Các trader đang đánh cược rằng Fed sẽ áp dụng các biện pháp cực đoan để đè bẹp lạm phát, nhưng điều đó không thực sự đủ mạnh để thúc đẩy đồng đô la cho đến khi những lo ngại về xung đột vũ trang ở Ukraine đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào sự an toàn của đồng tiền dự trữ này.
Dữ liệu doanh số bán lẻ mới nhất sẽ được công bố vào thứ Tư cùng với biên bản cuộc họp gần nhất của Fed và cách đồng USD phản ứng với những bản tin này có thể tiết lộ rằng đà tăng có thực sự cạn kiệt hay không.
Phản ứng mờ nhạt của đồng USD
Trong bối cảnh lạm phát của Mỹ tiếp tục leo thang, các thị trường đang đặt cược rằng Fed sẽ buộc phải đáp trả bằng các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ. 6.5 đợt tăng lãi suất đã được định giá trong năm nay và suy đoán về đợt tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 3 này đang rầm rộ khắp các thị trường.
Điều đáng lo ngại là đồng USD không thể tận dụng tất cả những trợ lực một cách hợp lý. Điều này thể hiện nhất quán trong những tuần qua khi mặc dù dữ liệu mạnh mẽ của Hoa Kỳ được tung ra đã tạo ra những động thái lớn trên thị trường trái phiếu nhưng lại không thể thúc đẩy mạnh mẽ đồng đô la.
Chúng ta cùng xem ví dụ về dữ liệu lạm phát được công bố tuần trước. Chỉ vài giờ sau khi dữ liệu được tung ta, thị trường đã định giá thêm 1 đợt tăng nữa đối với trái phiếu, nhưng đồng USD gần như vẫn dậm chân tại chỗ.
Cuối cùng, đồng USD cũng tăng nhưng nguyên do đến từ dòng chảy tìm nơi trú ẩn an toàn, khi gia tăng lo ngại rằng cuộc xâm lược vào Ukraine có thể sớm xảy ra.
Khi một loại tiền tệ không thể phục hồi theo tin tốt, thông thường đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng đã cạn kiệt.
Liệu dữ liệu sắp tới sẽ là liều thuốc thử mạnh mẽ đối với đồng USD hay không?
Những suy đoán trên sẽ được chứng minh ngay trong tuần này. Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed sẽ được công bố vào lúc 02:00 GMT+7 ngày thứ Năm. Cụ thể, nhà giao dịch cần để mắt tới quy trình thắt chặt định lượng và quan điểm của các quan chức khác về việc kích hoạt chu kỳ thắt chặt với đợt tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 3 này.
Thông thường thị trường sẽ phản ứng với bản phát hành này, nhưng lần này, biên bản cuộc họp có thể sẽ “lỗi thời”. Cuộc họp chính sách này diễn ra trước khi công bố báo cáo việc làm mới nhất, ghi nhận tốc độ tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ và trước khi dữ liệu lạm phát mới nhất cũng vượt quá mong đợi được tung ra. Điều này có nghĩa kể từ đó đã có lập luận cho rằng chính sách thắt chặt sẽ nhanh chóng trở nên quyết liệt hơn.
Thay vào đó, tâm điểm sẽ là doanh số bán lẻ, được phát hành trước đó vài giờ vào lúc 20:30 GMT+7. Các dự báo cho thấy mức phục hồi mạnh mẽ là 2% trong tháng 1, sau mức giảm 1.9% của tháng trước. Tuy nhiên, nhóm kiểm soát bán lẻ được sử dụng trong tính toán GDP dự kiến chỉ tăng 1% sau khi giảm 3.1% trong tháng 12.
Nếu doanh số bán lẻ vượt quá kỳ vọng và phản ứng của đồng USD là không tăng mạnh, đó sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy xu hướng tăng đang cạn kiệt dần.
Về phân tích kỹ thuật đối với cặp EUR/USD, 1 đợt sụt giảm tiềm năng có thể sẽ ngay lập tức phải đối mặt với ngưỡng hỗ trợ gần vùng 1.1280, tại đây điểm đột phá sẽ chuyển trọng tâm sang mốc 1.1230.
Ở chiều ngược lại nếu dữ liệu gây thất vọng, cặp EUR/USD có thể tăng cao hơn. Một sự bứt phá rõ ràng trên vùng 1.1370 có thể mở ra cánh cửa hướng tới mốc 1.1485.
Liệu đây là cú hích cuối cùng đối với đồng USD?
Nhìn chung, triển vọng đối với đồng USD có thể được chia thành triển vọng ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, có thể sẽ xuất hiện một lực đẩy khác đến từ phe mua. Thị trường vẫn có thể định giá đợt tăng lãi suất lần thứ 7 trong năm nay, trong bối cảnh những lo ngại về sự bất ổn địa chính trị cộng với biến động trên thị trường chứng khoán có thể thể thúc đẩy dòng tiền tìm kiếm trú ẩn an toàn đổ vào đồng tiền dự trữ của thế giới này.
Tuy nhiên, về lâu dài, bức tranh có vẻ đang dần chuyển sang màu tối. Lạm phát có thể lên đến đỉnh điểm trong những tháng tới và một khi điều xảy ra, các trader có thể sẽ giảm bớt phấn khích khi đặt cược vào những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed nữa.
Điều đó có thể gây ra tác động to lớn đến thị trường ngoại hối bởi khi ấy Fed không còn giữ vị trí độc tôn trong chu kỳ siết lãi suất nữa vì các Ngân hàng Trung ương lớn khác, bao gồm cả ECB cũng đang hướng tới lãi suất cao hơn.
Nói tóm lại, thật khó để thấy động lực tăng dài hạn trong bối cảnh thị trường đã định giá USD quá mạnh mẽ theo các quyết định của Fed. Dẫu vậy, bất kỳ sự đảo ngược xu hướng nào cũng có thể xảy ra trong nửa cuối năm nay.
Theo actionforex