằm trong túi con cho đến khi nó chạm take profit”.
Masters cũng có hai người chú làm nghề buôn bán.
“Họ dạy tôi tầm quan trọng của kỷ luật. Nếu bạn thua lỗ, hãy cắt lỗ thật nhanh”.
Đến thần đồng chứng khoán phố Wall:
“Tôi đã tham gia một số khóa học tài chính mà tôi thực sự yêu thích, bao gồm cả một khóa học đầu tư rất thú vị và tôi đã chuyển đổi chuyên ngành của mình”. Masters chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Masters cần có kinh nghiệm làm việc để vào trường kinh doanh và nộp đơn xin làm nhà môi giới .
“Tôi đã được đưa cho một danh sách những người cần gọi điện. Việc đó thực sự rất khó thực hiện. Tôi cũng đã gọi điện đến thăm một trong những thực tập sinh khác”.
“Sau khi làm nhà môi giới được một thời gian, tôi nhận ra rằng mình muốn ở bên quản lý chứ không phải bên bán hàng. Tuy nhiên, công ty muốn tôi bán các sản phẩm tài chính của họ”.
Masters bị sa thải sau 5 năm làm nhà môi giới. Tuy nhiên đây chỉ là khởi đầu cho một giai thoại vĩ đại, Michael Masters thành lập quỹ Marlin và đúng với tên gọi của quỹ đầu tư này, Masters trở thành một trong những phù thủy chứng khoán trẻ tuổi nhất tại phố Wall.
Michael Masters thành lập quỹ của mình vào năm 1995. Ông đã huy động vốn bằng cách bán 10 cổ phiếu với lãi suất 1% trong công ty mới của mình với giá 7 nghìn đô la một cổ phiếu và sau 5 năm quỹ Marlin đã tăng vốn lên 500 triệu đôla.
Theo Masters, anh ấy đã đạt đến điểm mà mọi giao dịch trong danh mục quản lý của mình đều mang lại lợi nhuận đáng tin cậy. Trong 5 năm đầu tiên của quỹ, anh đã kiếm được lợi nhuận đáng kể với rủi ro thấp – lợi nhuận gộp hàng năm là 86%, chỉ có ba tháng thua lỗ và tháng tồi tệ nhất chỉ thua lỗ dưới 3% một chút.
Tính đến tháng 4 năm 2000, quỹ này quản lý tài sản trị giá hơn 500 triệu USD. Tổng mức đầu tư lẽ ra còn đáng kể hơn thế, nhưng Michael đã quyết định đóng cửa quỹ đối với các nhà đầu tư mới vì anh lo ngại rằng sự tăng trưởng quá mức của quỹ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động.
Phong cách giao dịch
Quỹ Marlin có tỷ lệ luân chuyển vị thế rất cao và Masters thường nhốt mình trong phòng giao dịch hàng giờ liền (Masters sẽ không nhận bất kỳ cuộc gọi nào và chỉ tập trung vào giao dịch).
“Chúng tôi thực hiện rất nhiều giao dịch và tôi cũng bị stoploss rất nhiều chứ không thần thánh gì đâu. Những lúc đó thì tôi đi ngoài tạm ngưng giao dịch cho đến khi bình tĩnh lại”.
“Chúng tôi đặt việc cắt lộ trong các thương vụ đầu tư lên vị trí đầu tiên. Chúng tôi tập trung vào những thời điểm mà biến động giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện cụ thể của công ty thay vì xu hướng chính của thị trường”.
“Tổng số các vị thế đầu tư của chúng tôi chiếm trung bình khoảng 40% tổng nguồn vốn và trong đó khoảng 90% là các lệnh Mua và 10% là lệnh Bán. Chúng tôi xem doanh nghiệp của mình giống như một cửa hàng tạp hóa. Bạn có thể nhận được đòn bẩy theo hai cách: bằng cách đảm nhận các vị thế lớn hơn hoặc bằng doanh thu.
Chúng tôi liên tục nhập hàng vào và chuyển nó ra khỏi cửa. Nếu có một miếng thịt bị hỏng, chúng tôi sẽ đánh dấu lại để loại bỏ nó. Giao dịch trung bình được thực hiện trong hai đến bốn tuần và 70% giao dịch đều có lãi”.
Thời gian đóng lệnh:
Đối với mỗi giao dịch Masters thực hiện, anh ấy cho rằng một giao dịch sẽ chỉ có một khoảng thời gian để giao dịch đạt được lợi nhuận. Masters gọi nó là thời điểm vàng, nếu sau khi khoảng thời gian đó kết thúc mà không thu được kết quả, anh ấy sẽ đóng vị thế giao dịch đó ngay lập tức.
Phân tích kỹ thuật:
Masters cho rằng các nhà chiến lược vĩ đại của phố Wall sử dụng các chỉ báo kỹ thuật là vì ngoài kia các Retail trader sử dụng chúng. Và các trader chuyên nghiệp sử dụng các công cụ này chỉ để biết các Retail trader nghĩ gì mà thôi.
“Chúng tôi luôn quan sát các Retail trader thông qua các chỉ báo kỹ thuật để có thể tìm ra những điểm mở vị thế và đóng vị thế của họ, từ đó chúng tôi sẽ có các kế hoạch cho riêng mình để di chuyển dòng tiền”.
Trích dẫn chiến lược giao dịch của Micheal Masters:
Dưới đây là một số trích dẫn từ cuộc phỏng vấn với Jack Schwager trong cuốn sách Phù thủy thị trường chứng khoán :
—
“Chúng tôi xem doanh nghiệp của mình giống như một cửa hàng tạp hóa. Bạn có thể nhận được đòn bẩy theo hai cách: bằng cách đảm nhận các vị thế lớn hơn hoặc bằng doanh thu.”
—
“Lời khuyên quan trọng nhất mà tôi có thể đưa ra cho các nhà đầu tư là: Hãy có một kế hoạch. Biết lý do bạn mua cổ phiếu và biết bạn đang tìm kiếm điều gì trong giao dịch.”
—
“Tôi muốn quản lý tiền trên cơ sở hiệu quả hoạt động. Việc tôi đã thi đấu thành công ở cấp độ bơi lội cao nhất đã giúp tôi tự tin rằng mình cũng có thể xuất sắc trong lĩnh vực kinh doanh này.”
—
“Niềm tin vào một đấng tối cao mang lại cho tôi sức mạnh để đối phó với những tổn thất vốn lớn là một phần trong công việc kinh doanh này.”
—
“Chúng ta sử dụng phân tích kỹ thuật không phải vì chúng ta nghĩ nó có ý nghĩa gì đó mà vì người khác nghĩ nó có ý nghĩa gì đó.”
—
“Chỉ sử dụng tối đa 40% tổng nguồn vốn và chia nhỏ các danh mục đầu tư, đừng bỏ hết trứng vào trong một chiếc giỏ, và hãy cắt lỗ thật nhanh khi giao dịch đã qua thời điểm vàng đạt lợi nhuận.”
Trên đây là tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những phù thủy chứng khoán trẻ tuổi nhất phố Wall được lược dịch từ cuốn sách Stock Market Wizard của Jack Schwager. Hy vọng kinh nghiệm giao dịch cùng với những chia sẻ của Michael Masters sẽ đem lại nhiều giá trị cho bạn đọc để tiếp tục vững bước trên con đường trading của mình.
Nguồn: quantifiedstrategies