VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 9 $/lot
justmarkets
Mở TK và hoàn phí 1.2 $/lot
mc-prime
Mở TK và hoàn phí 4.2 $/lot

EU bế tắc trong kế hoạch phục hồi kinh tế hậu COVID-19 sau 1 ngày đàm phán căng thẳng

20.07.2020, 10:46 5 phút đọc

BRUSSELS (Reuters) – Vào hôm thứ Sáu vừa qua, các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu (EU) đã thất bại trong cuộc đàm phán về kế hoạch kích thích kinh tế đầy tham vọng nhằm phục hồi các nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch coronavirus. Phải đến nửa đêm, các lãnh đạo mới được trở về khách sạn của họ ở Brussels để nghỉ ngơi trước khi nhóm họp lại vào buổi sáng hôm sau.

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong buổi đàm phán tại Brussels

Tại hội nghị thượng đỉnh trực diện đầu tiên trong suốt 5 tháng qua này, phần lớn trong số 27 nhà lãnh đạo đã tuyên bố rằng một thỏa thuận là rất quan trọng để giải cứu các nền kinh tế đang rơi tự do cũng như củng cố niềm tin vào Liên minh châu Âu, vốn đã bị lung lay suốt nhiều năm qua do các khủng hoảng liên tiếp xảy ra.

Nhưng các quan chức cho hay, một nhóm nước giàu có nhưng có lập trường thận trọng mà đứng đầu là Hà Lan phản đối kế hoạch về quỹ phục hồi này, trước sự phản đối đến từ Đức, Pháp, các quốc gia miền nam như Ý và Tây Ban Nha và các quốc gia Đông Âu.

Các khoản tiền được đề xuất trong hội nghị bao gồm ngân sách của Liên minh châu Âu giai đoạn 2021-27 trị giá hơn 1 nghìn tỷ Euro và quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ euro trị giá 750 tỷ Euro sẽ được chuyển chủ yếu đến các quốc gia ven biển Địa Trung Hải bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Các nhà ngoại giao cho biết 27 nhà lãnh đạo còn lại vẫn duy trì tỷ lệ so với quy mô chung của gói cứu trợ này, sự phân chia giữa các khoản cứu trợ và các khoản nợ phải trả trong quỹ phục hồi kinh tế và các quy tắc pháp luật kèm theo.

Một quan chức EU cho hay, trở ngại chính là việc rà soát các thủ tục để được hưởng tài chính từ quỹ phục hồi kinh tế này, khi thủ tướng Hà Lan ông Mark Rutte yêu cầu một quốc gia có thể chặn gói trợ cấp kinh tế này này nếu các quốc gia thành viên chống lại cải cách kinh tế.

“Nếu họ muốn các khoản vay và thậm chí các khoản trợ cấp thì tôi nghĩ điều đó chỉ hợp lý khi tôi có thể giải thích với người dân Hà Lan rằng đổi lại các biện pháp cải cách phải được diễn ra”, ông Rutte còn cho biết thêm “ước tính cơ hội cho thỏa thuận này là 50-50”.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki thậm chí còn bày tỏ quan điểm ảm đạm hơn. Khi kết thúc ngày đàm phán đầu tiền, ông Mateusz Morawiecki đã có động thái trên Twitter rằng các lãnh đạo EU bị chia rẽ bởi một loạt các vấn đề và ông cũng cho biết rằng khả năng rất cao, họ sẽ không đạt được thỏa thuận vào thứ Bảy hoặc thậm chí vào Chủ nhật nếu hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày theo lịch trình.

Thủ tướng Đức bà Angela Merkel, vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 66 của mình quanh bàn đàm phán tại Brussels, cũng thận trọng khi bày tỏ ý kiến về cơ hội cho cuộc đàm phán lần này khi thừa nhận khác biệt giữa các bên là “rất, rất lớn”.

Toàn cảnh phiên họp của Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19 tại Brussels, Bỉ ngày 17/7/2020 (Ảnh Reuters)

Sau màn chào hỏi bằng việc chạm khuỷu tay giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của EU và việc trao quà sinh nhật cho Thủ tướng Đức bà Angela Merkel và Thủ tướng Bồ Đào Nha, ông Antonio Costa, các cuộc họp căng thẳng diễn ra vào buổi tối với thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Thế giới đang chứng kiến điều gì ?

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người chỉ trích cáo buộc bóp nghẹt truyền thông, học giả và tổ chức phi chính phủ, đe dọa phủ quyết toàn bộ kế hoạch bằng một cơ chế sẽ đóng băng các quốc gia không tuân theo các tiêu chuẩn dân chủ.

Với các nền kinh tế EU chìm sâu trong suy thoái và các biện pháp cứu trợ kịp thời như các đề án làm việc ngắn hạn ngắn sắp hết, “bóng ma” của một mùa thu đầy khó khăn và bất mãn đang xuất hiện.

EU đã vật lộn bao chông gai để tới được “hồi kết” của câu chuyện Brexit cũng như bị bầm dập bởi những khủng hoảng trong quá khứ, từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến các vấn nạn về tình trạng nhập cư.

Một cú sốc kinh tế khác có thể khiến Liên minh châu Âu phải đối mặt với ngày càng nhiều các lực lượng như đảng chống chính sách liên minh (Eurosceptic), chủ nghĩa dân tộc và lực lượng khủng bố làm suy yếu lập trường chống lại Trung Quốc, Hoa Kỳ hoặc Nga.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trước hội nghị rằng: “Cả thế giới đang dõi theo chúng ta”.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về tình trạng thuốc men, thiết bị y tế, đóng cửa biên giới và tình hình tài chính, Liên minh châu Âu đã cố gắng đồng thuận một kế hoạch trị giá nửa nghìn tỷ Euro để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu tiên.

Các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải hiện muốn được tài trợ từ gói phục hồi kinh tế để ngăn chặn nền kinh tế của họ gánh chịu những khoản nợ nần ngày một lớn hơn.

Đây là bức tranh toàn cảnh chúng tôi đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis phát biểu: “Chúng tôi cần … một giải pháp đầy tham vọng bởi vì công dân của chúng tôi mong đợi rất nhiều vào kế hoạch này”.

Tổng hợp bởi Vnrebates

Theo Reuters

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.