Là một nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối chắc hẳn anh em luôn đánh giá cao việc xác định đúng xu hướng trên thị trường. Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về một trong những kỹ thuật để phân tích và giao dịch theo xu hướng giá trong Forex cụ thể là phương pháp đường kênh giá.
Đường kênh giá thực ra là một phiên bản của đường xu hướng (Trend line) tiêu chuẩn nhưng hiển thị bởi 2 đường xu hướng song song. Và do đó trong cấu trúc của đường kênh giá thì xu hướng giá đã nêu rõ các giới hạn cho đỉnh và đáy của nó.
Xem thêm:
- Top 10 sàn forex uy tín nhất thế giới
- Top 7 sàn BO uy tín và tốt nhất
- Cách chơi BO bất bại
1. Kênh giá là gì?
Kênh giá đơn giản chỉ là 2 đường trendline song song với nhau tạo thành một vùng chứa xu hướng của thị trường nằm bên trong nó. Nếu anh em chưa biết đường trendline là gì thì hãy xem bài viết giới thiệu chi tiết về đường trendline dưới đây nhé:
Xem thêm: Cách vẽ đường trendline trong forex chuẩn như Pro Trader mà chưa ai nói với bạn.
Có 3 loại kênh giá quan trọng nhất là :
- Kênh giá tăng là kênh giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
- Kênh giá giảm là kênh giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cao thấp hơn đáy trước.
- Kênh giá song song là kênh giá tạo các đỉnh đáy bằng nhau.
2. Cách vẽ kênh xu hướng đơn giản hiệu quả
Để đánh giá một hệ thống giao dịch có tốt hay không chúng ta phải kiểm định nó qua một thời gian dài. Vì thế hệ thống giao dịch của chúng ta phải có sự nhất quán không thay đổi trong suốt quá trình thử nghiệm. Do đó anh em cần phải có một quy tắc vẽ đường kênh giá cụ thể và dựa vào đó để vẽ chứ không nên thay đổi tùy biến. Một số quy tắc như sau:
- Trước tiên anh em cần vẽ đường xu hướng chính của kênh được dựa trên xu hướng hiện tại của thị trường. Nếu là xu hướng tăng anh em nối 2 hoặc 3 đáy của xu hướng lại. Nếu là xu hướng giảm thì ngược lại. Sau đó bạn vẽ đường kênh còn lại song song với đường xu hướng chính. Chúng ta cũng sẽ cần 2 đến 3 đỉnh hoặc đáy để vẽ đường kênh còn lại.
- Hãy vẽ các kênh giá bao gồm ít nhất hai đường xu hướng kết nối các đỉnh đáy của thị trường..
- Khi vẽ các đường xu hướng anh em có thể sử dụng đuôi nến và thân nến. Anh em đừng quá quan trọng việc vẽ một đường xu hướng hoàn hảo. Mục tiêu quan trọng của chúng ta là tìm đường xu hướng mô tả được thị trường và sóng xu hướng trong thị trường đó chứ không phải cố vẽ ra cho đẹp và rập khuôn làm gì cả
- Nếu anh em vẫn chưa biết các quy tắc vẽ đường trendline chuẩn mình đã để link ở trên anh em cần tham khảo qua trước khi sử dụng đường kênh giá để giao dịch. Anh em xem hình minh họa dưới đây nhé.
3.Cách giao dịch với đường kênh giá
3.1 Giao dịch Break out kênh giá
Đây là một phương pháp giao dịch thuận xu hướng đi theo đà của giá. Tuy nhiên không phải lúc nào break out kênh giá cũng có thể vào lệnh được bởi vì rất có nhiều trường hợp breakout giả. Để khắc phục điều đó chúng ta nên bổ sung thêm một chỉ báo đo động lượng khác là volume. Cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé:
- Khi giá bắt đầu vượt ra khỏi kênh giá lúc này thứ chúng ta muốn là phải có sự xác nhận của volume. Anh em có thể thấy giá phá qua kênh giá với volume tăng dần và mạnh lên. Sau đó giá quay về test kênh giá với volume giảm dần.
