ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Cổ phiếu Microsoft – Dự báo xu hướng giá trong thời gian tới, có nên đầu tư vào cổ phiếu này trong năm 2020 không?

08.09.2020, 07:05 20 phút đọc

Là một cổ phiếu không thể thiếu trên phố Wall, cổ phiếu Microsoft được dự đoán vẫn giữ nguyên sức hút với các nhà đâu từ trong thời gian tới.

Thực sự cái tên Microsoft (MSFT) và Bill Gates dường như không cần bất kỳ lời giới thiệu nào, bởi với khoảng 90% số lượng PC và laptop trên thế giới đều chạy hệ điều hành Windows của Microsoft.

Ra đời vào tháng 4 năm 1975 và trải qua 50 năm hoạt động, tập đoàn Microsoft đã vượt qua mức vốn hóa 1 nghìn tỷ đô la và trở thành tập đoàn lớn thứ ba trên thị trường chỉ sau AppleAmazon.

Không chỉ dừng lại là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phần mềm những năm gần đây Microsoft chuyển hướng sang mảng điện toán đám mây (Cloud) và A.I ( trí tuệ nhân tạo) – 2 nhân tố quyết định tương lai của gã khổng lồ công nghệ này. 

Cổ phiếu Microsoft tăng trưởng ổn định và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư. Với những con số doanh thu ấn tượng và việc cổ phiếu Microsoft tăng trưởng bùng nổ có lẽ ngay cả những người lạc quan nhất cũng không thể ngờ được kết quả kinh doanh tốt đến như vậy của 1 trong 3 công ty đại chúng đắt giá nhất của Mỹ.

Vậy trong bài viết này, hãy cùng Vnrebates tìm hiểu xem mọi thứ có thực sự thuận lợi cho Microsoft hay không và điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu này vào năm 2020.

1. Tổng quan về tập đoàn Microsoft – Gã khổng lồ công nghệ hàng đầu thế giới

Microsoft là một tập đoàn phầm mềm Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Gã khổng lồ công nghệ này thuộc top 3 công ty có giá trị nhất trên thế giới.

Là nhân tố tiên phong trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân, có thể thấy rằng trong những năm qua, Microsoft đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Nền tảng này được tạo ra bởi trách nhiệm đối với xã hội, liên tục giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới, tạo cơ hội cho đối tác, cải thiện độ thỏa mãn của khách hàng và hoàn thiện hoạt động nội bộ.

Tháng 3/2005, Bill Gates, người sáng lập Microsoft và cũng là biểu tượng của tập đoàn này được Nữ Hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ danh dự. Là một công dân Mỹ nên ông không thể để danh hiệu “Sir” nên Bill Gates đã gắn “KBG”  (Knighthood By Queen Elizabeth II) đằng sau tên của mình.

Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Bill Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược “thiết bị và dịch vụ”. Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập Danger Inc, vào năm 2008, công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012 với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile sau khi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia.

Nhưng từ khi Satya Nadella đảm nhận vai trò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1999.

Đặc biệt Microsoft vừa thông báo kết quả kinh doanh quý đầu tiên trong năm 2020 – và đúng như mọi người kỳ vọng – việc phong tỏa trên toàn cầu do đại dịch Covid-19 đã đóng góp hữu ích cho kết quả kinh doanh của họ. Kể từ đầu năm, xu hướng giá cổ phiếu Microsoft đã tăng lên, tăng 31% vào thời điểm 17 tháng 8, vượt trội so với thị trường rộng lớn hơn.

Mặc dù từng trải qua tình hình kinh doanh có nhiều biến động nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh của Microsoft vẫn đang phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận mà Microsoft thu được luôn là một con số rất lớn và đáng để các công ty phần mềm khác mơ ước.

