VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-fxtm
Mở TK và hoàn phí 0
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot

FCA là gì và 4 điều kiện cơ bản để thành lập Forex Broker thuộc FCA UK

26.08.2020, 08:37 11 phút đọc

Ngày nay, theo đà phát triển của thị trường tài chính, ngày càng có nhiều sàn giao dịch ngoại hối ra đời với nhiều lời chào mời hấp dẫn. Vậy làm sao để tìm được một forex broker uy tín? Câu trả lời đó là hãy xem xét broker đó được cấp phép và quản lý bởi cơ quan nào. Hiện giấy phép do FCA cấp được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá các nhà môi giới ngoại hối forex broker có uy tín và an toàn hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu thêm FCA là gì và 4 điều kiện cơ bản để thành lập Forex Broker thuộc FCA UK.

1. FCA là gì?

Financial Conduct Authority (UK) (FCA) từ lâu đã được biết đến là cơ quan quản lý của ngành dịch vụ tài chính chịu trách nhiệm về hoạt động của thị trường tài chính của Vương quốc Anh. Tổ chức này hoạt động theo mục tiêu đảm bảo thị trường trung thực và công bằng cho các cá nhân, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thị trường tài chính và thúc đẩy cạnh tranh.

Hiện giấy phép do FCA cấp được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá các nhà môi giới ngoại hối forex broker có uy tín và an toàn hay không. Vậy FCA là gì?

FCA là gì?

FCA là gì?

FCA (Financial Conduct Authority – Cơ quan kiểm soát ngành tài chính) là cơ quan quản lý ngành dịch vụ tài chính tại Anh. Cơ quan này hiện đang quản lý hơn 56.000 tổ chức với nhiệm vụ chính yếu là đảm bảo sức khỏe của ngành dịch vụ tài chính nước này thông qua việc phát hiện và xử lý các hành vi thao túng, nội gián, lạm dụng thị trường.

FCA được thành lập tháng 1/2013 nhằm thay thế cho Cơ quan giám sát dịch vụ tài chính FSA (Financial Services Authority).

Nói về mô hình giám sát tài chính nói chung, giám sát thị trường chứng khoán nói riêng tại Anh thì quốc gia này đã trải qua nhiều thời kỳ và áp dụng các mô hình khác nhau theo từng giai đoạn. Trước năm 2013, hoạt động giám sát tài chính của Anh chạy theo mô hình thống nhất do FSA thực hiện. FSA thực hiện các chức năng sau:

  • Chức năng giám sát hệ thống ngân hàng
  • Giám sát Dịch vụ tài chính
  • Giám sát trường chứng khoán

Tuy nhiên, FSA đã thất bại trong việc ngăn cản cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 dẫn đến việc Chính phủ Anh Quốc phải giải thể FSA, thay đổi mô hình từ quản lý, giám sát tập trung sang hình thức giám sát do nhiều cơ quan quản lý cùng đảm nhiệm với việc ban hành một đạo luật mới là Đạo luật Dịch vụ Tài chính Anh. 3 cơ quan sau được thành lập để thay thế cho FSA:

  • Cơ quan thực thi tài chính Anh (FCA)
  • Cơ quan Luật lệ An toàn (PRA)
  • Ủy ban chính sách tài chính (FPC)

Mỗi cơ quan sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong đó:

  • FCA UK là tổ chức phi Chính phủ, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo các dịch vụ tài chính và thị trường tài chính hoạt động theo hướng có lợi cho người tiêu dùng và cả cho các công ty thành viên, khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Cơ quan này vẫn trực thuộc Bộ Tài Chính Anh và Quốc Hội Anh và có kinh phí hoạt động được lấy từ phí thành viên.

Bằng cách sử dụng phân tích, đánh giá thông tin tin cậy từ tổ chức tham gia thị trường, trong phạm vi quyền hạn, khi phát hiện các “giao dịch khả nghi”, FCA có quyền yêu cầu các tổ chức tham gia thị trường, trong đó có các công ty cung cấp dịch vụ giao dịch các công cụ tài chính nhất định phải báo cáo.

