ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch theo phương pháp SMC.

06.11.2023, 09:19 13 phút đọc

Thời gian và giá cả là một sự kết hợp quan trọng của phương pháp SMC. Nếu như giá cả phản ánh cung cầu và tâm lý thị trường ở một thời điểm nhất định thì thời gian lại cho thấy diễn biến tâm lý của đám đông trên thị trường theo thời gian. Từ hưng phấn, hoài nghi, lo lắng chuyển sang sợ hãi rồi tham lam. Tất cả các thái cực cảm xúc trên đều có thể cô đọng trên biểu đồ giá.

Hiểu được tâm lý đám đông chính là hiểu được câu chuyện của thị trường. Hãy cùng VnRebates tìm hiểu câu chuyện này dưới góc nhìn SMC trong serie tiếp theo kết hợp giữa giá cả và thời gian.
Điều này có sẽ có gì thú vị, hãy cùng đến với bài viết đầu tiên với chủ đề: Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch.

1. Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch:

1.1 Thiết lập công cụ FXN phân biệt các phiên giao dịch:

Đầu tiên trước khi nói về sự kết hợp này hãy cùng cài đặt chỉ báo FXN (Asian Session Range) trong biểu đồ TradingView.

Hình 1. Tìm công cụ FXN trên phần Indicator.

Hình 1. Tìm công cụ FXN trên phần Indicator.

Trong phần Inputs chỉ giữ lại 2 mục Show London Session box và Show NewYork Session Box.

Hình 2. Thiết lập Inputs.

Hình 2. Thiết lập Inputs.

Trong mục Style chỉ giữ lại các mục trong hình sau và bỏ chọn tất cả các mục còn lại. Các bạn thay đổi màu sắc theo sở thích của các bạn.

Và đây là biểu đồ sau khi cài đặt công cụ FXN.

Hình 5. Biểu đồ sau khi thiết lập công cụ FXN.

Hình 5. Biểu đồ sau khi thiết lập công cụ FXN.

Mục đích của việc thiết lập trên nhằm phân biệt được các phiên giao dịch với nhau. Cách giá cả di chuyển giữa các phiên vận hành sau khi lunch break diễn ra là một phần quan trọng trong chiến lược này.

Các bạn sẽ xét xem giữa các phiên có sự vi phạm về Session Low hoặc Session High (giá thấp nhất và cao nhất giữa các phiên giao dịch trong ngày) hay không. Đây là chiến lược giao dịch dành cho các Intraday trader và khung M15 sẽ là khung giao dịch chủ yếu của phương pháp này.

1.2 Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch trong xu hướng tăng:

Đầu tiên việc quan trọng nhất của bất kỳ chiến lược nào theo phương pháp SMC chính là xác định cấu trúc thị trường, đối với chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch này vùng giá cần timing là những vùng sideway.

Vùng giá sideway trong khung M15 sẽ trùng với cấu trúc Major trên những khung thời gian lớn hơn và là vùng Supply/ Demand quan trọng bị vô hiệu có khả năng đảo chiều cao.

Xem thêm:

Hình 6. Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc với phiên giao dịch trong xu hướng tăng.

Hình 6. Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc với phiên giao dịch trong xu hướng tăng.

Cùng quan sát mô hình trên. Hãy cùng điểm qua những giai đoạn chính của quá trình sideway trong vùng giá timing.

  • Đầu tiên xu hướng hiện tại thị trường đang là tăng và sau khi tạo Strong High bằng tín BOS thị trường không thể di chuyển được xa hơn nữa. Vùng giá tạo đỉnh Strong High này trùng với Major Supply zone ở khung giờ lớn hơn.
  • Sau khi không thể tiếp tục di chuyển giá phải hình thành tín hiệu CHOCH đầu tiên phá qua Strong Low tạo nên Strong High trước đó, hành động này đánh dấu sự thay đổi xu hướng thị trường.
  • Tiếp theo giá hình thành IDM đóng vai trò là một cú pullback đầu tiên và IDM sau đó bị phá qua. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy xu hướng giảm sẽ hình thành và là dấu hiệu quan trọng nhất trong chiến lược này bắt buộc phải xuất hiện.
  • Sau cú phá vỡ IDM giá đã hình thành quá trình failed to BOS. Ở đây giá có sự phá vỡ giả Strong High đầu tiên tuy nhiên nó chỉ là cái bẫy cho các trader BUY tiếp diễn xu hướng. Đỉnh của Failed to BOS này có thể cao hoặc thấp hơn đỉnh cũ nhưng phải là BOS Failed.

Xem thêm: Phân biệt BOS, CHOCH và dấu hiệu Failed to BOS.

