ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Liên Hợp Quốc kêu gọi các Chính phủ giải quyết suy thoái kinh tế, ngưng thanh toán nợ

11.04.2020, 08:12 4 phút đọc

Thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến những tổn thất nặng nề và biến động mạnh mẽ trong tháng qua, và để đối phó với cuộc khủng hoảng các nhà đầu tư đã chuyển khoảng 90 tỷ đô la ra khỏi các thị trường mới nổi – đây là cuộc thoái vốn lớn nhất từng được ghi nhận.

Dịch Covid-19 là nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay

Dịch Covid-19 là nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay

Vào thứ Năm vừa rồi, hơn 60 cơ quan và tổ chức quốc tế của Hoa Kỳ kêu gọi các chính phủ phải thực hiện ngay lập tức các bước để giải quyết suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài chính do đại dịch coronavirus gây ra, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo nhất thế giới.

Lực lượng đặc nhiệm liên ngành Liên Hợp Quốc về cấp vốn phát triển cho biết: Hàng tỷ người sống ở các quốc gia đang đứng trước bờ vực kiệt quệ kinh tế vì các cú sốc tài chính bùng nổ do đại dịch COVID-19 gây ra, áp lực nợ nần nặng nề và các chính sách hỗ trợ phát triển chính thức giảm dần.”

Thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến những tổn thất nặng nề và biến động mạnh mẽ trong tháng qua, và để đối phó với cuộc khủng hoảng các nhà đầu tư đã chuyển khoảng 90 tỷ đô la ra khỏi các thị trường mới nổi – đây là cuộc thoái vốn lớn nhất từng được ghi nhận.

Trong một báo cáo dài tới 207 trang, lực lượng đặc nhiệm cho biết trước khi xảy ra dịch COVID-19, một phần năm số quốc gia nghèo đói với hàng tỷ dân vốn được dự đoán sẽ sụt giảm thu nhập vào năm 2020. Và khi đại dịch bùng phát, số người bị ảnh hưởng sẽ không chỉ là hàng tỷ người đó.

Báo cáo cho biết, “những cú sốc kinh tế và tài chính liên quan đến COVID-19 như tình trạng sản xuất công nghiệp bị gián đoạn, giá cả hàng hóa giảm, biến động thị trường tài chính và sự bấp bênh gia tăng – những điều này đang làm tốc độ tăng trưởng kinh tế đình trệ. Các rủi ro từ nhiều phương diện khác cũng gia tăng như việc rút lui khỏi chủ nghĩa đa phương, sự bất mãn và mất lòng tin toàn cầu, tăng nguy cơ khủng hoảng nợ, và những cú sốc khí hậu diễn ra nghiêm trọng và thường xuyên hơn.”

Để ngăn chặn khủng hoảng nợ, các thành viên lực lượng đặc nhiệm kêu gọi đình chỉ thanh toán nợ ngay lập tức khi các nước thuộc top kém phát triển và thu nhập thấp đưa ra yêu cầu.

Lực lượng đặc nhiệm, bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, cũng kêu gọi hành động khẩn cấp để thiết lập lại sự ổn định tài chính. Tổ chức này kêu gọi: đảm bảo đủ thanh khoản, tăng cường mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, thúc đẩy thương mại, tăng khả năng tiếp cận tài chính quốc tế và mở rộng chi tiêu y tế công cộng.

Phó tổng thư ký Hoa Kỳ Amina Mohammed cho biết trong một đoạn phát biểu rằng, “đại dịch COVID-19 là một trường hợp khẩn cấp đầu tiên đối với phát triển toàn cầu và tất cả các quốc gia phải vượt qua thách thức này.”

Bà cho biết, Tổng thư ký Antonio Guterres đã kêu gọi một gói tài chính với giá trị lên đến 10% GDP toàn cầu để giúp các nước đang phát triển và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch.

“Điều đó có thể hiểu giống như là chúng ta có thể đưa 20% GDP làm tác nhân kích thích cho Nhật Bản nhưng chỉ dùng 13% GDP cho Mỹ”, bà nhấn mạnh rằng, “một phần lớn gói này cần tập trung để tạo dựng cơ hội phục hồi tài chính cho những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất”.

Bà Mohamed cũng nói rằng các ngân hàng cũng phải giúp đỡ những người nghèo túng bằng cách giãn nợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cá nhân mất khả năng thanh khoản.

“Điều này cũng bao gồm các biện pháp khuyến khích duy trì việc làm và thúc đẩy thương mại bằng cách loại bỏ các rào cản và hạn chế ảnh hưởng của đại dịch đến chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân”, bà nói.

Báo cáo của lực lượng đặc nhiệm cho biết trong đợt bùng phát COVID-19 này, đặt dưới các biện pháp phong tỏa cách ly vật lý, các trung tâm công nghệ kỹ thuật số đã tìm được chỗ đứng cho mình.

Các công cụ truyền thông kỹ thuật số đã giúp duy trì sự tương tác xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế và giáo dục quan trọng.

Tuy nhiên, hơn 46% dân số thế giới không có quyền truy cập vào internet và các công nghệ kỹ thuật số. Điều này thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.

“Chỉ có sức mạnh của cộng đồng, lấy cảm hứng từ tinh thần trách nhiệm chung và tình đoàn kết, mới có thể giải quyết những thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 mang đến”, ông Zhang Zhenmin, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội phát biểu.

Theo [Indiatoday]

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.