- Tiếp tục giá retest thành công với một nến pinbar đẹp. Đây là thời điểm chúng ta sẽ vào lệnh sell và đặt target theo kỳ vọng RR 1:2 hoặc 1:3
- Kết quả giá rớt mạnh và đạt target
Lưu ý quan trọng:
- Trong một kênh giá giảm nếu giá breakout xuống thì tỷ lệ thắng thì sẽ tốt hơn so với giá break lên trên
- Độ dốc của kênh giá càng cao thì khi giá break ra khỏi kênh giá thì khả năng giá đạt đến take profit sẽ cao hơn
Xem thêm: Phương pháp VSA – Volume Spread Analysis
3.2 Giao dịch theo xu hướng trong kênh giá kết hợp với RSI
Đường kênh giá ngoài đóng vai trò như một kênh báo xu hướng thì các cạnh của kênh này cũng đóng vai trò như một đường kháng cự , hỗ trợ chéo. Nếu kết hợp với RSI để đo động lượng của giá khi chạm đến những vùng này trước khi vào lệnh thì nhận định của anh em sẽ đỡ chủ quan hơn qua đó nâng cao thêm tỷ lệ thắng. Cùng xem ví dụ dưới đây nhé:
- Trước khi giá đi vào trong kênh giá thì ta thấy rõ ràng đây là một xu hướng tăng. Sau khi giá đi vào trong kênh và được định hình trong vùng này ta sẽ chờ đợi một lệnh mua lên khi breakout kênh hoặc mua lên khi giá chạm tới đường dưới của kênh giá
- Ở lần chạm thứ nhất giá bật lên nhưng ta sẽ không vào lệnh vì nếu chỉ có một yếu tố để vào lệnh thì cơ hội thắng chỉ 50-50 mà thôi. Ở lần chạm thứ hai giá có vẻ break xuống kênh giá nhưng đã bị giữ lại. Lúc này chỉ số RSI đã cho tín hiệu quá bán lúc này ta có thể dự đoán đây là một fail break và kênh giá tăng này vẫn còn giữ được giá.
- Anh em hãy tự tin vào một entry buy lên từ vùng này và đặt RR kỳ vọng 1:2 hoặc 1:3 thì chúng ta sẽ có thêm một lệnh win nữa. Một yếu tố phụ trợ mà có lẽ anh em chưa để ý đó là độ dốc của con sóng tăng khá lớn nó cũng là một điểm cộng của chúng ta khi vào lệnh buy.
3.3 Giao dịch kênh giá kết hợp với cấu trúc thị trường
Nhiều anh em sử dụng cấu trúc thị trường và kết hợp Price action để giao dịch đem lại lợi nhuận khá tốt. Tuy nhiên khi giá đi đến vùng quan sát nhưng lại không có tín hiệu Price action cho anh em vào lệnh hoặc có nhiều lúc chúng ta không có mặt ở thị trường để quan sát dẫn đến bị hụt kèo. Lúc này chúng ta có thể sẽ có cơ hội vào lệnh thứ hai khi giá đi vào trong kênh, anh em có thể lựa chọn giao dịch tiếp diễn trong kênh giá hoặc break out tùy vào tình hình. Cùng xem ví dụ dưới đây nhé:
- Giá đang đi theo cấu trúc tăng rất đẹp khi quay về đỉnh cũ giá không phản ứng rõ ràng lắm mà đi chậm chậm tiến lên lúc này anh em không có tín hiệu vào lệnh nào cả. Phải đến một lúc sau khi có một cây nến Mazubuzu mạnh tăng lên nhưng nếu vào ở đây thì stoploss sẽ không đẹp.
- Bây giờ giá tiếp tục di chuyển và tạo thành một kênh giá. Cơ hội vào lệnh cho anh em sẽ là khi giá break out kênh này. Trường hợp này giá được ủng hộ bởi xu hướng tăng trước đó, break out kênh giá tăng, volume lớn ủng hộ. Anh em cứ tự tin vào một lệnh buy lên với target kỳ vọng RR 1:2 hoặc 1:3. Kết quả là chúng ta đã có một lệnh thắng.
Xem thêm: Hiểu Cấu trúc thị trường (Market Structure) với phân tích Volume
3.4 Lưu ý khi giao dịch với kênh giá
Một số lưu ý anh em cần quan tâm để giao dịch tốt hơn như sau:
- Vùng hỗ trợ, kháng cự chéo của kênh giá không phải là một điểm chính xác mà là một vùng giá. Anh em cần chú ý để đặt stoploss cho chính xác
- Đừng quá rập không đi tìm các kênh giá trên biểu đồ mà bỏ quên qua cấu trúc thị trường và các hành động giá quan trọng khác
- Nến có thể đóng dưới hoặc để lại râu nằm dưới đường kênh giá cũng chưa nói lên được kênh giá đã bị phá. Anh em cần kết hợp thêm các chỉ báo đo động lượng khác khi volume hoặc RSI trước khi vào lệnh. Vì rất có thể anh em sẽ dính vào phá vỡ giả.
4. Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp anh em hiểu hơn kênh giá và các tư duy đúng đắn khi giao dịch bằng kênh giá. Tuy nhiên mình đánh giá đây là một phương pháp khá khó sử dụng vì tính chất đặc biệt của nó. Các kênh giá có phần không đồng nhất với nhau mặc dù trong cùng một điều kiện thị trường. Anh em hãy backtest thật kỹ và chọn ra một kênh giá hợp với phong cách giao dịch của anh em và sử dụng. Chúc anh em giao dịch thành công
Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử mới nhất.
VnRebates – Hoàn phí mọi giao dịch tài chính