VNREBATES

Kiến thức Forex cơ bản cho newbie

15.08.2024, 08:41 12 phút đọc

Forex là một trong kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất đối với trader. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội thì rủi ro là một phần không thể tách rời. Chỉ có một con đường để hạn chế rủi ro đó là nâng cao kiến thức cho bản thân mình. Bài viết hôm nay trên VnRebates sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Forex cơ bản nhất mà bắt buộc các bạn newbie phải nắm vững trước khi tham gia thị trường.

1. Giới thiệu chung về Forex

Forex là gì?

Forex, viết tắt của Foreign Exchange, là thị trường tài chính lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới, nơi các nhà đầu tư, ngân hàng, công ty và cá nhân trao đổi các loại tiền tệ. Mục tiêu chính của giao dịch Forex là mua bán các cặp tiền tệ để kiếm lợi nhuận từ sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Với khối lượng giao dịch hàng ngày lên đến hàng nghìn tỷ USD, Forex thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu, từ những người mới bắt đầu cho đến các chuyên gia tài chính.

Forex, viết tắt của Foreign Exchange

Forex, viết tắt của Foreign Exchange

Lịch sử và sự phát triển của thị trường Forex

Thị trường Forex có nguồn gốc từ những năm 1970 khi hệ thống Bretton Woods, một hệ thống tỷ giá cố định, sụp đổ và được thay thế bằng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do. Sự phát triển của công nghệ và internet vào cuối thế kỷ 20 đã tạo điều kiện cho việc giao dịch Forex trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.

Các nền tảng giao dịch trực tuyến ra đời như MT4, MT5 cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào và từ bất kỳ đâu trên thế giới.

2. Các kiến thức Forex cơ bản

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số kiến thức Forex cơ bản mà bất kỳ trader nào cũng cần phải nắm rõ:

Cặp tiền tệ

Giao dịch forex là việc đồng thời mua một đồng tiền và bán một đồng tiền khác. Các đồng tiền được giao dịch thông qua các công ty môi giới, và được giao dịch thành từng cặp, ví dụ như cặp EURUSD hoặc GBPJPY.

Như vậy khi bạn giao dịch forex, bạn mua hoặc bán các cặp tiền. Cùng liên tưởng rằng mỗi cặp tiền forex như là một cuộc chơi “kéo co” với mỗi đồng tiền ở 1 bên. Tỷ giá biến động dựa vào việc đồng tiền nào mạnh hơn vào thời điểm đó. Trong Forex sẽ có một số cặp tiền sau:

Các cặp tiền chính:

Những cặp tiền có chứa đồng USD thường là những cặp tiền được giao dịch nhiều.

Những cặp này thường có tính thanh khoản cao và được giao dịch rộng rãi trên thế giới.

Các cặp tiền chính

Các cặp tiền chính

Cặp tiền chéo – Crosses:

Những cặp tiền không chứa đồng USD được gọi là cặp chéo hay “crosses”. Hầu hết các cặp chéo chính đều dựa vào 3 đồng tiền : EUR, JPY và GBP

Một số cặp chéo:

Cặp ngoại lại – exotic pairs:

Cặp tiền được hình thành từ một đồng tiền chính và một đồng tiền từ các quốc gia mới nổi như Brazil, Mexico hay Hungary.

Tùy vào công ty môi giới mà chúng ta có thể được cung cấp 1 số cặp tiền ngoại lai để giao dịch. Tuy nhiên cần nhớ rằng vì đây là những cặp tiền mà khối lượng giao dịch không cao bằng các “cặp chính” và “cặp chéo” nên phí giao dịch có thể sẽ cao hơn.

Danh sách một số cặp chéo: USD/HKD, USD/SGD, USD/ZAR, USD/THB, USD/MXN, USD/DKK, USD/SEK, USD/NOK.

Không có gì là bất thường nếu bạn thấy chênh lệnh mua/bán (spread) của các cặp ngoại lai này cao gấp 2 hay 3 lần so với các cặp chính hoặc cặp chéo, vì vậy, cần cân nhắc khi giao dịch.

Các phiên giao dịch

Thị trường forex mở cửa 24 giờ / ngày, nhưng không phải lúc nào cũng sôi động. Đôi lúc có thể thị trường biến động rất nhanh, nhưng đôi lúc để giá “nhúc nhích” 1 chút lại là cả 1 vấn đề. Để hiểu rõ, chúng ta cần nắm thời gian giao dịch của thị trường như sau:

Bốn phiên chính của thị trường là Sydney, Tokyo, London, New York lần lượt mở  và đóng cửa như sau:

Giờ mùa hè

Giờ mùa đông

Nếu bạn chú ý thì sẽ có những khoảng thời gian trùng nhau giữa các phiên, ví dụ như vào 3g-4g chiều là trùng giữa phiên Tokyo và London, 8-12g tối là trùng giữa London và New York. Trong những khoảng thời gian trùng này, khối lượng giao dịch được đẩy lên cao và giá thường biến động rất sôi động

Hãy xem biến động bình quân của các cặp tiền trong từng phiên giao dịch

Từ bảng trên, có thể thấy phiên Âu thường là phiên biến động nhiều nhất

Đồng tiền chính và đồng tiền phụ:

8 loại tiền thường được giao dịch là USD, EUR, JPY, GBP, CHF, CAD, NZD và AUD được gọi là các đồng tiền chính. Đây là các đồng tiền có thanh khoản cao và sức hấp dẫn. Những đồng tiền còn lại được xem là các đồng tiền phụ.