  • PRA trực thuộc Ngân hàng Anh, có chức năng nhiệm vụ giám sát an toàn vi mô và vĩ mô, xử lý rủi ro hệ thống, ban hành các quy định, đảm bảo và giám sát các tổ chức tài chính như ngân hàng, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm và xã hội.
  • FPC cũng thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Anh thực hiện quản lý FCA và PRA, giám sát giao dịch và giám sát rủi ro trường chứng khoán chủ yếu được thực hiện bởi Ngân hàng.

2. Tôn chỉ, trách nhiệm và mục tiêu hoạt động của FCA UK

Tôn chỉ, trách nhiệm và mục tiêu hoạt động của FCA UK

Tôn chỉ, trách nhiệm và mục tiêu hoạt động của FCA UK

a. Tôn chỉ hoạt động của FCA

Tôn chỉ hoạt động của FCA là đảm bảo sự vận hành trơn tru của ngành tài chính và FCA thực hiện điều này bằng các cách thức sau đây:

  • Bảo đảm một mức độ bảo vệ thích hợp cho khách hàng và nhà đầu tư
  • Đẩy mạnh cạnh tranh trong ngành tài chính vì lợi ích của khách hàng và nhà đầu tư
  • Đảm bảo và tăng cường tính chính trực của thị trường tài chính

b. Trách nhiệm của FCA

Ngoài tôn chỉ hoạt động trên, FCA có các trách nhiệm khác sau:

  • Giám sát việc tuân thủ các yêu cầu quy định
  • Giám sát của người có thẩm quyền
  • Tiến hành các hoạt động cưỡng chế
  • Chịu trách nhiệm kiểm soát ngành tín dụng tiêu dùng như một Văn phòng Thương mại Công từ năm 2014

c. Mục tiêu hoạt động của FCA

Mục tiêu hoạt động của FCA là đảm bảo thị trường tài chính nước Anh được hoạt động tốt, công bằng và hiệu quả đối với cả khách hàng và nhà đầu tư. Các mục tiêu cụ thể của tổ chức này được thể hiện dưới đây:

  • Bảo vệ khách hàng
  • Bảo vệ thị trường tài chính
  • Thúc đẩy cạnh tranh

3. 4 điều kiện cơ bản để thành lập Forex Broker thuộc FCA UK

Forex broker phải trải qua quy trình đăng ký nghiêm ngặt nếu muốn trở thành thành viên trực thuộc FCA UK và phải tuân thủ tất cả các quy định chặt chẽ do FCA áp đặt, đó là:

  • Phân tách riêng biệt 2 loại tài khoản bao gồm: tài khoản vốn của sàn; tài khoản chứa tiền ký quỹ của khách hàng
  • Là thành viên của chương trình bồi thường của Anh
  • Duy trì tiền vốn hoạt động đạt tổi thiểu 1 triệu bảng Anh và mức đền bù cho khách hàng lên đến tối đa là 50.000 bảng Anh. Nhờ vậy, người giao dịch có thể dùng dịch vụ của thanh tra tài chính để giải quyết sự vụ nếu xảy ra tranh chấp với 1 forex broker đăng ký FCA.

FCA cấp phép cho nhiều loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình công ty được áp dụng các điều kiện khác nhau.

Danh sách các doanh nghiệp được FCA cấp phép bao gồm:

  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng
  • Công ty quản lý yêu cầu bồi thường
  • Công ty tín dụng tiêu dùng
  • Công ty bảo hiểm và môi giới bảo hiểm
  • Các quỹ tương hỗ
  • Công ty bảo hiểm nhân thọ và trợ cấp hưu trí
  • Công ty quản lý đầu tư
  • Tiền điện tử và các tổ chức thanh toán
  • Fintech và các công ty sáng tạo
4 điều kiện cơ bản để thành lập Forex Broker thuộc FCA UK

4 điều kiện cơ bản để thành lập Forex Broker thuộc FCA UK

Điều kiện để các công ty môi giới trên thị trường ngoại hối (forex broker) được quy định và ủy quyền bởi FCA bao gồm:

a. Yêu cầu về nguồn vốn tối thiểu

Dưới đây là yêu cầu về nguồn vốn tối thiểu đối với 3 danh mục giấy phép liên quan đến dịch vụ môi giới ngoại hối ở Anh nhằm đảm bảo các công ty có thể đáp ứng được nghĩa vụ tài chính của mình, cụ thể:

