ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

EOS coin là gì? “Sát thủ của Ethereum” là đây

26.09.2020, 10:30 11 phút đọc

Các traders luôn mong muốn tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ việc đầu tư vào các loại tiền điện tử. Trong số các loại tiền điện tử phổ biến trên thị trường hiện nay, phải kể đến EOS coin. Vậy EOS là gì? EOS coin là gì? Và bạn cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào EOS.

Tổng quan về EOS

Tổng quan về EOS coin

1. EOS là gì?

1.1 Tổng quan về EOS

EOS (EOS.IO) được biết đến như là một nền tảng Blockchain để phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp) và Smart Contract. Ngoài ra, khi xét về tính năng thì EOS được xem như là tương tự với Ethereum. Bởi vì sự tương tự này, nên EOS còn được gọi là “sát thủ của Ethereum“.

Vậy EOS là gì? Hiểu một cách đơn giản thì EOS là một nền tảng DApp đơn giản, hiệu quả. Đồng thời các nhà sáng lập cũng hi vọng rằng EOS sẽ trở thành hệ điều hành đầu tiên được phân cấp và cung cấp một môi trường phát triển tốt hơn cho các ứng dụng phi tập trung.

EOS Blockchain mang lại ấn tượng cho người đầu tư với tốc độ giao dịch nhanh chóng và không áp dụng phí khi giao dịch. Vậy nên, các traders có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì EOS được “đỡ đầu” bởi Công ty Block.one. Block.one là một Công ty công nghệ đã được đăng ký tại Cayman. Vào tháng 06/2017, Block.one cho ra mắt EOS và được công bố rộng rãi mã nguồn mở sau đó khoảng 1 năm. Ngoài EOS, Block.one còn được biết rộng rãi đến với Voice.

Ngoài ra, trong thời gian qua để hỗ trợ cho việc xây dựng Blockchain EOS, Block.one đã huy động được 4 tỷ USD. Block.one tự hào là công ty chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ Blockchain hiệu quả toàn diện.

1.2 Đặc điểm của EOS

Nền tảng EOS sử dụng cơ chế đồng thuận BFT-DPOS. Trong đó gồm có: DPOS và BFT.

– DPoS (Delegated Proof-of-Stake):

  • DPoS được hoạt động dựa trên hệ thống bỏ phiếu phê duyệt liên tục. Tức là các token holders có thể sử dụng đồng EOS của họ để bỏ phiếu chọn Block Producer thông qua hệ thống trên.
  • Nói một cách dễ hiểu là thông qua việc bỏ phiếu vào các Block Producers, các token holders có thể thu thập đủ số phiếu bằng cách uỷ quyền “Delegated”.
  • Khi đã thu thập được đủ số phiếu, các token holders sẽ trở thành các Producers. Vậy nên, càng nhận được nhiều voting từ người khác thì người sử dụng các chiếm ưu thế. Lúc này họ sẽ được trực tiếp tham gia sản xuất khối.
  • Sau khi được tham gia sản xuất khối, các Producers sẽ được Blockchain của EOS sẽ trả tiền cho họ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ không phải tốn thêm chi phí.

– Byzantine Fault Tolerance (BFT):

  • Nhằm cải thiện khả năng hoạt động của EOS, BFT được thêm vào cơ chế DPoS.
  • Nếu tuân thủ điều kiện không “sign” 2 blocks cùng 1 lúc hoặc không cùng block height, các Producers đều được phép tham gia vào tất cả các block.
  • Cùng với việc phát triển mô hình này, EOS Blockchain có thể đạt được sự đồng thuận trong khoảng thời gian ngắn.

2.   So sánh EOS với nền tảng Block chain khác

Như đã nhắc đến tại phần trên, chúng ta đã biết được EOS chính là “đối thủ xứng tầm của Ethereum”. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về những khác nhau khác biệt giữa Blockchain EOS và Blockchain Ethereum.

So sánh EOS và Ethereum

So sánh EOS và Ethereum

2.1 Về nền tảng:

  • Nền tảng EOS sử dụng cơ chế đồng thuận DPoS (Delegated Proof-of-Stake). Cơ chế DPoS được hoạt động với quy mô lớn, khả năng mở rộng cao và thời gian vận hành nhanh.
  • Khác với EOS, nền tảng Ethereum sử dụng cơ chế POW (Proof-of-Work). Bản chất Ethereum được dùng để hướng dẫn, hỗ trợ các ứng dụng. Thế nhưng thực tế thì chỉ có khoảng 10% các giao dịch trên nền tảng Ethereum được sử dụng thông qua cơ chế POW, các hoạt động từ ICOs và thanh toán chiếm 90% còn lại.