Đồng tiền yết giá

Là đồng tiền nằm trước trong mỗi cặp tiền được yết giá. Nó thể hiện giá trị của đồng tiền này, tức là muốn đổi được 1 đồng tiền yết giá phải tốn bao nhiêu đồng tiền đi cặp với nó. Ví dụ như tỷ giá USDCHF là 1.6350 tức là 1 USD đáng giá 1.6350 CHF

Trong thì trường tài chính thì thường đồng USD đóng vai trò yết giá, chỉ trong một số trường hợp là không phải như các cặp EURUSD, GBPUSD, AUDUSD và NZDUSD

Đồng tiền định giá:

Là đồng tiền đứng sau trong các cặp tiền.

Pip:

Là đơn vị nhỏ nhất của giá trong các đồng tiền. Hầu như các cặp tiền đều có 4 số thập phân nên pip là đơn vị nhỏ nhất, tương đương với 0.0001, như vậy, thường 1 pip tương đương với 1/100 cent của Mỹ nếu trường hợp USD đóng vai trò đồng tiền định giá.

Trong trường hợp đồng tiền định giá là JPY thì 1 pip tương đương với 0.01

Pipette:

1 pipette tức là 1/10 của pip. Pipette tùy theo cty báo giá sẽ có hoặc không có. Pipette là con số thập phân thứ 5 trong báo giá. Ví dụ nếu EURUSD có báo giá là 1.32156 tăng lên 1.32158 thì đó là tăng 2 pipette

Lot

Thị trường forex giao ngay được giao dịch theo đơn vị lot. Mỗi lot tiêu chuẩn – standard lot – là 100.000 đơn vị. Ngoài ra còn có mini lot, micro lot, nano lot tương ứng với 10.000, 1.000, 100 đơn vị.

Như bạn đã biết, thị trường forex tính biến động theo pips và giá trị của pip sẽ biến đổi khi tỷ giá biến đổi.

Giá chào mua – bid

Là giá mà ngân hàng hoặc cty môi giới mua một đồng tiền nào đó và cũng là giá mà nếu bạn bán ra thị trường, bạn sẽ được khớp giá này. Giá này là giá đưng trước trong báo giá

Giá chào bán hay Giá đề nghị – Ask/offer price

Là mức giá mà thị trường chào bán cho bạn, tức là nếu bạn đặt lệnh mua thì bạn được khớp giá này. Giá này là giá đứng sau trong báo giá

Ví dụ báo giá của EURUSD là 1.3456/8 thì giá chào bán – ask – là 1.3456/8, có nghĩa là bạn mua cặp tiền này thì bạn khớp giá 1.3456/8

Chênh lệnh mua/bán – spread

Spread thì chênh lệch giữa giá chào mua / chào bán. Ví dụ như EURUSD là 1.3456/8 thì spread là 2 pips.

Qui định báo giá

Qui định báo giá trên thị trường thường thấy là:

Đồng tiền yết giá / Đồng tiền định giá = Bid / Ask (ví dụ: GBPUSd = 1.6250/55)

Phí giao dịch:

Chi phí giao dịch này chính là spread, là khoản phí bạn mất cho 1 giao dịch 1 vòng (bao gồm 1 lệnh mua và 1 lệnh bán cùng 1 khối lượng).

Ví dụ như EURUSD = 1.2812/15 thì chi phí giao dịch (spread) = ask – bid = 3 pips

Ký quỹ – Margin

Khi bạn mở tài khoản giao dịch, bạn cần bỏ vào đó 1 số tiền và số tiền đó gọi là tiền ký quỹ. Yêu cầu số tiền là bao nhiêu tùy thuộc vào cty môi giới, có thể là 100 usd hoặc 100.000 usd

Mỗi khi bạn đặt lệnh, sẽ có 1 phần tiền nhất định được giữ như là yêu cầu ký quỹ cần thiết cho lệnh này. Số tiền được giữ tùy theo khối lượng lệnh bạn giao dịch và loại tiền bạn giao dịch

Ví dụ bạn mở 1 tài khoản mini với đòn bẩy được cho phép là 1:200, tức là 0.5% ký quỹ. Cho rằng mỗi lot mini là 10.000 usd và bạn giao dịch 1 lot mini, cty sẽ yêu cầu bạn phải có 50 usd ký quỹ ban đầu vì 1 lot mini là 10.000 usd x 0.5% tỷ lệ ký quỹ yêu cầu = 50 usd

Đòn bẩy

Là tỷ lệ giữa số vốn cần ký quỹ và số tiền được giao dịch sau khi đã ký quỹ. Điều này giúp chúng ta chỉ cần bỏ 1 số vốn nhỏ để giao dịch 1 số tiền lớn. Đòn bẩy có tỷ lệ khác nhau tùy theo công ty môi giới, mức độ có thể là 1:2 đến 1:500.

