VNREBATES
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
mc-prime
Mở TK và hoàn phí 4.2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot

Dầu thô: Biến động phiên đầu tuần, G7 lên kế hoạch áp giá trần với dầu thô Nga

27.06.2022, 13:19 5 phút đọc

Giá dầu bắt đầu tuần giao dịch bằng một phiên giao dịch đầy biến động trong bối cảnh giới đầu tư đang dõi theo diễn biến từ cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G7, trong khi lo ngại về suy thoái làm giảm nhu cầu về nhiên liệu đang đeo bám thị trường.

Sau 1 tuần khá biến động với các phiên tăng giảm mạnh đan xen, giá dầu thô đã lao dốc mạnh trong đầu phiên sáng sau đó tiếp tục biến động. Cụ thể, giá dầu Brent dao động ở mức 109 USD/thùng trong khi giá dầu WTI của Mỹ cũng dao động gần mức giá gần 107 USD/thùng sau khi đã tăng 3.2% trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu.

Giá dầu chuẩn Mỹ tiếp tục ghi nhận mức giảm hàng tuần liên tiếp kể từ tháng 4. Như vậy dù trong tuần trước đà lao dốc đã chững lại chút ít nhưng cả dầu WTI và Brent vẫn không phục hồi hoàn toàn sau cú trượt dài trước đó.

Dầu thô đang hướng tới đợt giảm tháng tháng đầu tiên kể từ tháng 11 do lo ngại về suy thoái toàn cầu leo thang khi các Ngân hàng trung ương đồng loạt mạnh tay tăng lãi suất để áp chế lạm phát gia tăng, khiến nhu cầu tiêu thụ thấp hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, giá bán lẻ đối với các sản phẩm như xăng không giảm nhanh như dầu thô, do tình trạng thiếu đầu tư và suy giảm năng lực sản xuất dầu cũng như tình hình lọc dầu bị thắt chặt.

Giá dầu đang chịu áp lực về lo ngại suy thoái toàn cầu làm giảm nhu cầu nhiên liệu

G-7 (Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới) sẽ cam hết hỗ trợ vô thời hạn cho Ukraine để phòng thủ chống lại Nga cũng như đang cân nhắc áp mức giá trần đối với dầu thô của quốc gia này.

Ông Gao Jian, một nhà phân tích tại trụ sở tại Sơn Đông của Zhaojin Futures Co., cho biết giá dầu đã chịu áp lực từ những lo ngại về suy thoái kinh tế. Tuy nhiên tình trạng thắt chặt nguồn cung sẽ hạn chế sự sụt giảm của giá dầu, ông nói thêm.

Nhìn chung, giới chuyên gia như Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA hay Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM có cùng nhận định rằng khả năng tăng giá dầu vẫn đầy thuyết phục hơn, mặc dù “vàng đen” đang bị cuốn vào cuộc hỗn loạn gần đây cùng với các mặt hàng khác. Các kho dự trữ dầu thô và nhiên liệu toàn cầu vẫn khan hiếm – càng trầm trọng hơn từ khi Nga nổ súng xâm lược Ukraine, nhu cầu nhiên liệu mùa hè tăng cao – và kỳ hạn các hợp đồng tương lai dầu đang báo hiệu nguồn cung khan hiếm.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc tại Đức vào ngày 26-6, các lãnh đạo G7 đã chính thức thảo luận áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu của Nga. Cụ thể, cơ chế quản lý giá như vậy bao gồm việc các bên đưa ra sáng kiến sẽ đơn phương áp mức giá trần đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga, ngăn không cho Nga bán dầu với mức giá cao hơn. Cơ chế này có thể sẽ hoạt động bằng cách áp đặt các hạn chế đối với bảo hiểm và vận chuyển.

dau tho

Các lãnh đạo G7 đang nhóm họp tại Đức

Động thái này được cho là nhằm ngăn Nga được hưởng lợi từ giá năng lượng tăng cũng như chặn giá dầu tăng vọt. Ý tưởng này được Italy, Mỹ và một số quốc gia khác ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia EU lo ngại biện pháp trừng phạt này còn dính líu đến nhiều điểm trong thỏa thuận trừng phạt dầu mỏ và khí đốt của Nga trước đó, và tiếp tục gây ra rạn nứt trong nội bộ Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, Mỹ và Iran sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán về việc khôi phục một thỏa thuận hạt nhân trong “những ngày tới”, Nhà ngoại giao chính của Liên minh châu Âu Josep Borrell cho biết hôm thứ Bảy trong cuộc họp báo ở Tehran với người đồng cấp Iran. Các cuộc đàm phán sẽ diễn ra tại một quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, với vai trò trung gian của EU, truyền thông Iran dẫn lời ông Borrell cho biết vào cuối ngày cùng ngày.

Đầu tuần này, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) sẽ đưa ra số liệu chính thức về dự trữ dầu sau khi trì hoãn công bố bởi các vấn đề kỹ thuật. Đây là báo cáo cáo dữ liệu về dầu được theo dõi nhiều nhất trên thế giới bởi nó cho thấy một bức tranh bao quát về tình trạng khan hiếm nguồn cung tại Mỹ – nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.

Cùng trong tuần này, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ nhóm họp vào ngày 30/6 để quyết định có tiếp tục bám sát kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 8 với hy vọng giảm giá dầu thô và lạm phát hay không.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Theo Bloomberg

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.