Các sản phẩm và mảng hoạt động của Microsoft bao gồm:

  • Phân khúc Quy trình Kinh doanh và Năng suất của Microsoft cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thương mại Office 365, chẳng hạn như Office, Exchange, SharePoint, Skype for Business, Microsoft Teams và các Giấy phép Truy cập Máy khách (CAL) liên quan;
  • Các dịch vụ dành cho người tiêu dùng Office 365, bao gồm Skype, Outlook.com và OneDrive;
  • Mạng chuyên nghiệp trực tuyến LinkedIn;
  • Các giải pháp kinh doanh Dynamics bao gồm quản lý tài chính, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng và các ứng dụng phân tích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức lớn và các bộ phận của doanh nghiệp.
  • Phân khúc Đám mây thông minh của Microsoft cấp phép cho các sản phẩm máy chủ và dịch vụ đám mây, chẳng hạn như SQL Server, Windows Server, Visual Studio, Trung tâm hệ thống và các CAL có liên quan, cũng như Azure, một nền tảng đám mây;
  • Các dịch vụ doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ hàng đầu và các dịch vụ tư vấn của Microsoft để hỗ trợ khách hàng phát triển, triển khai và quản lý các giải pháp máy chủ và máy tính để bàn của Microsoft, cũng như cung cấp đào tạo và chứng nhận cho các nhà phát triển và chuyên gia CNTT.
  • Phân khúc Máy tính Cá nhân cung cấp Windows OEM, số lượng lớn và cấp phép không phải số lượng lớn khác của hệ điều hành Windows; cấp phép bằng sáng chế, Windows Internet of Things, và quảng cáo hiển thị MSN;
  • Các thiết bị bao gồm Surface, phụ kiện PC và các thiết bị thông minh khác; Phần cứng, phần mềm và dịch vụ Xbox; và quảng cáo tìm kiếm Bing và Bing Ads. Microsoft tiếp thị sản phẩm của mình thông qua các nhà sản xuất, phân phối và đại lý thiết bị gốc và các cửa hàng bán lẻ trực tuyến và Microsoft.
  • Tập đoàn Microsoft đã hợp tác với E.ON, NIIT Technologies Ltd., và CUNA Mutual Group; liên minh chiến lược với Nielsen Holdings plc và PAREXEL International Corp; và hợp tác chiến lược với Mastercard Incorporated.

2. Cổ phiếu Microsoft (MSFT), diễn biến giá cổ phiếu Microsoft (MSFT) qua các năm và tình hình hiện tại

2.1 Tổng quan về cổ phiếu Microsoft 

  • Công ty Microsoft: Mã cổ phiếu MFST
  • Niêm yết trên sàn chứng khoán: NASDAQ
  • Địa chỉ : One Microsoft Way, Redmond, WA 98052-6399
  • CEO hiện tại: Satya Nadella 
  • Ngành nghề: Phần mềm máy tính, Phần cứng máy tính, Điện thoại di động, Thiết bị viễn thông, Phân phối kỹ thuật số, Điện tử tiêu dùng, Trò chơi điện tử, Tư vấn công nghệ thông tin, Quảng cáo trực tuyến, Bán lẻ, Phần mềm ô-tô (theo Wiki).
  • Tổng vốn hóa thị trường: 1621.369 tỷ USD (ngày 4/9/2020)
  • Giá cổ phiếu hiện tại: 214.25 USD (ngày 4/9/2020)

Biểu đồ giá cổ phiếu Microsoft ngày 4/9/2020 (Ảnh TradingView)

Tại sao cổ phiếu Microsoft lại không thể thiếu trên phố Wall và mọi lời ca ngợi dành cho cổ phiếu này dường như không hề quá lời bởi những nguyên nhân sau:

