Có thể bạn quan tâm:
- Lý do cổ phiếu DIG giảm mạnh và bị bán tháo?
- Cổ phiếu CEO tăng trần liên tục: Tập đoàn C.E.O Group nói gì?
Cổ phiếu Novaland là gì?
Cổ phiếu Novaland của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va được niêm yết trên sàn HoSE với mã cổ phiếu NVL vào ngày 28/12/2016. Trong năm 2021, cổ phiếu NVL nằm trong top những cổ phiếu ngành bất động sản có giá trị vốn hóa lớn nhất nằm trong rổ VN30.
Tập đoàn Novaland được thành lập vào năm 1992 với nền tảng ban đầu là kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản về nhà nghỉ và khu du lịch sinh thái. Dưới sự lãnh đạo và điều hành của tỷ phú Bùi Thành Nhơn, sau 30 năm hoạt động, Novaland từ một công ty có vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 500 triệu đồng nay đã đạt gần 1 tỷ USD.
Hiện tại trên sàn chứng khoán, NVL được niêm yết trong nhóm VN30 với giá trị vốn hóa hơn 34.906 nghìn tỷ và trở thành doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 trên sàn HoSE, chỉ sau Tập đoàn VinGroup. Đồng thời, NVL đã được chấp thuận niêm yết trái phiếu trên sàn Chứng khoán Singapore.
Thông tin chi tiết về cổ phiếu NVL
Về thông tin cơ bản: Một số thông tin chi tiết về cổ phiếu NVL mà nhà đầu tư cần nắm như sau:
Tên công ty | Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va |
---|---|
Mã chứng khoán | HOSE: NVL |
Số lượng cổ phiếu | Số lượng cổ phiếu niêm yết: 1,949,833,809
Số lượng cổ phiếu lưu hành: 1,950,104,538 |
Năm thành lập | 1992 |
Địa chỉ | Số 313B – 315 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – P. Võ Thị Sáu – Q.3 – Tp. HCM |
Website | https://www.novaland.com.vn/ |
Ban lãnh đạo |
|
Cổ đông lớn |
|
Lĩnh vực hoạt động chính | Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản |
Vốn điều lệ | 1 tỷ USD (2022) |
Về cơ cấu cổ đông: NVL có cơ cấu cổ đông cô đặc với hai cổ đông chính đó là Công ty Cổ phần Novagroup (37%) và ông Bùi Thành Nhơn (5%) – người sáng lập Nova Group, cũng chính là Chủ tịch HĐQT của Novaland trước đó. Ngoài ra, cổ đông lớn thứ hai là Công ty Cổ phần Diamond Properties (11%), hiện doanh nghiệp do bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Bùi Thành Nhơn) đại diện pháp luật.
Tháng 10/2022 vừa qua, gia đình ông Bùi Thành Nhơn thực hiện chuyển đổi và giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland, tuy nhiên tỷ lệ sở hữu của mỗi cá nhân trong gia đình (bao gồm ông Bùi Thành Nhơn, vợ và con trai) cũng vẫn gần tiệm cận mức 5%. Thêm vào đó, gia đình vị cựu chủ tịch này vẫn nắm quyền chi phối tại Novaland thông qua hai công ty thuộc quyền sở hữu của gia đình, gồm Công ty cổ phần Diamond Properties (10.42%) và Công ty cổ phần Novagroup (37.02%).
Lịch sử giá cổ phiếu NVL
Tập đoàn Novaland chính thức phát hành cổ phiếu Novaland (NVL) lần đầu và đưa lên sàn chứng khoán với khối lượng 589 triệu cổ phiếu vào ngày 28/12/2016. Giá tham chiếu của cổ phiếu Novaland là 50.000VNĐ/cổ phiếu, sau đó tăng kịch trần 20% lên đến 60.000VNĐ/cổ phiếu, và đạt vốn hóa là 5.962 tỷ đồng vào thời điểm đó.
Trong suốt thời gian niêm yết, cổ phiếu Novaland có nhiều biến động thất thường, giá cổ phiếu đạt mức cao nhất lên đến 90.000VNĐ/cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến 09/2022. Gần đây, cổ phiếu NVL ghi nhận mức giảm mạnh chưa từng có với giá chỉ 17.900VNĐ/cổ phiếu.
Một số thông tin về lịch sử giá cổ phiếu hiện tại:
- Khối lượng giao dịch trong 10 phiên gần nhất là 48,183,870 triệu cổ phiếu.
- Chỉ số beta 1 năm là 0,26.
- Mức giá cao nhất trong 52 tuần qua là 91.000VND/cổ phiếu vào ngày 31/12/2021.
- Mức chạm đáy trong 52 tuần qua là 17.900VNĐ/cổ phiếu vào ngày 08/12/2022.
Giá cổ phiếu Novaland hiện tại bao nhiêu?
Giá cổ phiếu NVL biến động thất thường, vào ngày 08/12/2022, giá cổ phiếu Novaland là 17.900VNĐ/cổ phiếu. Tại thời điểm này, NVL có giá trị vốn hóa thị trường là 34,906.87 tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh trung bình trong 10 phiên là 48,183,870 cổ phiếu/1 phiên. [1]
Tình hình cổ phiếu Novaland (NVL) hiện tại
Giá cổ phiếu NVL chạm sàn -7% về giá 17.900VNĐ/cổ phiếu ngày 08/12/2022 với hơn 67,933,500 cổ phiếu khớp lệnh. Trong phiên vừa qua, toàn thị trường trong sắc xanh, tuy nhiên cổ phiếu NVL biến động mạnh với hàng chục ngàn cổ phiếu trao tay liên tục, giá biến động chạm mức cao nhất đến 18.900VNĐ/cổ phiếu và giảm về sàn 17.900VNĐ/cổ phiếu kết phiên.