Trên đây là một số kiến thức Forex cơ bản mà các bạn newbie bắt buộc phải biết. Chúng ta sẽ bắt gặp các khái niệm này liên tục trong quá trình giao dịch. Còn bây giờ chúng ta sẽ nói sơ qua một chút về các loại lệnh trong giao dịch Forex.

3. Các loại lệnh trong giao dịch Forex

Lệnh thị trường (Market Order)

Lệnh thị trường là loại lệnh đơn giản và phổ biến nhất trong giao dịch Forex. Khi bạn đặt lệnh thị trường, bạn yêu cầu sàn giao dịch mua hoặc bán một cặp tiền tệ ngay lập tức tại giá hiện tại trên thị trường.

Lệnh chờ (Pending Order)

Lệnh chờ là loại lệnh cho phép bạn đặt một mức giá cụ thể mà bạn muốn mua hoặc bán một cặp tiền tệ trong tương lai. Nó giống như việc bạn đặt hàng một món đồ và yêu cầu người bán giao hàng khi giá đạt đến mức bạn mong muốn. Lệnh chờ giúp bạn kiểm soát tốt hơn và không cần theo dõi thị trường liên tục.

Có bốn loại lệnh chờ chính:

Lệnh giới hạn mua (Buy Limit): Được đặt dưới giá thị trường hiện tại và thực hiện khi giá giảm xuống mức bạn đã chỉ định. Đây là cách bạn “săn” giá tốt, giống như chờ đợi một đợt giảm giá.

Lệnh giới hạn bán (Sell Limit): Được đặt trên giá thị trường hiện tại và thực hiện khi giá tăng lên mức bạn đã chỉ định. Bạn đặt lệnh này khi mong muốn bán với giá cao hơn hiện tại.

Lệnh dừng mua (Buy Stop): Được đặt trên giá thị trường hiện tại và thực hiện khi giá tăng đến mức bạn đã chỉ định. Lệnh này phù hợp khi bạn dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vượt qua một ngưỡng kháng cự.

Lệnh dừng bán (Sell Stop): Được đặt dưới giá thị trường hiện tại và thực hiện khi giá giảm đến mức bạn đã chỉ định. Đây là lựa chọn tốt khi bạn dự đoán giá sẽ tiếp tục giảm sau khi phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ.

4. Các nền tảng và công cụ hỗ trợ giao dịch

MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5)

MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5) là hai trong số những nền tảng giao dịch Forex phổ biến nhất hiện nay, được phát triển bởi MetaQuotes Software. Cả hai đều cung cấp nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ để hỗ trợ nhà giao dịch.

MetaTrader 4 (MT4): Được ra mắt vào năm 2005, MT4 nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong ngành giao dịch Forex. Nền tảng này nổi tiếng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và khả năng tùy chỉnh cao. MT4 hỗ trợ giao dịch ngoại hối, CFD, và các công cụ tài chính khác.

MetaTrader 5 (MT5): Ra mắt vào năm 2010, MT5 là phiên bản nâng cấp của MT4 với nhiều tính năng mới và cải tiến. MT5 không chỉ hỗ trợ giao dịch Forex mà còn cả các loại tài sản khác như cổ phiếu, hàng hóa và chỉ số.

Các công cụ hỗ trợ giao dịch khác

Ngoài MT4 và MT5, còn nhiều công cụ và nền tảng hỗ trợ khác giúp nhà giao dịch phân tích thị trường và đưa ra quyết định hiệu quả hơn:

TradingView: Một công cụ phân tích kỹ thuật trực tuyến với cộng đồng đông đảo. TradingView cung cấp biểu đồ tương tác, chỉ báo kỹ thuật, và khả năng chia sẻ ý tưởng giao dịch với người dùng khác.

NinjaTrader: Một nền tảng giao dịch tiên tiến dành cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp, cung cấp các công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ và khả năng giao dịch tự động.

cTrader: Một nền tảng giao dịch ngoại hối và CFD với giao diện thân thiện, cung cấp các công cụ phân tích kỹ thuật và khả năng giao dịch thuật toán.

Kết luận

Thị trường Forex có thể thay đổi nhanh như… thời tiết Sài Gòn! Để không bị cuốn theo chiếu gió thì việc bạn cần phải làm chính là trang bị những kiến thức Forex chất lượng. Và VnRebates có thể tự hào cung cấp cho các bạn tất cả những kiến thức về thị trường từ cơ bản đến nâng cao cũng như các khóa học chất lượng nhất. Hãy kết nối ngay với VnRebates để được hỗ trợ.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.