  • Hiệu suất và quy mô chỉ là 2 trong vô vàn lý do làm nên tầm quan trọng của mã cổ phiếu Microsoft này, kể cả khi nó đã lớn mạnh trở thành một gã khổng lồ hiếm có trên thị trường. Tăng trưởng tới 70% năm qua, Microsoft hiện có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 1,6 nghìn tỷ USD chỉ sau Apple cho vị trí công ty lớn nhất Hoa Kỳ, và chiếm gần 1/8 trong mức tăng trưởng 23% của S&P 500 trong thời gian đó.
  • Tính ưu việt và sự phổ biến của các sản phẩm của Microsoft thể hiện gần như mọi đặc điểm được thị trường ngày nay ưa chuộng và sẵn sàng chi trả với mức giá cao. Microsoft có biên lợi nhuận xung quanh mức 35%, nhiều lần triển khai kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá 40 tỷ USD và trả hơn 15 tỷ USD cổ tức mỗi năm
  • Cổ phiếu Microsoft rất được lòng các quỹ phòng hộ: Microsoft hiện có tỷ trọng hàng đầu trong giỏ VIP quỹ phòng hộ, có nghĩa là nó nằm trong số 10 cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất trong nhiều quỹ phòng hộ và cũng nằm trong nhóm cổ phiếu đến từ những công ty mang tính phòng thủ toàn cầu, có hoạt động bán hàng quốc tế, lợi nhuận ổn định và tính thanh khoản cao.

Như vậy trong các cuộc khảo sát không có gì ngạc nhiên khi bên bán yêu thích cổ phiếu Microsoft này: trong số 34 nhà phân tích của Microsoft, 31 người đánh giá là BUY và không có SELL.

2.2 Diễn biến giá cổ phiếu Microsoft qua các năm

  • Giá cổ phiếu Microsoft đóng cửa mới nhất tính đến ngày 4 tháng 9 năm 2020 là 214,25.
  • Giá đóng cửa của cổ phiếu Microsoft cao nhất mọi thời đại là 231,65 vào ngày 2 tháng 9 năm 2020.
  • Giá cổ phiếu Microsoft cao nhất trong 52 tuần là 232,86, cao hơn 8,7% so với giá cổ phiếu hiện tại.
  • Giá cổ phiếu Microsoft thấp nhất trong 52 tuần là 132,52, thấp hơn 38,1% so với giá cổ phiếu hiện tại.
  • Giá cổ phiếu Microsoft trung bình trong 52 tuần qua là 171,39.

Biểu đồ giá cổ phiếu Microsoft trong 20 năm qua (Ảnh CNBC)

3. Dự báo giá cổ phiếu Microsoft cho phần còn lại của năm thời gian tới

Người khổng lồ công nghệ này ghi nhận 35 tỷ USD doanh thu và 10,8 tỷ USD lợi nhuận ròng trong Quý 1 năm nay, tăng 15% và 22% tương ứng so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ phận đám mây thương mại của Microsoft cũng đạt mức tăng trưởng thần tốc, đến 39% so với năm ngoái để đạt được 13,3 tỷ USD doanh thu. Trên thực tế, nền tảng đám mây hàng đầu của Microsoft, Azure đã ghi nhận tăng trưởng doanh thu đến 59% so với cùng kỳ năm 2019.

Bình luận về kết quả kinh doanh của công ty, CEO Satya Nadella cho biết, giá trị của việc chuyển đổi số “trong hai năm” qua của Microsoft đã đạt được chỉ sau 2 tháng. Thậm chí cả mạng xã hội hướng đến tuyển dụng nhân sự của công ty, LinkedIn cũng hái ra tiền với doanh thu tăng 21% so với năm ngoái.

Microsoft cho biết, họ đã mang đến khoảng 9,9 tỷ USD cho các cổ đông dưới dạng trả lãi cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu, tăng 33% so với quý tài chính thứ ba trong năm 2019.

3.1 Xu hướng công nghệ trong thời gian khủng hoảng vì đại dịch

Vài tháng qua với tình hình dịch Covid-19 hoành hành đã làm rõ ràng rằng công nghệ kỹ thuật số rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp và trong một số trường hợp, là sự tồn tại. Các công ty có thể xây dựng mạng lưới kỹ thuật số và đã hoạt động mạnh mẽ hơn trong suốt cuộc khủng hoảng và sẽ vượt qua nó mạnh mẽ hơn.