  • Tiếp theo là giai đoạn sideway, đây là giai đoạn khó chịu bậc nhất trong thị trường, nó sẽ rút cạn thanh khoản ở cả phe Buy và Sell. Và tùy theo từng thị trường khác nhau mà diễn biến và cấu trúc thị trường sẽ có phần khác biệt.
  • Vùng giá này phải nằm trong phạm vi giao dịch của phiên trước đó, tuân thủ và nằm giữa Session High/ Low.
  • Giai đoạn này cần bỏ qua tránh giao dịch vì đây là nơi Stop Hunt hay Sweep Liquidty diễn ra rất nhiều lần.
  • Và khi nào thì giai đoạn sideway này kết thúc? Sự kết thúc của giai đoạn sideway này đánh dấu bằng hành động Sweep Liquidity tại đỉnh Failed to BOS trước đó. Giai đoạn này còn được biết đến với cái tên Uptrust after Distribution theo phương pháp Wyckoff.
  • Giai đoạn này như là việc đóng chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài của Buy Traders và sẽ lấy cạn Liquidity của những trader Buy Breakout.
  • Sau giai đoạn Sweep Liquidity đỉnh Failed to Bos giá breakdown mạnh mẽ tạo tín hiệu CHOCH thứ hai qua đáy cuối cùng của vùng sideway (Weak Low) trước khi phá Range giá và hồi lại. Đây là dấu hiệu xác nhận cho xu hướng giảm và là tín hiệu giao dịch quan trọng nhất của chiến lược.

Lưu ý: Vùng giá Breakdown này phải phá vỡ Session Low của phiên giao dịch trước đó thì mới cho tín hiệu xác nhận.

=> Đến đây cấu trúc của chiến lược này đã hoàn thành và việc của các bạn là sẽ tìm ra các POI trong vùng sideway để giao dịch.

Vùng POI tiềm năng phải thuộc vùng giá 0.705 đến 0.79 trên thanh công cụ FIBO OTE. Phải là một trong những Supply zone hợp lệ có các dấu hiệu:

+ Imbalance/ FVG

+ Vai phải trong mẫu hình Quasimodo.

+ Hiden Base đối ứng với vùng sideway.

Đây là một chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc và phiên giao dịch nên target sẽ là vùng Major hoặc Strong High tiếp theo của xu hướng trước đó khung M15. Xu hướng của giai đoạn này có thể không phải là thay đổi xu hướng chính mà chỉ là thay đổi cấu trúc ROF lại thị trường ở HTF.

Ngược lại các bạn cũng có chiến lược tương tự với xu hướng giảm.

1.3 Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch trong xu hướng giảm:

Hình 7. Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc với phiên giao dịch xu hướng giảm.

Hình 7. Chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc với phiên giao dịch xu hướng giảm.Tương tự như quá trình hình thành cấu trúc trong xu hướng tăng, xu hướng giảm cấu trúc thị trường bắt buộc phải có các dấu hiệu sau:

  • Strong Low cuối cùng tạo tín hiệu CHOCH đầu tiên.
  • Sau cú IDM đầu tiên phải tạo tín hiệu Failed to BOS.
  • Giai đoạn sideway rút cạn Liquidity.
  • Tạo đáy mới phá vỡ đáy Failed to BOS.
  • Sau khi tạo đáy giả bằng cách phá vỡ đáy Failed to BOS (Spring) giá tăng tạo CHOCH thứ 2 phá vỡ Weak Low vùng sideway.

Mô hình hoàn thiện và các bạn chỉ việc chọn ra vùng POI tiềm năng sau đó đặt một lệnh limit để Buy.

Điều các bạn cần lưu ý đối với chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch đó là phải chờ đợi các điều kiện đã nêu xảy ra hoàn chỉnh mới tiến hành giao dịch. Và một lưu ý quan trọng nữa chính là phạm vi giá phải tuân thủ các Session High/Low trong giai đoạn sidewayphá vỡ Session khi bước vào giai đoạn cuối cùng.

>> Liên hệ Support của VnRebates để được hỗ trợ đăng ký thành viên và nhận miễn phí KHÓA HỌC VIDEO SMC TINH GỌN

2. Ví dụ trên biểu đồ giá về chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường với phiên giao dịch:

Cùng đến với biểu đồ AUD/USD khung M15 sau:

Hình 8. Biểu đồ AUDUSD khung M15.

Hình 8. Biểu đồ AUDUSD khung M15.

Đầu tiên cùng quan sát cấu trúc của biểu đồ trên, các bạn có thể dễ dảng xác định:

  • Xu hướng hiện tại của cặp tiền đang là một xu hướng tăng. Đồng thời một vùng Demand tiềm năng cũng được note ra làm target cho một lệnh Sell.
  • Sau khi tiến vào vùng giá Supply zone giá không thể đi xa hơn và hình thành cấu trúc Internal.
  • Cấu trúc Internal này không thể tạo BOS tiếp theo và hình thành đỉnh Failed to Bos đầu tiên. Trong trường hợp này có thể thấy nếu cấu trúc Internal tạo ra BOS hoàn chỉnh sẽ hoàn thành quá trình ROF và xu hướng tăng sẽ tiếp tục sau đó.
  • Từ đỉnh Failed to BOS này giá đã tạo ra CHOCH đầu tiên đánh dấu sự kết thúc của xu hướng tăng.
  • Và như phần lý thuyết về chiến lược giao dịch này, giá sau đó hình thành IDM và IDM cũng bị phá vỡ.