  • Giấy phép đại lý: dành cho Market Maker, điều kiện vốn tối thiểu là 730,000 bảng Anh.
  • Giấy phép trung gian: dành cho những nhà môi giới STP, điều kiện vốn tối thiểu là 125,000 bảng Anh. Các forex broker được cấp giấy phép đại lý và giấy phép trung gian có quyền cung cấp cho khách hàng nền tảng để giao dịch Hợp đồng chênh lệch (CFD) forex, cổ phiếu, hàng hóa…
  • Giấy phép nhà môi giới bị hạn chế: dành cho các broker không giữ tiền của khách hàng mà chỉ tiếp thị và bán các sản phẩm tài chính. Yêu cầu vốn tối thiểu là 50,000 bảng Anh. Nhà môi giới sở hữu giấy phép này chỉ được giới thiệu khách hàng đến một đại lý hoặc công ty trung gian khác.

b. Điều kiện về con người

Kinh nghiệm và trình độ của nhân sự là một trong số những điều kiện bắt buộc mà FCA yêu cầu đối với các broker. Tổ chức này yêu cầu những người đang nắm giữ những vị trí chủ chốt nhất của công ty phải vượt qua các bài test của FCA và phải được FCA chấp thuận.

c. Quy định về sự hiện diện của “CEO” và “CCO”

FCA yêu cầu cả Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO), Giám đốc tuân thủ (Chief Compliance Officer – CCO) phải đều đang làm việc tại Vương Quốc Anh chứ không phải một chi nhánh hay văn phòng ở một quốc gia nào khác.

Đồng thời, cả 2 nhân sự đảm nhiệm vị trí này phải vượt qua bài test về mức độ phù hợp thì công ty môi giới mới có được giấy phép ủy quyền từ FCA.

d. Kế hoạch kinh doanh

Các broker phải chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh thật khả thi nếu muốn được cấp phép từ FCA.

Ngoài ra, FCA còn áp dụng một số điều kiện khác tùy thuộc vào quy mô của mỗi công ty.

4. FCA kiểm soát các sàn forex thế nào?

FCA thực hiện giám sát mọi quy tắc ứng xử và hành vi của tất cả các công ty môi giới được cấp phép theo một số quy định bắt buộc phải tuân thủ như sau:

  • Tách biệt quỹ của khách hàng, tiền gửi của nhà đầu tư với tài khoản của công ty. Số tiền này sẽ không được sử dụng vào mục đích chi trả chi phí hoạt động hay đầu tư của công ty môi giới.
  • Các nhà môi giới phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo và kiểm toán và cung cấp báo cáo tài khoản hàng tháng cũng như các báo cáo an toàn vốn hàng ngày, báo cáo tài chính tháng, quý và năm đã được kiểm toán.
  • Tuyên bố rủi ro: broker phải thực hiện cảnh báo rủi ro về đầu tư forex cho tất cả khách hàng của mình.
  • Tỷ lệ đòn bẩy: broker không thể cung cấp cho khách hàng tỷ lệ đòn bẩy quá cao, đòn bẩy càng cao thì rủi ro trên tài khoản của họ càng lớn.
  • Dịch vụ khách hàng: tôn chỉ FCA yêu cầu các broker phải đáp ứng là “ Lấy khách hàng làm trung tâm”, không được làm bất kỳ điều gì gây tổn thất cho tài sản của khách hàng. FCA đặc biệt nghiêm cấm các hành vi thao túng giá cả trên thị trường, tham gia giao dịch trên thị trường với vị thế chống lại khách hàng, tư vấn hoặc đưa ra những lời khuyên gây bất lợi cho nhà đầu tư… Ngoài ra, broker phải bảo mật thông tin khách hàng.
  • Ngoài ra, broker được cấp phép bởi FCA phải chấp hành một số quy định về đội ngũ quản lý, kế hoạch kinh doanh, bằng chứng về bồi thường cho khách hàng…

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn FCA là gì và những điều kiện để một broker được cấp phép bởi cơ quan quản lý tài chính uy tín này. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích thêm vào hành trang trở thành một trader thành công.

Tổng hợp bởi VnRebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.