ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Lập kế hoạch pass quỹ để “điệp vụ” không “bất khả thi”

21.03.2024, 15:27 9 phút đọc

Đối với nhiều trader, việc thi đậu quỹ cấp vốn là một trong những con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công trong trading. Tuy nhiên đa số các trader đều gặp khó khăn trong quá trình vượt qua các vòng thi nghiêm ngặt của các quỹ. Hiểu được khó khăn của các bạn, hôm nay VnRebates xin được phép chia sẻ lại “Kế hoạch pass Quỹ” của một trader chuyên nghiệp trên diễn đàn trader không giấu nghề.

Xem thêm:

Kế hoạch pass Quỹ: Liệu “Điệp vụ có khả thi”?

 

“Kế hoạch pass Quỹ”: Liệu Điệp vụ có khả thi?

“Kế hoạch pass Quỹ”: Liệu Điệp vụ có khả thi?

Pass QUỸ và cầm được LIVE, rút được LỢI NHUẬN từ quỹ là 1 hành trình dài của trader quỹ. Nó tính bằng năm chứ không phải tính bằng tuần, tháng.

Và dưới đây là bài chia sẻ con đường cá nhân của tôi, cách để biến con đường vô cùng khó khăn, gian khổ, đầy thách thức này trở nên KHẢ THI với bất kỳ ai.  (đây không phải quy chuẩn hay con đường nhanh nhất, tốt nhất)

Bước 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

  1. Bạn cần phải có một lượng kiến thức nhất định về QUỸ CẤP VỐN nói chung và về quỹ mà mình định lựa chọn thi. Dưới đây là vài nguồn để bạn có thể tìm đọc:
  • Học viện trader chấm COM.
  • Trustpilot (này là tiếng Anh, nếu không có khả năng đọc thì dùng translate). Đây là trang đánh giá về độ uy tín của từng quỹ (thực ra nó là 1 web vote top đầu thế giới về rất nhiều lĩnh vực) cũng như có khả nhiều thông tin hữu ích cho bạn tìm kiếm và mảng thông tin mình đang cần.
  1. Tham khảo ý kiến người đi trước về những điều cần lưu ý, luật ngầm (nếu có), ưu nhược điểm của quỹ định thi. Những thứ này bạn có thể lên mấy Group quỹ để tìm đọc hoặc hỏi những bạn trong nhóm có tương tác nhiều.

Bước 2: XÂY DỰNG 1 KẾ HOẠCH PASS QUỸ KHẢ THI.

  1. Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để dùng được bài viết này, cách làm này là bạn phải biết khá khá về fx, về trading rồi.

Bạn phải có:

  • Kỹ năng trade tạm ổn (từ 6 tháng trở lên)
  • Có ít nhất 1 phương pháp giao dịch đã được BACKTEST kỹ và được đo lường là ổn. (để đảm bảo bạn không thua lỗ do phương pháp giao dịch)

Lưu ý:

  • Các bạn mới nhập môn thì tập trung học hành trước, các bạn chưa đủ sức ở sân chơi này.
  • Các bạn trader “già đời” nhưng vẫn chả có ký năng gì ngoài dca gồng lỗ, nhồi lệnh đại pháp, all in … thì cũng cần học lại cơ bản, backtest trước khi tham gia. Nhiều bạn 4 5 năm kinh nghiệm trong thị trường nhưng đó đơn thuần chỉ là con số thôi – các bạn chỉ thua lỗ với trade ngu là giỏi thôi. (sự thật nó hơi khó nghe)
  1. Thời gian cần và đủ cũng như sự tập trung, nghiêm túc trong công việc.
  • Ít nhất bạn phải có từ 2 tới 3h/ngày. Và tối thiểu 4 ngày trong tuần.
  • Làm việc có kế hoạch, có thời gian biểu, không tranh thủ, tùy tiện. Đây không phải 1 cv dễ để có thể vừa làm 1 việc khác vừa làm việc này. Nó cần sự nghiêm túc và tập trung cao độ.
  • Thời gian để có thể pass quỹ ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tốt quan trọng nhất là NĂNG LỰC TRADE của bạn. Có thể là 3 tháng – 6 tháng – 9 tháng hay 1-2 năm.
  1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH.
  • Dựa trên phương pháp giao dịch của bạn + thời gian + kỹ năng gd + kinh nghiệm gd mà bạn xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp và tối ưu nhất cho mình.
  • Tất cả bạn phải ghi chép ra giấy 1 cách cụ thể, chi tiết, không qua loa. Đây là việc rất quan trọng quyết định thành bại trong hành trình pass quỹ.

