VNREBATES

Dự án SKALE: Giải Pháp Mở Rộng Quy Mô Cho Ethereum

31.07.2024, 13:52 9 phút đọc

Ethereum hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang Proof of Stake nhằm mở rộng quy mô và hiệu quả trong mạng lưới. Dự án Skale ra đời chính là giải pháp cho quá trình chuyển đổi này. Vậy dự án Skale có điều gì đặc biệt? Tiềm năng của dự án Skale thế nào? Hãy để VnRebates giải đáp cho các bạn trong bài viết hôm nay.

Xem thêm:

Dự án Skale là gì

Dự án Skale là gì

1. Giới thiệu chung về dự án SKALE

SKALE Network là gì?

SKALE Network là giải pháp mở rộng Layer-2 giúp giảm sự tắc nghẽn trên mạng lưới Ethereum bằng cách tạo ra các Elastic Chain. Điều này cho phép các nhà phát triển có thể lưu trữ và phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp) trên sidechain của SKALE thay vì mạng chính Ethereum.

Trong khi Ethereum đang chuẩn bị cho Ethereum 2.0 thông qua sự chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake nhằm giải quyết sự tắc nghẽn cho Ethereum 1.0 thì SKALE đã đưa ra giải pháp mở rộng giúp Dapp hoạt động mượt mà hơn. Nghĩa là trong khi Ethereum đang “tự nâng cấp” để trở nên mạnh mẽ hơn thì SKALE đã sẵn sàng với giải pháp mở rộng của mình.

Skale Network không được xây dựng để thay thế Ethereum, mà là để tận dụng sự “đầy đủ” của mạng Ethereum trong việc xây dựng Smart Contract bằng cách sử dụng các Elastic Chain. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho các nhà phát triển với mong muốn tận dụng hạ tầng Ethereum mà không phải chịu cảnh tắc nghẽn và chi phí cao.

Những người sáng lập SKALE Network là ai?

Dự án SKALE Network được thành lập vào năm 2018 bởi hai chuyên gia hàng đầu về công nghệ Blockchain và mật mã học: Jack O’Holleran và Stan Kladko.

Jack O’Holleran có nền tảng vững chắc về học máy, công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo.

Stan Kladko có gần hai thập kỷ kinh nghiệm về công nghệ cơ sở hạ tầng doanh nghiệp và mật mã, Stan Kladko cũng là một trong những người có đóng góp hàng đầu cho Ethereum Foundation.

2. SKALE Network hoạt động như thế nào

Skale Network được xây dựng với 2 phần chính: SKALE Manager và SKALE Node.

Skale Network được xây dựng với 2 phần chính: SKALE Manager và SKALE Node.

Skale Network được xây dựng với 2 phần chính: SKALE Manager và SKALE Node.

SKALE Manager:

Vị trí: Nằm trên Ethereum Network.

Chức năng: Đóng vai trò là điểm khởi tạo cho mọi hoạt động chính liên quan đến các hợp đồng thông minh trên Skale Network. Bao gồm:

  • Tạo hoặc hủy Elastic Sidechain.
  • Tạo hoặc hủy Node.
  • Rút tiền.

SKALE Node:

Cấu trúc: Gồm hai phần chính: Node Core và nhiều Virtualized Subnodes.

Node Core: Trung tâm điều khiển chính của Node.

Virtualized Subnodes: Năng lực tính toán của Node. Các Virtualized Subnodes được phân chia và cung cấp cho Elastic Sidechains, hoạt động như nhiên liệu để vận hành.

Điểm nổi bật:

Hiệu suất cao: Kiến trúc Node này giúp tăng cường hiệu suất.

Phân cấp: Các Virtualized Subnodes không gắn cố định với một Elastic Sidechain mà có thể chạy trên nhiều Elastic Sidechains khác nhau, giúp mạng lưới phân cấp và linh hoạt hơn.

