Chỉ số lạm phát CPI của Mỹ cho tháng 2 sẽ được công bố vào lúc 12:30 GMT thứ Năm này, có thể khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed thêm lo lắng trong bối cảnh cơn ác mộng địa chính trị Ukraine cũng như áp lực giá cả được cho là sẽ tiếp tục leo thang.
Đồng USD hiện đang giao dịch trong lãnh thổ an toàn và một báo cáo lạm phát lạc quan được tung ra có thể củng cố thêm cơ sở để đẩy nhanh chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa, khiến cho triển vọng đối với đồng tiền dự trữ thế giới trở nên sáng sủa hơn.
#Phân_tích_phục_vụ_NGHỀ_Trading
Powell duyệt trước quyết định tăng lãi suất vào tháng 3 này
Giá tiêu dùng của Hoa Kỳ cho tháng 1 có mức tăng hàng năm cao nhất trong vòng 40 năm qua, chủ yếu do chi phí năng lượng, điện và giao thông. Các lĩnh vực thiết yếu khác như thực phẩm cũng tăng giá đáng kể, cụ thể chỉ số CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, đã tăng vọt lên 6,0% so với cùng kỳ năm trước. Điều nay cho thấy cái được gọi là biến dạng giá cả do đại dịch đã phát triển thành một vấn đề khủng hoảng lạm phát đáng lo ngại hơn, buộc Fed phải có hành động thắt chặt tiền tệ ngay lập tức.
Thật vậy, phát biểu trước hội đồng Hạ viện, Giám đốc Fed Jerome Powell xác nhận ông sẽ đề xuất tăng lãi suất 0.25 điểm phần trăm khi ủy ban bỏ phiếu của Ngân hàng trung ương họp vào tuần tới, như một tuyên bố rõ ràng cho các nhà đầu tư.
Trong khi ban đầu điều đó đã kiềm chế sự đầu cơ cho một sự khởi đầu quyết liệt hơn đối với chu kỳ thắt chặt, Powell vẫn duy trì triển vọng đó cho tương lai gần, cho thấy rằng Ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới này sẽ không ngần ngại can thiệp quyết liệt hơn với các đợt tăng lãi suất phi truyền thống ngay cả khi đối mặt với nguy cơ đánh đổi tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Nhà đầu tư nên rót tiền vào đâu trong thời kỳ lạm phát?
Kinh tế Mỹ chịu tác động gì từ những đòn trừng phạt của phương Tây với Nga
Không có gì ngạc nhiên nếu các nhà hoạch định chính sách của Fed sẽ có những cuộc tranh luận kéo dài về việc liệu những biện pháp thắt chặt tiền tệ có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến trừng phạt ăn miếng trả miếng giữa các đồng minh phương Tây của Ukraine và Nga đang biến chuyển ngày một tồi tệ hơn, thử thách mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế toàn cầu.
Thực tế cho thấy rằng, Hoa Kỳ không phải chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng Ukraine như các đối thủ châu Âu, do phụ thuộc rất ít vào xuất nhập khẩu của Nga, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. Do đó, Fed có thể vẫn tập trung vào việc hạ nhiệt lạm phát ngay từ bây giờ, và miễn là nền kinh tế Mỹ tiếp tục cho ra các dữ liệu lành mạnh và cuộc khủng hoảng địa chính trị Ukraine không tạo ra những làn sóng chấn động kinh tế toàn cầu nghiêm trọng.
Lạm phát của Mỹ tăng đột biến lên mức cao nhất trong 40 năm qua
Do đó, sau báo cáo việc làm lạc quan của tháng Hai, tiết lộ dự kiến sẽ có một đợt tuyển dụng mạnh hơn cũng như tỷ lệ thất nghiệp gần với mức trước đại dịch, báo cáo lạm phát CPI sắp công bố có thể khiến xác suất đầu cơ cho phản ứng mạnh tay hơn của Fed tăng trở lại.
Thước đo lạm phát chính thức này dự kiến sẽ thiết lập mức đỉnh mới trong vòng 40 năm qua là 7.8% (y/y) và CPI lõi không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng vốn dễ biến động được dự báo sẽ tăng lên 6.4% (y/y), tiếp tục vượt trên nhiều so với mục tiêu lạm phát đối xứng 2.0% của Fed.
Đồng USD sẽ phản ứng như thế nào khi lạm phát Mỹ tiếp tục tăng đột biến?
Liên quan đến phản ứng của đồng USD, dữ liệu CPI tăng đột biến có thể thúc đẩy “sự thèm muốn” đối với đồng tiền dự trữ của thế giới này, cộng với những lợi ích từ tính năng là hầm trú ẩn an toàn của nó.
Tuy nhiên, mức tăng có thể có vẻ khiêm tốn bởi nhà đầu tư đã nhận thức được rằng cuộc chiến trừng phạt có thể kéo dài cuộc khủng hoảng lạm phát hơn so với những tiên đoán của giới phân tích hồi đầu năm, cộng với việc những quyết sách tiếp theo của Fed cũng được thông báo rõ ràng hơn.
Hơn nữa, thị trường tương lai hiện đang phản ánh sự chắc chắn về 3 đợt tăng lãi suất 25 điểm bổ sung vào tháng 7 này, điều này làm cho dữ liệu lạm phát của tháng Hai có vẻ ít quan trọng hơn nhưng vẫn là một chỉ báo chính tác động đến kỳ vọng lãi suất.
Nhìn vào cặp USD/JPY, ngưỡng 115.50 tiếp tục cân bằng các động thái bullish trong tuần thứ hai liên tiếp. Nếu báo cáo CPI đẩy cặp tiền này lên trên ranh giới đó, các nhà giao dịch có thể không vội vàng tăng mức độ tiếp xúc với thị trường, trừ khi giá leo lên một cách bền vững trên mức đỉnh gần đó là 116.33 và hướng tới vùng 117.00 – 117.50.
Trong trường hợp dữ liệu CPI không như kỳ vọng, trọng tâm sẽ chuyển sang đường xu hướng tăng dần tại mức 114.89, đã hỗ trợ thị trường kể từ tháng 9. Việc cặp USD/JPY không bật lên được khỏi mức này đã đẩy giá xuống mức 114.00 và đáy của tháng 1 là 113.46.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