Dưới đây là cách chia, tính khối lượng giao dịch trên tài khoản quỹ tôi đã làm:

Ví dụ là với tài khoản thi quỹ 10.000 $

– Giới giạn thua lỗ ngày cho phép tối đa là 5% = 500$

– Giới hạn thua lỗ tối đa cho phép là 10% = 1.000$

– Lợi nhuận phải đạt vòng thi 1 là 10% = 1.000$

– Lợi nhuận phải đạt vòng thi 2 là 5% = 500$

Ta chia 1.000$ cho 50 lệnh = 20$ chính là số thua lỗ cho phép của 1 lệnh giao dịch.

Từ đó tùy cặp giao dịch mà ta di volume sao cho phù hợp với mức cài đặt stoploss theo từng chiến dịch giao dịch cụ thể (đánh ngắn, đánh dài)

Có thể tính với XAU/USD thì với 20$ cho Stop Loss thì bạn có thể đi tối đa 0.02 – 0.04 lot (SL từ 5-10 giá)

Nếu bạn là người lần đầu đến với thử thách QUỸ CẤP VỐN thì trước khi mua tài khoản thi bạn nên thử áp dụng kế hoạch trên với tài khoản DEMO trước.

Do vài quỹ có cho dùng thử Demo nhưng thời gian khá là ngắn (1 tuần với 2 tuần) nên việc tập, thực hành nhiều khi bị gián đoạn. Bạn có thể mở tài khoản Demo Exness (loại Standard) và cài đặt đòn bẩy về 50 hoặc 100 thì bạn có cũng gần giống với tk Demo của quỹ.

▪️ Giai đoạn 1:

– Ngày giao dịch không quá 5 lệnh. Nếu không phải bạn giao dịch theo chiến lược scalp thì ngày 5 lệnh đôi khi là còn nhiều và chưa chắc có đủ 5 cơ hội cho bạn vào lệnh theo phương pháp đã chọn.

Còn nếu bạn đánh Scalp đây không phải con đường bạn đi. Tôi rất hạn chế chia sẻ về cách giao dịch này vì nó thường đẩy trade vào trạng thái mất kiểm soát, mất ăn và dễ bị nghiện.

– Nguyên tắc là 1 ngày không quá 5 lệnh. Nếu thắng trên 4 lệnh thì bạn có thể được cộng thêm 1 lệnh. Còn thua 4-5 lệnh liên tiếp bạn phải đứng dậy, đóng tài khoản và nghỉ ít nhất 1 ngày.

Chỉ có bạn đánh bậy, đánh láo, cờ bạc, không theo phương pháp nào cả thì mới dễ có khả năng xảy ra 5 lệnh thua liên tiếp. Nên để xảy ra 5 lệnh thua liên tiếp là do bạn đang sai cả về phương pháp và tâm lý rồi. PHẢI DỪNG LẠI NGAY (điều này khá thách thức với nhiều trader – nhiều người làm được, nhiều người không làm được và thường nhồi lệnh, gấp lệnh dẫn tới dễ cháy tài khoản. Nếu có được 1 người đồng hành kèm cặp bạn ở giai đoạn này thường bạn sẽ tiến bộ khá nhanh)

– Hãy làm liên tục như vậy trong 1-2 tháng để bạn thực sự nhận ra NĂNG LỰC TRADE của mình đang ở mức nào. Hãy nhớ đoạn này vẫn là đoạn bạn đang học và tập pass quỹ. Nên hãy tập để làm quen, tối ưu và dần tìm ra thứ tốt nhất của mình. Đừng quá tập trung vào việc phải pass quỹ, pass nhanh, vì dù bạn bằng cách nọ cách kia may mắn pass được quỹ trong thời gian ngắn thì TÔI CHẮC CHẮN bạn cũng không giữ được tk LIVE chứ đừng nói tới việc rút được lợi nhuận (tỷ lệ cháy tài khoản Live là rất cao ở các lần 1-2-3)

▪️ Giai đoạn 2-3-4…

Khi kỹ năng trade của bạn tốt hơn, tâm lý vững hơn, kỷ luật, sự nhất quán theo kế hoạch ban đầu luật bạn thực hiện OK hơn thì hãy nghĩ tới giảm bớt tỷ lệ chia cho 1 lệnh.

