Để hiểu được giá trị của Bitcoin, điểm xuất phát tốt nhất có lẽ là một tài sản vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta: vàng!
Vàng
Vàng – kim loại nổi tiếng nhất và cũng là một trong những kim loại lâu đời nhất loài người từng biết đến. Theo các nhà sử học, con người bắt đầu khai thác vàng vào khoảng 7000 năm trước công nguyên – còn trước cả khi những kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng – điều này đồng nghĩa với việc con người bắt đầu khai thác vàng từ khi những con voi Ma-mút còn đang sải bước trên trái đất.
Vàng tạo ra những món trang sức tuyệt vời nhờ độ bền qua thời gian của nó, và có thời điểm vàng từng được sử dụng như một dạng tiền tệ ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị sử dụng của Vàng chiếm phần rất nhỏ trong giá giao dịch của nó. Giá vàng vượt xa những kim loại có tính ứng dụng cao, giúp xây dựng nên thế giới hiện đại ngày nay như đồng, sắt, nhôm, kẽm…
Lý do nào khiến cho loài người ưu ái vàng như vậy?
Bitcoin
Và 2009, thế giới biết đến Bitcoin.
Với tham vọng tạo nên một loại “tiền mặt” đóng vai trò trong giao dịch hàng ngày, Bitcoin nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu của nó về mặt tốc độ và sự bất ổn về giá cả. Một giao dịch bitcoin có thể mất từ 10 phút đến… vài ngày để hoàn thành, cộng với việc biến động giá quá bất ổn trong ngắn hạn đã khiến nó khó có thể được sử dụng cho mua bán trao đổi hàng hoá.
Không ai muốn sở hữu một lượng tiền đủ để mua một tô phở cho buổi sáng, chỉ để nhận ra rằng sáng hôm sau, số tiền này chỉ có thể mua được nửa tô.
Tuy nhiên sau rất nhiều biến động và những sự “vật lộn” về giá trị, giờ đây Bitcoin đã được biết đến rộng rãi như một kênh lưu trữ tài sản lâu dài – như một loại “vàng” của thế kỷ 21.
Vậy giá trị của vàng và bitcoin đến từ đâu?
Những người hoài nghi và những người theo chủ nghĩa giá trị nội tại sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giải thích mức giá mua bán của hai tài sản này, bởi giá trị sử dụng của chúng thực sự rất thấp so với giá giao dịch. Vậy cơ sở định giá ở đây là gì?
1. Lý giải đầu tiên: vàng và bitcoin đều sở hữu những đặc tính cần và đủ để khiến chúng trở thành vật lưu giữ giá trị trong dài hạn:
Nhân tố | Vàng | BTC | |
ĐK cần | Mức độ khan hiếm vừa phải |
Đủ ít để tạo ra sự khan hiếm, nhưng lại đủ nhiều để mọi người đều biết tới. Lượng vàng khai thác hàng năm là rất nhỏ so với lượng đang tồn tại, khiến cho vàng trở thành công cụ tuyệt vời để chống lại sự lạm phát của tiền giấy. |
Tổng lượng bitcoin trên thế giới là một con số cố định, cùng với lượng bitcoin có thể được sản xuất ra là không lớn – điều đó khiến nó trở thành một dạng tài sản hoàn hảo để chống lại sự lạm phát của tiền giấy. |
Chi phí sản xuất | Chi phí để khai khác thứ kim loại quý hiếm này không hề nhỏ: hiện ở mức trên 900 đô cho 1 ounce | Chi phí để “đào” được 1 bitcoin là tương đối cao, được coi là vào khoảng từ 5000-8500 đô/BTC. | |
Bền bỉ qua thời gian | Có tính chống oxy hóa cực tốt và gần như không bị ảnh hưởng bởi các tác động thời tiết. Điều này càng khiến vàng phù hợp cho vai trò tích trữ lâu dài. | Tuổi thọ của Bitcoin là vô hạn: Giống như hạn sử dụng của nước thực chất là hạn sử dụng của chiếc chai đựng, tuổi thọ của BTC thực chất là tuổi thọ của ổ cứng lưu trữ nó. | |
ĐK đủ | Đại diện cho giá trị tinh thần | Liên hệ với sự cao quý và sang trọng |
Đại diện cho những công dân công nghệ, những người sùng bái sự phát triển của công nghệ. |
Tuy nhiên, đôi khi một thứ tài sản có giá trị chỉ đơn giản là vì xã hội thừa nhận giá trị của tài sản đó, và điều đó đúng hơn bao giờ hết với vàng và Bitcoin;
2. Lý giải thứ hai: Các tài sản này có giá trị từ “niềm tin”!
Có một sự thật là chúng ta tin tưởng vào vàng không phải do biết về những đặc tính của kim loại này, mà do chúng ta biết rằng rất nhiều người sẽ sẵn sàng trả giá cao để có được nó. Đây chính là câu chuyện đang xảy ra với bitcoin, khi đồng tiền này có một lượng “fan” đông đảo sẵn sàng thừa nhận giá trị của nó thông qua giao dịch mua bán. Và chính niềm tin rằng có những người sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra sở hữu BTC đã biến giá trị của đồng “tiền ảo” này thành “thật”.
Khi mới ra mắt vào năm 2009, bitcoin dần dần chiếm được sự ưu ái của một bộ phận những người yêu công nghệ. Những cá nhân này đẩy giá BTC lên tới mốc gần 20 ngàn đô la trong năm 2017. Tuy nhiên lúc này, nhóm người tin vào Bitcoin chỉ là những cá nhân, lượng người biết tới thứ tài sản này còn chưa nhiều và qua đó, niềm tin vào nó còn ở mức thấp.
Và rồi 2020, với những bất ổn của nó đã mang tới cho BTC một sự củng cố “niềm tin” từ những khối tài sản khổng lồ đang tìm chỗ trú ẩn – các quỹ đầu tư.
Nguồn tiền đầu tư từ các quỹ đẩy mức giá BTC lên tới mức hơn $33,000/BTC tại thời điểm viết. Tỷ phú nổi tiếng trong Sharktank của Mỹ – Mark Cuban – đã chia sẻ với forbes trong một cuộc phỏng vấn: ”đã có đủ số người thừa nhận [Bitcoin] như là một tài sản đầu tư”. Tất cả những chỉ báo này cho thấy BTC đã có được sự công nhận giá trị đến từ những bộ phận quan trọng nhất trong ngành tài chính.Một bài báo của Forbes vào tháng 8 vừa qua tiết lộ danh sách hơn 20 quỹ đầu tư đang sở hữu Bitcoin. Hay theo một khảo sát khác từ Fidelity cho thấy gần 300 trong số 800 quỹ đầu tư ở Mỹ và Châu Âu cho biết họ đang sở hữu tiền ảo trong danh mục đầu tư của mình, và đương nhiên, bitcoin chiếm phần lớn.
Liệu Bitcoin thật sự có giá trị?
Không còn ai đặt câu hỏi “liệu vàng thật sự có giá trị?” vào năm 2021, và với tất cả sự tương đồng giữa hai tài sản, câu hỏi này có lẽ đã trở nên lỗi thời với Bitcoin.
“Bitcoin sẽ có giá bao nhiêu?” mới là câu hỏi khiến các trader thao thức trong năm mới này!