Elastic Chain

Như đã nêu ra trong phần định nghĩa về SKALE Network, cốt lõi của dự án này nằm ở Elastic Chain.

Cách Elastic Sidechain tham gia vào quá trình xử lý giao dịch trên SKALE Network

Cách Elastic Sidechain tham gia vào quá trình xử lý giao dịch trên SKALE NetworkNhững Elastic Sidechain này hoạt động như các blockchain độc lập nhưng được tích hợp với Ethereum. Người dùng có thể tùy chỉnh các sidechain theo nhu cầu của họ. Nếu nhu cầu tính toán không cao user có thể tạo một Elastic Sidechain với cấu hình thấp (1/128), hoặc nhu cầu cao hơn thì user có thể xem xét đến 2 mức trung bình (1/16) và cao (1/1).

Các nhà phát triển có thể lựa chọn giao thức đồng thuận, máy ảo, blockchain mẹ và định nghĩa giao thức bảo mật trên sidechain theo yêu cầu của ứng dụng phi tập trung (Dapp) của mình.

Sau khi xác định xong sidechain, các nhà phát triển sẽ trả phí thuê bao hàng tháng để sử dụng cho việc phát triển và lưu trữ Dapps. Hợp đồng thông minh trên sidechain có thể giao tiếp với hợp đồng trên mainnet, đảm bảo tính tương tác giữa Ethereum và sidechain SKALE.

Quá trình xử lý giao dịch trên Skale Network

Quá trình xử lý giao dịch trên Skale Network

Quá trình xử lý giao dịch trên Skale Network

Trên đây là quá trình xử lý giao dịch trên Skale Network và chúng ta có thể diễn giải như sau:

  • Người dùng khởi tạo một giao dịch.
  • Giao dịch được gửi đến SKALE Manager.
  • SKALE Manager phối hợp với Node Core.
  • Node Core quản lý tài nguyên và giao tiếp với nhiều Subnodes.
  • Subnodes xử lý và xác thực giao dịch, tạo ra Elastic Sidechain.
  • Elastic Sidechain tương tác với Ethereum Mainnet để xác thực và tích hợp cuối cùng.

Quy trình này đảm bảo rằng giao dịch được xử lý một cách hiệu quả trong khi sử dụng cấu trúc đàn hồi và phân tán của mạng SKALE.

3. Tổng quan về Token SKL

SKL là Native Token trong mạng Skale Network. SKL với Skale Network giống như ETH với Ethereum.

Tổng cung SKL Token

Một số thông tin cơ bản về token SKALE:

Ký hiệu: SKL

Cơ chế đồng thuận: Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần)

Nguồn cung tối đa: 7,000,000,000 SKALE

Cung đang lưu hành: 5,447,166,667 coin SKALE

Giá SKALE hôm nay: 0.02743 USD

Cách phân bổ nguồn cùng Token SKL

Nguồn cung coin SKALE được phân bổ với tỷ lệ như sau:

Phần thưởng xác thực: 33%

Sự kiện Pre – Purchase: 35%

Đội ngũ dự án: 20%

Quỹ cộng đồng: 2%

Dự trữ N.O.D.E: 10%

Tổng cung SKL Token

Tổng cung SKL Token

Chức năng của SKL Token:

Thuê tài nguyên: Người dùng trả SKL để thuê tài nguyên (tính toán, lưu trữ, băng thông) từ Skale Network để sử dụng Elastic Sidechain trong khoảng thời gian thỏa thuận.

Validators: Cần khóa SKL để thiết lập và chạy Node, đổi lại nhận phần thưởng khối và phí giao dịch.

Stakers: Có thể ủy thác SKL cho Validators để nhận phần thưởng khối, nhưng tỷ lệ ít hơn Validators.

Phí giao dịch:

Khi Mainnet ra mắt, SKL sẽ chạy trên Skalechain, và sẽ có thêm phí giao dịch.

Khi SKL có mặt trên sàn, sẽ có phí nạp/rút và giao dịch theo quy định của sàn.