Ban đầu là loss tối đa 1000$, chia cho 50 lệnh để giới hạn mức lỗ 20$ 1 lệnh, thì bạn có thể giảm dần xuống 40 – 30 – 20

Đối với các tài khoản lớn hơn, 50k, 100k, 200k thì việc chia cũng phải tăng lên để giảm khối lượng giao dịch của 1 lệnh xuống. Vì khi số tiền khác nhau, tâm lý giao dịch cũng sẽ khác nhau, giới hạn chịu đựng việc thua lỗ là khác nhau.

————-

Những sai lầm chết người

1. Khá nhiều bạn hỏi tôi là đặt RISK là bao nhiêu % tài khoản – tôi đều không trả lời. Vì việc tôi đặt nó là bao nhiêu phụ thuộc vào kỹ năng trình độ của tôi, phương pháp, chiến lược giao dịch, thói quen của tôi – các thứ của bạn có tương ứng với người ta không mà bạn copy cách họ làm.

2. Rất nhiều bạn mới vào trade quỹ để RISK là 1% tài khoản (có thể là nghe từ người đi trước). Đây là 1 sai lầm chết người.

Trade quỹ, bạn thực chất chỉ có 10% tài khoản – và 1 ngày không được thua quá 5%. Nếu trừ trượt giá và phí đi thì 1 ngày thậm chí bạn còn chưa có tới 5%. Nếu bạn để RISK = 1% tức bạn chỉ có thể chịu được tối đa 5 lệnh thua liên tiếp. Và khi bạn thua mất 5% hoặc hơn thì gần như 100% bạn sẽ cháy sớm thôi. Vì hành trình gỡ lỗ về bờ nó cần rất nhiều thứ ở mức độ cao, trong khi cái gì của bạn cũng đang ở mức độ thấp và trung bình.

Nên việc đặt RISK >= 1% được coi là chiến lược giao dịch rủi ro cực cao trong trade quỹ. Tức mỗi lệnh tương đương với >= 10% của tài khoản cá nhân.

– Ngày tôi mới học, thầy bắt tôi chia 10% ra 100 lệnh – ngày đánh max 5 lệnh thì để cháy được tk cũng không phải dễ.

Cũng có nhiều anh em khi trade quỹ cũng tự lên KẾ HOẠCH chi tiết cho mình, nhưng vướng 2 thứ:

– 1 là chưa có nhiều kinh nghiệm

– 2 là lòng tham còn quá lớn

Nên việc lên kế hoạch cơ bản không dựa trên nhiều cơ sở thực tế mà thường là Kế hoạch theo những thứ MÌNH MUỐN nhiều hơn, đâm ra là phá sản, toang hết.

———————————————————–

Thay cho lời kết:

Quá trình “pass” quỹ cấp vốn không hề dễ dàng. Đó là những thử thách không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng giao dịch, quản lý rủi ro và kiểm soát tâm lý. Để thuyết phục các quỹ uy tín cung cấp vốn, bạn phải có một chiến lược rõ ràng, một lịch sử giao dịch ấn tượng và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường biến động.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình này là xây dựng niềm tin. Không chỉ là niềm tin của các quỹ cấp vốn vào chiến lược của bạn mà còn là niềm tin của bản thân vào khả năng của mình. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm, bởi việc thuyết phục người khác tin tưởng vào bạn không bao giờ dễ dàng.

Nhưng khi bạn đặt ra mục tiêu và làm việc hết mình với niềm đam mê và sự cam kết, thì mọi khó khăn đều trở nên khả thi. Hành trình “pass” quỹ cấp vốn không chỉ là việc khẳng định bản thân mình trên thị trường tài chính mà còn là bước đầu tiên trong việc xây dựng một sự nghiệp giao dịch thành công.

Nguồn: Trader không giấu nghề.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.