2.2  Tốc độ giao dịch:

– Tốc độ giao dịch của EOS:

  • Nhờ vào việc sử dụng cơ chế DPoS mà Blockchain của EOS có thể đạt tới 4,000 giao dịch trên một giây. Ngoài ra, thời gian mà EOS thực hiện các bước xác nhận chỉ mất vài giây. Tốc độ xử lý giao dịch nhanh cùng với thời gian xác nhận block ngắn góp phần giúp cho EOS được nhiều người dùng ưu tiên sử dụng.
  • Ngoài ra, để tránh những trường hợp không hay xảy ra giống như vụ DAO hồi năm 2016, Blockchain của EOS đã hoàn thiện chức năng có thể đóng băng các giao dịch. Bởi vì, khi xảy ra những việc như trên thì mọi hoạt động sẽ bị gián đoạn và cộng đồng bị chia rẽ vì hardfork.
  • Vậy nên, nhờ vào thuật toán DPoS mà EOS đã có thể giải quyết các vấn đề nan giải mà Ethereum đang ra sức tìm cách khắc phục.

– Tốc độ giao dịch của Ethereum:

  • Theo chúng tôi tìm hiểu, trong vòng một giây Blockchain của Ethereum chỉ có thể xử lý 15 giao dịch. Đây là một tỷ lệ quá thấp để nhận được sự chấp nhận và hưởng ứng từ các nhà đầu tư.
  • Lý do mà Blockchain của Ethereum xử lý giao dịch tương đối chậm là vì Ethereum sử dụng thuật toán PoW. Đó là một thuật toán có tốc độ xử lý các lệnh một cách chậm chạp và không hiệu quả.
  • Trong thời gian qua, Ethereum đã cố gắng để có thể xây dựng được một hệ thống toàn diện. Thế nhưng, đáng tiếc rằng đến hiện nay Ethereum vẫn chưa đạt được hiệu quả thực sự như mong muốn.

2.3 Thị trường Dapp:

– Dapp trên nền EOS Blockchain:

  • Theo đánh giá của DappReview, EOS nằm trong top 3 các ông lớn dẫn đầu trong lĩnh vực Dapp. Cụ thể là EOS có tổng cộng 668 Dapp, với 633 Dapp hoạt động và đạt tổng khối lượng giao dịch khoảng 6,1 tỷ USD.
  • Hiện nay, EOS đang nỗ lực xây dựng đội ngũ developer mạnh nhằm mục đích cho ra mắt nhiều Dapp chạy trên nền tảng EOS. Nếu làm được điều đó thì Blockchain của EOS sẽ được các traders tin tưởng và sử dụng nhiều hơn.

– Dapp trên nền Ethereum Blockchain:

  • Ethereum hiện vẫn là ông trùm trong không gian Dapp. Ethereum có tổng cộng 2146 số dapp với 1223 đang hoạt động, 668 dapp mới và tổng khối lượng giao dịch khoảng 12,81 tỷ USD.
  • Mặc dù Ethereum có số lượng người dùng khá cao, thế nhưng khối lượng giao dịch của mảng này lại tương đối thấp hơn so với các mục khác. Ngoài ra, theo như phân tích ở trên thì hơn 90% khối lượng on-chain của các Dapp Ethereum đến từ các ứng dụng DeFi.

2.4 Lý do khác

Vì được phát triển dựa trên nền tảng sẵn có của Ethereum mà EOS đã mang đến cho các nhà đầu tư những trải nghiệm mới. EOS không những cải thiện được những bất cập từ Ethereum, mà còn phát huy được những điều mà Ethereum trước nay không làm được.

Ngoài ra, tùy vào từng nhu cầu và lợi thế của mỗi doanh nghiệp khác nhau mà EOS có thể tuỳ chỉnh để tạo nên sự hòa hợp. Đồng thời, ngôn ngữ lập trình được sử dụng trên EOS Blockchain tương đối đơn giản, dễ tiếp cận. Vì vậy, các developers có thể sử dụng EOS một cách linh hoạt, dễ dàng.

Chính vì những lẽ trên mà EOS được nhiều traders đánh giá là “đối thủ tiềm năng của Ethereum”.