Các ví dụ như giao đồ ăn tại lề đường, mua sắm không tiếp xúc và khám bệnh từ xa đều được cung cấp bởi công nghệ, điện toán đám mây và AI. Với việc chi tiêu cho công nghệ tính theo tỷ lệ phần trăm GDP dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới, Microsoft có vị trí tốt để nắm bắt mức tăng trưởng đó.

Một xu hướng khác hỗ trợ phân tích cổ phiếu Microsoft chính là giải trí, và đặc biệt là chơi game, khi mọi người ở khắp mọi nơi chuyển sang chơi game để kết nối, giao lưu và chơi với những người khác trong thời gian đóng cửa vì Covid-19. Mặc dù Microsoft không quá nổi tiếng đối với lĩnh vực Game, phần cứng Xbox, Xbox Game Pass và Minecraft của Microsoft đã tham gia và quan tâm nhiều hơn vào thị trường Game trong thời gian đại dịch diễn ra.

Bên cạnh đó, nghiên cứu mới nhất cho thấy thời gian chơi game tăng khoảng 40% trong thời kỳ đại dịch và tốc độ tăng trưởng khoảng 14% so với thời gian sử dụng trước đại dịch có thể được duy trì. Trò chơi cũng đa dạng hơn nhiều so với hầu hết mọi người nhận ra, với độ tuổi trung bình là 37 và 45% là nữ game thủ. So với một thập kỷ trước, đồ họa, lối chơi, nhân vật và cốt truyện ngày nay đã tốt hơn rất nhiều.

3.2 Dự báo giá cổ phiếu Microsoft: vấn đề TikTok có quan trọng không?

Câu chuyện lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ trong vài tuần qua chính là là số phận các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ. Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, có 90 ngày kể từ ngày 14/8 để thoái vốn hoạt động kinh doanh tại Mỹ nếu không sẽ bị chính phủ Mỹ đóng cửa hoàn toàn.

Microsoft đã đàm phán với ByteDance từ đầu tháng 8 và nhiều nhà phân tích tin rằng đây là công ty Mỹ duy nhất có khả năng thực hiện thương vụ mua lại này. Facebook (FB), Alphabet (GOOGL) và Amazon (AMZN) đều phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra chống độc quyền về hoạt động kinh doanh của họ và không có khả năng nhận được sự chấp thuận của chính phủ Hoa Kỳ để mua TikTok.

Thách thức chính của thương vụ mua lại này là vấn đề kỹ thuật, vì 15 triệu dòng mã phần mềm, chịu trách nhiệm về trí tuệ nhân tạo của Tik Tok, phải được chuyển sang Mỹ. Ví dụ, ByteDance có 10.000 kỹ sư phần mềm và theo các cuộc đàm phán với chính phủ Hoa Kỳ, Microsoft có thể mất một năm để chuyển mã một cách an toàn.

Theo Wall Street Journal, TikTok có 100 triệu người dùng ở Mỹ và các dự báo nội bộ cho thấy doanh thu 1 tỷ USD trong năm nay và 6 tỷ USD dự kiến ​​cho năm tới. Mặc dù giá trị của thỏa thuận vẫn chưa được thảo luận, nhưng Microsoft đang ở vị thế tốt khi là người mua khả thi duy nhất. Trong tin tức chứng khoán MSFT gần đây, Fox Business News đã báo cáo rằng Microsoft cũng quan tâm đến đơn vị TikTok của Anh nếu ByteDance chọn bán.