Tuy nhiên điều đặc biệt trong biểu đồ trên đó là sự xuất hiện của Failed to Bos thứ 2. Failed to Bos này cũng tuân thủ tuyệt đối cấu trúc của vùng sideway.

  • Dừng lại một chút ở đây, nếu trong vùng sideway hình thành 2 Failed to Bos thì chắc chắn sẽ xuất hiện 2 lần Sweep Liquidity.
  • Sau khi hình thành đỉnh Failed to BOS vùng giá sideway rút cạn thanh khoản thị trường được hình thành.

Đến đây thì các bạn chưa đủ cơ sở để tiến hành bất cứ giao dịch nào. Hãy cùng quan sát diễn biến tiếp theo của thị trường.

Hình 9. Giá giữa các phiên giao dịch luôn tôn trọng vùng sideway.

Hình 9. Giá giữa các phiên giao dịch luôn tôn trọng vùng sideway.

Cùng bật công cụ FXN để xem cách giá giữa các phiên tuân thủ vùng Sideway tạo bởi Strong High.

Sau khi vùng kết thúc vùng giá sideway bằng cây nến quét Liquidity đỉnh Failed to Bos số 2 giá đã breakdown phá vỡ Range và đây cũng chính là lúc giá phiên Á phá vỡ Session Low của phiên Mỹ trước đó.

=> Đây là dấu hiệu cho sự thiết lập một giao dịch Sell tiềm năng như lý thuyết.

Tuy nhiên đây lại là một cấu trúc đặc biệt có đến 2 Failed to Bos xuất hiện. Và hiện tại chỉ mới có một Failed to Bos bị Sweep Liquidity nên các bạn phải tiếp tục chờ đợi. Đây chính là sự kiên nhẫn của một trader chuyên nghiệp cần có.

Hình 10. Hiden Base xuất hiện giao dịch được thiết lập.

Hình 10. Hiden Base xuất hiện giao dịch được thiết lập.

Sau khi phá vỡ NewYork Session Low giá đã không thể đi xa và tại đây những traders Bán sớm đã bị quét sạch.

Như đã phân tích ở phần đầu giá cần phải Sweep Liquidity 2 đỉnh Failed to BOS. Chính vì vậy sau khi giá bật tăng phá vỡ đỉnh Failed to BOS đầu tiên và chạm Major Supply zone chúng ta đã biết thời điểm để vào lệnh Sell đã đến.

Sau khi chạm Major Supply zone giá đã Breakdown mạnh mẽ và tạo BOS, đồng thời đây là phiên Mỹ và giá cũng đã phá London Session Low. Tất cả các điều kiện của chiến lược giao dịch này đã xuất hiện và việc của chúng ta bây giờ là tìm ra vùng giá cần timing.

Các bạn sử dụng công cụ FIBO OTE và xác định các vùng giá 0.5, 0.705, 0.79 có trùng với vùng giá quan trọng cũng như OderBlock, Supply zone nào quan trọng không để đưa ra quyết định.

Trong trường hợp này có thể quan sát được có 2 vùng giá tiềm năng trùng với mức 0.5 và 0.79. Tuy nhiên vùng giá 0.79 đã bị Mitigate và cũng không có Imbalance nào xuất hiện.

=> Chính vì vậy vùng giá trùng với mức 0.5 trên thanh công cụ FIBO OTE được chọn và đây cũng là vùng Hiden Base.

=> Các bạn sẽ đặt một lệnh Sell-limit tại vùng giá này. Stoploss trên vùng giá 5-10 pips và Takeprofit tại vùng Demand đã xác định lúc đầu ở khung M15.

Hình 11. Kết quả chiến lược giao dịch Sell EURUSD khung M15 kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch.

Hình 11. Kết quả chiến lược giao dịch Sell EURUSD khung M15 kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch.

Những diễn biến tiếp theo của thị trường đã đúng như dự đoán và trùng với lý thuyết của chiến lược này. Qua đó đem lại một lệnh giao dịch thành công.

Trên đây là toàn bộ lý thuyết và ví dụ về chiến lược giao dịch kết hợp cấu trúc thị trường và phiên giao dịch. Đây là một chiến lược có xác suất rất cao, hy vọng các bạn có thể nắm rõ được phần nội dung này để đem lại kết quả thành công cho giao dịch của mình.

Để nắm được các ví dụ về chiến lược này một cách trực quan hơn, các bạn có thể tham khảo video dưới đây:

Hãy tiếp tục đồng hành cùng VnRebates để có thêm nhiều kiến thức cũng như chiến lược giao dịch hay theo phương pháp SMC!

VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.