Báo cáo lạm phát mới nhất của Hoa Kỳ sẽ được công bố lúc 20:00 GMT+7 thứ Năm này. Các dự báo cho thấy áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ.
Các thị trường đã định giá trong nhiều hơn 5 đợt tăng lãi suất của Fed trong năm nay và lạm phát tăng nóng có thể củng cố thêm cơ sở cho những vụ đặt cược đó. Điều đó có thể giúp đồng đô la đứng vững trở lại, mặc dù về tổng thế xu hướng tăng sắp kết thúc
Fed đang nghiêm túc trong cuộc chiến chống lạm phát
Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng với một sức mạnh đáng kinh ngạc. Tiêu dùng tăng mạnh và duy trì mức cao hơn so với trước đại dịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, thị trường lao động gần như trở lại trạng thái toàn dụng, và bắt đầu thúc đẩy tăng trưởng tiền lương.
Cùng với tiền lương tăng, Fed lo ngại lạm phát có thể không hạ nhiệt ngay cả sau khi chuỗi cung ứng được bình thường hóa. Do đó, các nhà hoạch định chính sách đang chuẩn bị tăng lãi suất, nhằm làm chậm lại tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát. Thị trường tiền tệ hiện đang định giá 5 đợt tăng lãi suất cho năm nay và đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng cho lần tăng thứ sáu.
Trên thực tế, dữ liệu sắp công bố mạnh đến mức các nhà giao dịch hiện đã ấn định xác suất 36% cho một đợt tăng “kép” 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách vào tháng 3 tới, trong bối cảnh dấy lên suy đoán rằng Fed có thể cần thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn. Số liệu lạm phát sắp tới có thể quyết định liệu những kỳ vọng trên có thực tế hay không.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?
Lạm phát tiếp tục tăng nóng
Trong tháng 1, chỉ số CPI cả năm dự kiến sẽ tăng lên 7.3%, từ mức 7.0% trước đó. Tương tự, CPI cốt lõi (không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như năng lượng và thực phẩm) được kỳ vọng ở mức 5.9%, tăng so với mức 5.5% trong tháng 12.
Những dự báo này được đưa ra dựa vào kết quả của các cuộc khảo sát kinh doanh Markit PMI mới nhất. Các khảo sát cho thấy rằng các công ty Mỹ đã đẩy giá bán với cùng tốc độ của tháng trước, tương ứng với dự báo về CPI hàng tháng.
Việc giá dầu tăng khoảng 17% trong tháng có thể được xem là một bất ngờ tích cực hơn là tiêu cực. Điều đó nói lên rằng, “con voi” hay bộ phận chiếm phần lớn trong báo cáo này sẽ là giá thuê nhà, chiếm khoảng 1/3 toàn bộ rổ tính CPI.
Nỗ lực tăng giá cuối cùng cho đồng USD?
Trên các thị trường, nếu có bất ngờ tích cực về chỉ số lạm phát trong tuần này có thể làm dấy lên suy đoán rằng Fed cần thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn nữa, thể hiện bằng việc tăng lãi suất “kép” vào tháng 3 này, giúp đồng USD phục hồi sau những lần sụt giảm gần đây.
Về phân tích kỹ thuật đối với cặp EUR/USD, bất ngờ tích cực về chỉ số CPI có thể đẩy cặp tiền này xuống đi xuống, với ngưỡng hỗ trợ ban đầu có thể được tìm thấy xung quanh vùng 1.1370.
Ngược lại với kỳ vọng trên, cặp tiền này có thể tăng cao hơn và thử thách vùng 1.1485.
Trong khi những kỳ vọng về việc Fed đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất cộng với bối cảnh thị trường toàn cầu biến động cầu có thể hỗ trợ đồng USD trong thời gian tới, thì đà tăng tổng thể có thể sắp đi đến hồi kết. Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện vẫn đang bùng nổ, nhưng “tăng trưởng đỉnh điểm” đã là quá khứ.
Chi tiêu của chính phủ – vốn gánh vác mọi gánh nặng kinh tế do khủng hoảng – hiện đang giảm dần và sẽ trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Do làn sóng Omicron, nền kinh tế có khởi đầu năm khá khiêm tốn, cụ thể mô hình GDPNow của Fed Atlanta chỉ ra mức tăng trưởng thực tế quý đầu tiên chỉ 0.1%. Điều này không được gọi là suy thoái mà chỉ là giảm sút sau hai năm tăng trưởng trên mức tiềm năng.
Ngoài ra, vẫn còn viễn cảnh về cái gọi là “lạm phát đỉnh điểm”. Một số tín hiệu ban đầu cho thấy chuỗi cung ứng đang điều chỉnh và những so sánh YOY sẽ trở nên mạnh mẽ nhiều kể từ tháng 3 trở đi. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ lạm phát hàng năm có thể đạt đỉnh trong quý này, khiến các nhà giao dịch phải giảm bớt tiền cược cho các đợt tăng lãi suất gây sốc và kinh hoàng của Fed.
Lập luận cuối cùng là các Ngân hàng trung ương khác trên thế giới đã bắt đầu theo sau Fed khi đưa ra tín hiệu tăng lãi suất. Do đó, môi trường phân kỳ chính sách tiền tệ, vốn ủng hộ đồng đô la, đã không còn, và thay bằng hội tụ chính sách tiền tệ trong bối cảnh lãi suất toàn cầu đều tăng cao hơn.
Theo những phân tích ở trên thì triển vọng ngắn hạn đối với đồng đô la vẫn thuận lợi, nhưng bức tranh dài hạn dường như đang thay đổi. Xu hướng tăng tổng thể có thể đang sắp đi đến hồi kết.
Theo actionforex