Cách sở hữu SKL Token:

Token Sale: Có thể mua SKL khi Skale Network tổ chức Token Sale.

Staking/Validator: Trở thành Stakers hoặc Validators để nhận SKL Token.

Đào SKL:

SKL không thể đào bằng máy đào thông thường vì Skale Network sử dụng cơ chế đồng thuận POS.

Thay vào đó, có thể trở thành Validators hoặc Stakers để kiếm SKL Token.

4. Có nên đầu tư vào dự án SKALE

Đầu từ vào dự án Skale, tại sao không?

Đầu từ vào dự án Skale, tại sao không?

SKL Token được thiết kế để gắn bó với sự phát triển của Skale Network. Khi Skale Network được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn, nhiều dự án sẽ muốn xây dựng sản phẩm trên nền tảng này, dẫn đến nhu cầu SKL tăng cao.

Khi nhiều người cần SKL để xây dựng sản phẩm, khóa Token, staking, hoặc trở thành Validators, nhu cầu SKL sẽ tăng. Điều này làm giảm nguồn cung lưu thông trên thị trường. Sau đây là một số sản phẩm của dự án SKALE mà các bạn nên cân nhắc trước khi đầu tư.

  • Core-Skale Network.
  • Ecosystem (Explorer, SKALE Faucet).
  • Filestorage.js: Được sử dụng để chuyển các tập tin giữa trình duyệt và sidechain SKALE.
  • SKALED: Công cụ và thư viện C ++ POS tương thích với Ethereum.
  • SKALE BFT Consensus: Sử dụng giao thức Asynchronous Binary Byzantine Agreement (ABBA) protocol. Mô hình đồng thuận này lấy ý tưởng từ DPoS và Byzantine Fault Tolerance (BFT). Hiện nó vẫn đang được phát triển và sửa lỗi.

Một số câu hỏi về dự án SKALE

Làm thế nào để lưu trữ SKL Token?

SKL Token là sử dụng tiêu chuẩn token ERC 777 chính vì vậy các bạn có thể lưu trữ SKL Token bằng bất cứ loại ví nào có thể kết nối với Ethereum.

Cách thức xác thực trên Mạng SKALE

Người xác thực trên mạng SKALE đặt cược tối thiểu để đăng ký nút, có thể nhận ủy quyền và hoa hồng, chọn thời gian xác thực từ 3 tháng đến 12 tháng, nhận thanh toán hàng tháng và có thể rút tiền cược sau khi hoàn tất thời gian xác thực.

Làm thế nào để giao dịch SKL Token?

Các bạn có thể tiến hành mua hoặc bán SKL Token trên các sàn DEX hoặc CEX bất kỳ miễn là các sàn đó có thể kết nối với Ethereum.

Chi phí trên SKALE Network được tính như thế nào?

SKALE cung cấp phí gas bằng 0 thông qua mô hình đăng ký tương tự như AWS, cho phép các nhà phát triển hoặc tổ chức trả một khoản phí cố định hàng tháng để vận hành chuỗi SKALE.

Trong mô hình này, họ phân bổ SKL Token cho các chuỗi SKALE, có thể điều chỉnh tài nguyên và mở rộng khi cần, với mục tiêu cung cấp giao dịch miễn phí cho người dùng cuối và tối ưu hóa hiệu suất với độ trễ dưới giây và lên đến 2000 TPS.

Mô hình AWS (Amazon Web Services) là một mô hình dịch vụ đám mây cung cấp bởi Amazon, cho phép người dùng thuê các tài nguyên máy chủ, lưu trữ, và các dịch vụ khác qua Internet thay vì phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về dự án Skale và cách mà dự án này hoạt động. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trước khi cân nhắc đầu tư vào dự án này. Tiếp tục đồng hành cùng VnRebates để có thể liên tục cập nhật các thông tin hot về thế giới tài chính cũng như các kiến thức hữu ích nhé!

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.