Tuy NVL đã chấm dứt chuỗi giảm 18 phiên liên tiếp trong tuần này nhưng đà giảm vẫn tiếp tục hiện hữu khi lượng bắt đáy cổ phiếu quá lớn, dẫn đến bán tháo liên tục trong những ngày qua. Chuỗi lao dốc của Novaland đã khiến thị giá giảm gần 71%, từ 70.000 đồng về giá thấp nhất hiện tại là 17.900 đồng. Vốn hoá thị trường của NVL cũng bốc hơi hơn 100.000 tỷ đồng trong vòng hơn một tháng rưỡi nay. [3]
Nguyên nhân sự sụt giảm của NVL:
- Siết tín dụng và thắt chặt quy định về trái phiếu: Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và hạn chế tín dụng đối với hoạt động đầu tư bất động sản thuộc dòng cao cấp, du lịch hoặc nghỉ dưỡng. Đồng thời, nhiều vụ “bê bối” về trái phiếu của các Công ty Bất động sản đã làm tâm lý nhà đầu tư hoang mang khi lựa chọn mã cổ phiếu này.
- Áp lực bán giải chấp, “call margin”: Cổ phiếu NVL được dùng làm tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay của Tập đoàn Nova, chính vì thế khi suy thoái, NVL khó bán các căn hộ của mình, dẫn đến Ngân hàng và Công ty chứng khoán buộc phải bán giải chấp cổ phiếu NVL để thu hồi nợ.
- Tình hình vĩ mô ảm đạm: Suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu mua căn hộ cao cấp trở nên giảm dần. Bên cạnh các vấn đề toàn cầu như lạm phát, sự sụt giảm của du khách Trung Quốc và căng thẳng chính trị, một thách thức lớn mà du lịch nước nhà đang phải đối mặt là sự dư thừa nguồn cung.
Có nên mua cổ phiếu Novaland không?
Để đưa ra quyết định có đáng đầu tư vào cổ phiếu Novaland, VnRebates xét tiềm năng và các rủi ro gặp phải khi đầu tư vào cổ phiếu này:
Tiềm năng đầu tư
- Novaland hiện sở hữu quỹ đất lớn thứ hai trong số các nhà phát triển BĐS niêm yết ở Việt Nam: Quỹ đất hiện tại của NVL lên đến gần 10,600 ha. Với quỹ đất lớn nhất trong các nhà phát triển BĐS tại TP.HCM, VnRebates cho rằng NVL sẽ tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong thị trường phát triển BĐS tại thành phố này trong tương lai.
- Các dự án BĐS nghỉ dưỡng cao cấp với quy mô lớn trở thành động lực tăng trưởng lợi nhuận của NVL trong trung – dài hạn: NVL đang tập trung vào mảng BĐS nghỉ dưỡng cao cấp vì nó có tiềm năng phát triển rất tốt, dự đoán đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của NVL trong giai đoạn 2022-2027.
Rủi ro đầu tư:
- Tỷ lệ nợ vay đáng lưu ý: Tỷ lệ nợ thuần so với vốn chủ sở hữu tính đến 6 tháng đầu năm 2022 là gần 5 lần, hiện đang ở mức cao so với các doanh nghiệp BĐS khác. Cơ cấu nợ vay của NVL bao gồm 54% từ trái phiếu, 10% từ trái phiếu chuyển đổi và 36% từ các khoản vay. Theo đó, nợ đang gần hàng trăm lần lợi nhuận sau thuế của tập đoàn (chỉ đạt 1.818 tỷ).
- Rủi ro bán giải chấp cổ phiếu NVL: Vào ngày 30/9/2022, NVL đang sở hữu dư nợ trái phiếu ngắn hạn tại mức từ 7.595,4 tỷ đồng lên đến 22.702,5 tỷ đồng và khoản dư nợ trái phiếu dài hạn là 27.787,5 tỷ đồng.
Hầu hết các khoản nợ trái phiếu này đều được NVL thế chấp bằng chính cổ phiếu công ty. Đây là rủi ro cực kỳ lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp BĐS gặp phải tình thế sản xuất kinh doanh khó khăn và không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính nợ gốc, lãi cho nhà đầu tư.
Tóm lại, hiện Tập đoàn NVL đang trong giai đoạn khó khăn khi phải đối mặt với áp lực từ vĩ mô, áp lực lãi vay, và áp lực từ các nhà đầu tư. VnRebates khuyến nghị TRUNG LẬP, theo dõi diễn biến cổ phiếu NVL để có thể đầu tư khi có cơ hội.
Xem thêm: Thực hành cách nhận biết cổ phiếu tiềm năng qua 3 bước
Lời kết
VnRebates vừa cung cấp cho bạn những thông tin chung nhất về cổ phiếu NVL cùng với một vài nhận định về tiềm năng đầu tư của mã cổ phiếu này. Tuy rằng NVL từng là cổ phiếu giúp nhà đầu tư sinh lời nhiều nhất năm 2021 thì nay NVL đang phải đối diện với đợt sụt giảm nghiêm trọng và hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Do đó, dù có quyết định đầu tư hay không nhà đầu tư nên thận trọng giải ngân từ từ và chờ đợi theo dõi thêm các tín hiệu đáng tin cậy từ thị trường.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