Một trong những quyết định khó khăn nhất mà các traders Forex phải đối mặt hàng ngày là… khi nào nên giữ một lệnh và khi nào nên đóng nó.
Quyết định này thường là quyết định mang lại nhiều khó khăn cho các traders nhất, và bạn phải học cách xử lý nó hiệu quả nếu bạn muốn kiếm tiền đều đặn trên thị trường Forex.
Bài viết này sẽ chỉ tập trung vào một lĩnh vực, đó là biết khi nào nên nuôi một lệnh và biết khi nào nên đóng một lệnh để chốt lời. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
1. Cách quản lý một giao dịch đang có lợi nhuận lớn
Việc liệu nên nuôi lệnh hay đóng lệnh là một vấn đề đau đầu đối với các traders. Thứ cản trở họ trong tình huống này là việc có nên nuôi lệnh của mình để đạt được lợi nhuận lớn hơn hay là đóng vị thế và bỏ đi với một khoản lợi nhuận tiềm năng.
Hãy nhìn vào biểu đồ để phân tích nên nuôi lệnh hay đóng lệnh nhé. Khi bạn nhìn vào biểu đồ thì hãy nghĩ về mức độ biến động của giá gần đây, giá đã di chuyển bao nhiêu khi so với ATR (Vùng biên độ trung bình)?
Có thật sự có một tín hiệu hợp lý cho việc giá sẽ tiếp tục đi theo chiều bạn muốn hay không, hay là bạn chỉ đang tham lam? Nếu bạn đang ở trong một lệnh giao dịch có rủi ro cao hơn gấp 3 hoặc 4 lần những giao dịch khác, bạn thực sự nên dừng lại để tự hỏi bản thân rằng: “Giao dịch này có cơ sở nào để tiếp tục nuôi lệnh hay không?”
Thông thường thì bạn nên Take Profit (Chốt lời) khi một giao dịch đã có lợi nhuận đủ lớn, bởi vì thị trường sẽ luôn biến động và không bao giờ chỉ đi theo 1 chiều, trừ những thời điểm nền kinh tế biến động hiếm hoi.
Đây là một ví dụ về những gì chúng ta bàn luận ở trên được minh họa trong biểu đồ GBPJPY khung D1 từ giữa năm 2010:
Một ví dụ khác:
2. Cách quản lý một giao dịch đang thắng trên thị trường có xu hướng
Một thị trường có xu hướng có thể sẽ tăng Momentum (Động lực) cho một giao dịch đang có lợi cho bạn, và từ đó bạn sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn. Một cách hay để biết rằng liệu bạn có nên nuôi lệnh khi thị trường đang có xu hướng hay không chính là các đỉnh mới (trong xu hướng tăng) hay đáy mới (trong xu hướng giảm).
Nếu có 2 thứ này thì bạn có thể chỉ cần đặt lệnh Stop Loss theo EMA 8 hoặc là cao hơn / thấp hơn một chút so với đỉnh hoặc đáy của ngày hôm trước, rồi để giao dịch diễn ra theo chiều mà bạn mong muốn cho đến khi nó đảo chiều và chạm điểm Stop Loss của bạn.
Sau đây là một ví dụ của những điều trên, được minh họa trong biểu đồ EURUSD khung D1:
Một ví dụ khác:
3. Cách quản lý một giao dịch đang thắng dựa trên tín hiệu Price Action đối lập và vùng hỗ trợ/ngưỡng kháng cự
Một yếu tố khác mà bạn cần khi quyết định xem bạn nên nuôi lệnh hay đóng lệnh chính là tín hiệu Price Action đối lập hoặc một vùng hỗ trợ/ngưỡng kháng cự gần đó. Một tín hiệu Price Action đối lập hoặc vùng hỗ trợ/ngưỡng kháng cự là một lý do chính đáng để đóng một lệnh đang lãi.
Ngoài ra, nếu có một vùng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự mạnh, và bạn muốn sử dụng mức này để Take Profit, thì bạn nên đặt điểm Take Profit trước vùng hỗ trợ/ngưỡng kháng cự một chút thì tốt hơn là cố gắng ép từng pip cuối cùng.
Cũng giống như khi chúng ta sử dụng tín hiệu Price Action để vào lệnh các giao dịch có xác suất cao, chúng ta cũng có thể sử dụng tín hiệu đối lập để thoát khỏi giao dịch. Đã bao nhiêu lần bạn vào lệnh vì thấy một nến pin bar, và sau đó một hoặc hai ngày, một pin bar đối lập khác được hình thành?
