ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Tiêu điểm tuần – Liệu lạm phát Hoa Kỳ và đồng USD có cùng nhau lập đỉnh hay không?

09.05.2022, 08:42 8 phút đọc

Tâm điểm của tuần tới là dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ và có vẻ Fed đánh tiếng sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất nhằm tránh rủi ro suy thoái nếu “hãm phanh” quá mạnh. Vậy, kịch bản nào cho đồng USD?

Fed đánh tiếng rằng họ sẽ không “gây sốc và kinh hoàng” cho thị trường bằng những đợt tăng lãi suất lớn và chú trọng vào mục tiêu tránh suy thoái kinh tế hơn là đánh bại lạm phát.

Một đợt dữ liệu lạm phát mới của Mỹ sẽ được công bố vào tuần tới và Fed cuối cùng có thể nhận được một số tin tốt, vì tỷ lệ CPI hàng năm có thể đã đạt đỉnh. Liệu đây có phải là sự khởi đầu của sự kết thúc đối với “vị thế tối cao” của đồng USD hay không? Có lẽ là không!

#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Lạm phát Hoa Kỳ đạt đỉnh

Thông điệp từ Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này nhẹ nhàng hơn nhiều so với lo ngại. Chủ tịch Powell đã chặn đứng dự đoán mức tăng 0.75% và thậm chí còn mở ra cánh cửa cho việc giảm tốc độ thắt chặt sau khi mùa hè kết thúc. Ông cũng cho biết thêm việc nâng lãi thêm 0,5% sẽ vẫn được cân nhắc trong vài kỳ họp tới.

Thị trường tiền tệ đã định giá cho một quỹ đạo thậm chí còn hawkish hơn, vì vậy điều này ban đầu tác động xấu lên đồng USD đang hùng mạnh. Tuy nhiên, đồng tiền dự trữ thế giới nhanh chóng đứng vững trở lại và bắt đầu hấp dẫn thị trường ngoại hối một lần nữa. Fed gửi thông điệp đến nhà đầu tư rằng tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm lại nhằm tránh rủi ro suy thoái nếu “hãm phanh” quá mạnh.

Giới trader nhận định rằng nếu hiện tại Fed không mạnh tay thì sau đó sẽ phải vất vả hơn nhiều để kiềm chế lạm phát. Xác suất ngầm định thị trường đối với mức tăng 75 điểm cơ bản vào tháng 6, mà Powell đã loại trừ một cách hiệu quả, hiện là khoảng 80%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc đã tăng vọt lên mức đỉnh mới, đặc biệt là ở phía đầu kỳ hạn dài hơn của đường cong lợi suất. Fed đang phạm lỗi chính sách chính là thông điệp mà thị trường trái phiếu muốn gửi tới.

Lạm phát hàng năm của Mỹ có thể đạt đỉnh nhưng đó chỉ là hiệu ứng nhân tạo và tổng thể thì áp lực lạm phát vẫn rất lớn

Tất cả điều này đã nâng cao tầm quan trọng của dữ liệu CPI cho tháng 4 sắp được phát hành vào thứ 4 tuần này. Theo các dự báo, chỉ số này sẽ rơi vào khoảng 0,2%, thấp hơn nhiều so với những tháng gần đây. Do đó, sẽ rất hấp dẫn để tin rằng lạm phát đã đạt đến đỉnh điểm, nhưng thực tế không phải như vậy.

Các cuộc khảo sát kinh doanh từ Markit và ISM đều cho thấy áp lực lạm phát trong tháng 4 vẫn còn rất nóng và trên thực tế kỷ lục mới đã được thiết lập. Đây chính là hậu quả khi các hiệu ứng cơ bản từ năm ngoái bắt đầu khởi phát. Khoảng thời gian này năm ngoái là khi lạm phát thực sự bắt đầu bùng phát, do đó, khi các bản in dữ liệu mạnh hàng tháng không nằm trong tính toán CPI 12 tháng, thì càng khó khăn hơn cho tỷ lệ hàng năm tiếp tục tăng.

Nói cách khác, dự báo CPI hàng tháng chỉ 0,2% có vẻ như là một ước tính thấp từ các nhà kinh tế. Tuy nhiên, bất kỳ con số nào dưới 0,9% – vốn sẽ không được tính vào tính toán hiện tại – vẫn sẽ đẩy tỷ lệ CPI hàng năm xuống thấp hơn. Đó là một hiệu ứng nhân tạo nhưng có thể đủ để xoa dịu nhưng lo ngại về triển vọng lạm phát.