3. Khái quát về EOS coin

3.1 EOS coin là gì?

Vào năm 2018, Testnet được cho ra mắt như là phiên bản thử nghiệm của Token EOS. Trước đó, Token EOS được phát triển dựa trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo chuẩn ERC20.

Sau khi Testnet được ra mắt, EOS đã được đưa vào hoạt động dựa trên phiên bản 1.1.4, đây cũng chính là phiên bản chính thức của EOS (Mainnet). Nói một cách khác, EOS đã trở thành Coin có nền tảng Blockchain riêng và không còn là Token ERC20 như lúc trước.

Giống như Bitcoin, Ethereum thì EOS coin cũng là một dạng tiền kỹ thuật số được tung ra thị trường từ giữa năm 2017. EOS coin là một trong những loại coin được đánh giá khá cao trong cộng đồng cryptocurrency.

EOS đã từng bước tạo lập một kỷ lục mới trong cộng đồng cryptocurrency với mức đầu tư khủng lên đến 4,2 tỷ USD. Cũng chính vì lẽ đó mà EOS coin thường xuyên nằm trong top dẫn đầu về số lượng giao dịch.

Mặc dù EOS cũng được xây dựng trên nền tảng ERC20 như các loại coin khác. Thế nhưng, có một điểm khác biệt là EOS coin được nhà cung cấp vận hành như một hệ điều hành máy tính.

EOS coin

EOS coin

3.3 Làm thế nào để sở hữu được EOS coin

Hiện nay, EOS được khá nhiều người biết đến trên thị trường. Vậy nên, sẽ không có gì gọi là khó khăn nếu các nhà đầu tư muốn tìm mua EOS coin.

Thực tế thì bạn có thể tham gia mua bán EOS coin tại các sàn giao dịch sau: Upbit, Binance, HitBTC, Huobi,… Mỗi sàn giao dịch đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng.

Các nhà đầu tư sẽ tùy vào tình hình và nhu cầu của bản thân mà lựa chọn sàn giao dịch phù hợp. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì Binance và Huobi được xem là 2 sàn tiền ảo tương đối được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để thực hiện giao dịch mua bán EOS coin.

3.4. Có nên đầu tư vào đồng tiền EOS coin?

Từ lúc ra mắt trên thị trường EOS coin nhận được nhiều hưởng ứng tích cực từ người đầu tư. Đồng thời, EOS cũng nhận được khá nhiều lời đánh giá cao từ giới chuyên môn.

Được tạo nên bởi những tính năng ưu việc cùng với vốn đầu tư ban đầu khá lớn, EOS được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc so với mong đợi của người dùng. Có thể thấy, EOS đã tạo nên được những thành công bước đầu và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường Crypto.

Ngoài ra, EOS coin được đánh giá khá cao về khả năng mở rộng, tính linh hoạt, đầu tư không mất phí và tốc độ giao dịch nhanh. EOS đã và đang từng bước vượt mặt đối thủ Ethereum của mình.

Với những tính năng ưu việt trên, có thể nhìn nhận tương lai của EOS sẽ rất lạc quan và mang đến được nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cùng với cơ hội thì mỗi một khoản đầu tư nào đều tiềm ẩn những rủi ro.

Mặc dù, đội ngũ phát triển của EOS đã cố gắng tạo ra một hệ thống toàn diện. Thế nhưng cho đến hiện tại họ vẫn chưa đạt được những mục tiêu ấn tượng như ban đầu đề ra.

Chính vì lẽ đó, các nhà đầu tư nên cân nhắc, xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên đầu tư vào EOS coin hay không? Hơn nữa cho dù có đầu tư vào bất kỳ đồng coin nào thì bạn cũng không nên đầu tư 100% vốn vào 1 đồng coin mà nên phân bổ ra một số coin.

Không ai có thể khẳng định được đâu là điểm dừng của EOS bởi những sự giao động lên xuống trên thị trường giao dịch. Tuy nhiên, đã là đầu tư thì sẽ luôn gặp rủi ro, và rủi ro ít hay nhiều phụ thuộc vào cách đầu tư của mỗi người.  

Lời kết

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ cùng bạn về EOS và những điều cần lưu ý khi đầu tư vào EOS coin. Nhìn chung EOS coin vẫn còn tồn tại khá nhiều rủi ro thế nhưng nếu biết tận dụng tốt thời cơ có thể sẽ mang đến lợi nhuận cho bạn. Hãy bình tĩnh và có những quyết định thật chính xác nhé!

 

Theo Vnrebates

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.