Trong trường hợp này, bạn có thể đặt điểm dừng của mình ở ngay trên đỉnh hoặc đáy của nến pin bar đối lập đó, điều này tùy thuộc vào việc bạn đang Long hay Short. Các tín hiệu Price Action đối lập có thể được sử dụng để đóng một lệnh giao dịch có lợi nhuận, tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc vào một tín hiệu đối lập như vậy để thoát khỏi một giao dịch, nó chỉ là một thứ để đề phòng trong trường hợp bạn đang có lãi mà thôi.
Dưới đây là một số ví dụ của những điều trên, được minh họa trong biểu đồ GBPJPY khung D1:
Một ví dụ khác:
4. Cách quản lý một giao dịch đang thắng khi nó tái xác nhận tín hiệu Price Action đã xảy ra
Một trong những dấu hiệu tốt để nuôi lệnh đó là sự tái xác nhận tín hiệu Price Action. Ví dụ: Nếu bạn vào lệnh Long (Mua) và bạn nhận thấy một pin bar hoặc các nhiều pin bar tăng liên tiếp được hình thành trong một xu hướng tăng thì bạn có thể yên tâm với tín hiệu Price Action này vì nó “đồng ý” với hướng mà bạn giao dịch.
Về cơ bản, điều này trái ngược với quy tắc “tín hiệu Price Action đối lập” mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Price Action tái xác nhận này có thể là một chỉ báo rất tố giúp bạn quyết định xem nên nuôi lệnh hay là đóng lệnh. Việc đọc được những tín hiệu như thế này sẽ cho thấy bạn là một trader chuyên nghiệp hay là nghiệp dư đấy!
Đây là một ví dụ về điều trên được minh họa trong biểu đồ AUDJPY khung D1:
Một ví dụ khác:
5. Cách quản lý một giao dịch đang thắng trong các trạng thái thị trường khác nhau
Một yếu tố khác cần xem xét khi quyết định nuôi hay đóng lệnh thắng của bạn là trạng thái hiện tại của thị trường. Một thị trường có xu hướng hay đang không có xu hướng, đang trầm lắng hay biến động?
Trong một xu hướng mạnh mẽ, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để nuôi một lệnh và thu được lợi nhuận lớn hơn. Còn trong một thị trường Sideway (đi ngang), bạn có thể sử dụng các vùng hỗ trợ / ngưỡng kháng cự hoặc các tín hiệu Price Action đối lập để thoát khỏi giao dịch.
Điều quan trọng là bạn phải xem xét trạng thái của thị trường mà bạn đang giao dịch trước khi quyết định có nên thoát khỏi giao dịch của mình hay không.
Dưới đây là các ví dụ về quản lý giao dịch thắng trong thị trường có xu hướng trên biểu đồ USDJPY khung D1 và ví dụ về quản lý giao dịch thắng trong thị trường sideway trên biểu đồ GBPJPY khung D1:’
6. Hãy sử dụng tỷ lệ Risk:Reward
Khi quyết định nuôi lệnh hay đóng lệnh thì điều quan trọng là bạn phải xem xét giao dịch của mình dưới góc độ tỷ lệ Risk:Reward thay vì số pips.
Trước khi tham gia bất kỳ giao dịch nào, điều rất quan trọng là phải tìm hiểu xem bạn có thể kiếm được bao nhiêu Reward (Lợi nhuận) một cách hợp lý so với số tiền mà bạn đang Risk (Mạo hiểm).
Khi giao dịch đó bắt đầu, điều quan trọng là phải nhớ tỷ lệ Risk:Reward được xác định trước của bạn, bạn đừng nên Take Profit trước khi đạt được tỷ lệ Risk:Reward này, trừ khi bạn có một lý do hợp lý để làm như vậy, giống như một trong các những điều chúng ta đã thảo luận ở trên.
7. Lời kết
Nếu bạn thấy cảm thấy bản thân mình đang không chắc rằng nên nuôi hay đóng lệnh, thì điều đầu tiên bạn cần đảm bảo là KHÔNG để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đây là một trong những những sai lầm phổ biến nhất mà các traders Forex thường mắc phải.
Nếu bạn thất bại trên thị trường, bạn luôn có thể tham khảo lại bài viết này và các điểm mà chúng ta đã thảo luận ở trên, đọc qua chúng và ngẫm lại xem có bất kỳ điểm nào trong số đó áp dụng được cho giao dịch hiện tại mà bạn đang tham gia hay không.
Bạn có thể coi bài viết này như một “danh sách những điều cần lưu ý” khi bạn đang trong một giao dịch thắng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chiến lược giao dịch Price Action, hãy tham khảo khóa học dưới đây của Vnrebates nhé!
Bài viết được tham khảo từ [Nial Fuller]
“Tổng hợp bởi Vnrebates.”