Đồng USD đang tăng giá “hủy diệt” – Dấu hiệu xoa dịu lạm phát có thể dẫn đến chốt lời thay vì đảo chiều xu hướng

Trong bối cảnh “cơn bão hoàn hảo” khi lãi suất Mỹ tăng, tâm lý ngại rủi ro và tốc độ tăng trưởng chậm lại ở phần còn lại của thế giới, đồng USD gần đây đã trở nên “điên cuồng” tăng giá và càn quét mọi thứ trên hành trình của mình.

Nếu dữ liệu sắp tới xoa dịu những lo ngại về lạm phát và giới trader quay lại đặt cược rằng Fed sẽ mạnh tay tăng lãi suất thì đồng USD có thể đi ngang, nhưng điều đó không đủ sức làm trật bánh xu hướng tăng đang thống trị.

Khủng hoảng năng lượng đã khiến châu Âu phải chịu khuất phục, chính quyền Trung Quốc vẫn trung thành với chiến lược “Zero Covid” khiến nến kinh tế phải trả giá và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã hy sinh đồng yên bằng cách tăng gấp đôi chiến lược kiểm soát đường cong lợi suất của mình. Cho đến khi những động lực này bắt đầu thay đổi và tăng trưởng ở các khu vực khác bắt đầu tăng lên, thật khó để hình dung sự đảo ngược xu hướng của đồng USD.

Đồng bảng Anh sụt giảm trước thềm công bố GDP của Vương quốc Anh

Tại Anh quốc, số liệu thống kê GDP cho tháng 3 và toàn bộ quý đầu tiên sẽ được công bố vào thứ Năm. Trong tuần này, đồng bảng Anh đã giảm không phanh sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất, một cách rất thận trọng, mở ra cánh cửa cho việc sớm tạm dừng chu kỳ thắt chặt.

Kết quả là, rủi ro giảm xung quanh tăng trưởng kinh tế đang gia tăng và BoE tập trung nhiều hơn vào việc tránh suy thoái hơn là mục tiêu chống lạm phát. Các thị trường phản ứng bằng cách hiệu chỉnh lại quỹ đạo để lãi suất ở Anh thấp hơn, kéo cặp Cable (GBP/USD) xuống mức đáy mới trong hai năm. Sự “tàn sát” trên thị trường chứng khoán đã tiếp thêm nhiên liệu cho đợt bán tháo này.

Tăng trưởng GDP của Anh Quốc được dụ báo sẽ sụt giảm

Nhìn về tương lai, các thị trường tiền tệ vẫn đang định giá thêm 5 lần tăng lãi suất 0.25% khác của BoE cho năm nay, điều này có thể hơi quá lạc quan khi nguy cơ “tạm dừng” chu kỳ thắt chặt ngày càng tăng. Ngoài ra, sự biến động của thị trường chứng khoán có xu hướng làm tổn hại đến đồng bảng Anh do độ nhạy cảm của nó với khẩu vị rủi ro toàn cầu, vì vậy mà triển vọng phía trước có vẻ đầy thách thức.

Tâm điểm dữ liệu của Trung Quốc

Đối với Trung Quốc, dữ liệu thương mại cho tháng 4 sẽ sớm được tung ra thị trường vào thứ Hai, tiếp theo là số liệu thống kê lạm phát vào thứ Tư. Tháng trước, nhập khẩu vào quốc gia này đã sụp đổ khi các thành phố lớn bắt đầu đóng cửa nghiêm ngặt và dự kiến tình hình tháng này sẽ còn xấu hơn, với mức nhập khẩu giảm 3% mỗi năm.

Điều này chính là cơn ác mộng cho các quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là Australia. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại đáng kể và điều này chắc chắn sẽ tác động tiêu cực lên nền kinh tế Australia.

dong USD

Kinh tế Trung Quốc đang nhanh chóng mất dần quyền lực – Đây là tin xấu đối với đồng AUD

Chưa hết, thị trường tiền tệ đang định giá 11 lần tăng lãi suất 0.25% nữa từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) trong năm nay. Sẽ là một điều kỳ diệu nếu RBA đưa ra tín hiệu gì giống như việc Trung Quốc mất quyền lực, điều này cho thấy những rủi ro xung quanh đồng đô la Úc vẫn nghiêng về chiều giảm.

Một mối lưu tâm tương tự chính là đồng đô la Hồng Kông. Đồng HKD hiện đang kiểm tra biên độ neo yếu hơn với đồng USD và chính quyền địa phương sẽ cần quyết định xem có nên bảo vệ tỷ giá đó bằng cách “đốt” dự trữ ngoại hối của họ hay thả nổi nó một cách hiệu quả. Nền kinh tế Hồng Kông đang rất yếu, vì vậy việc theo Fed tăng lãi suất là điều không thực tế.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.