Giữa tất cả các đồn đoán, vẫn chưa rõ Microsoft sẽ làm gì với TikTok nếu họ mua lại nó. Ví dụ, trong trường hợp của LinkedIn, Microsoft đã không thể kiếm tiền từ tài sản đó một cách hiệu quả ngoài việc bán quảng cáo. Kiếm tiền từ 100 triệu người dùng TikTok thông qua quảng cáo chắc chắn là một lựa chọn và sẽ ảnh hưởng đến dự đoán cổ phiếu Microsoft. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Microsoft có thể mua TikTok để thúc đẩy hoạt động kinh doanh đám mây Azure của mình vì TikTok sẽ trở thành khách hàng lớn nhất của họ chỉ sau một đêm.

Trong một thông báo, tập đoàn Microsoft cho biết, sẽ nhanh chóng đẩy nhanh đàm phán với tập đoàn ByteDance – công ty mẹ của TikTok, trong vài tuần tới và dự kiến sẽ kết thúc các cuộc thảo luận muộn nhất vào ngày 15/9.

Microsoft nêu rõ, các cuộc thương thảo với ByteDance sẽ được triển khai dựa trên thông báo của hai tập đoàn này gửi tới Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (Cfius), trong đó đề xuất việc Microsoft sẽ mua lại và điều hành hoạt động của TikTok ở Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.

4. Có nên đầu tư vào cổ phiếu Microsoft vào thời điểm này không ? 

Hiệu suất cổ phiếu của Microsoft trong năm 2020 và trong năm qua rất ấn tượng khi hãng tiếp tục hưởng lợi từ sự tăng trưởng trong mảng kinh doanh đám mây của mình. Việc chuyển sang làm việc từ xa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càng củng cố thêm những sức mạnh để công ty phát triển.

Tình hình hoạt động của cổ phiếu MSFT trong vòng 1 năm qua

Theo tin tức mới nhất về giá cổ phiếu của Microsoft, công ty đã mang lại một kết quả vững chắc cho quý 4, kết thúc vào ngày 30 tháng 6, mặc dù một số nhà phân tích thất vọng với tốc độ tăng trưởng doanh thu của Azure.

Hãy cùng lướt qua các con số ấn tượng sau:

  • Doanh thu Azure tăng 47%, thấp hơn mức tăng 61% trong quý trước. Nhìn chung, trong bốn quý vừa qua, Microsoft đã chốt số lượng kỷ lục các thỏa thuận đám mây trị giá hàng triệu đô la;
  • Doanh thu mảng kinh doanh máy tính cá nhân tăng 14%, một dấu hiệu khả quan chưa từng có. Điều này được thúc đẩy bởi lợi ích của công việc, học tập và vui chơi tại nhà;
  • Mảng Game thực sự đem lại doanh thu ấn tượng đối với Microsoft, với mức tăng trưởng doanh thu 64%. Con số này ghi nhận sự gia tăng doanh số bán máy chơi game Xbox, tăng 49% và mức độ tương tác kỷ lục trong quý;
  • Không thể không nhắc đến Microsoft Teams, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Zoom và các công cụ cộng tác khác. Người dùng đã đăng nhập hơn 5 tỷ phút trong quý chỉ riêng 69 công ty có hơn 100.000 người dùng trên Teams và ngay cả Dịch vụ Y tế Quốc gia ở Anh cũng chọn Teams để cung cấp các công cụ cộng tác cho 1,2 triệu nhân viên của mình.
  • Về mặt tiêu cực, LinkedIn yếu, vì sự yếu kém về kinh tế ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và chi tiêu quảng cáo.

Vì vậy, nhà đầu tư nên làm gì với cổ phiếu Microsoft: mua, bán hay nắm giữ? Nhiều nhà phân tích đang lạc quan về tình hình công ty trong dài hạn. Tuy nhiên, dự báo cổ phiếu MSFT cho thấy mức tăng có phần hạn chế trong 12 tháng tới. Dự đoán giá cổ phiếu MSFT đồng thuận của FactSet hiện đang ở mức 231 đô la dựa trên xếp hạng từ 32 nhà phân tích bên bán.

 

Mặc dù hầu hết các nhà phân tích đều nhận thấy mức tăng ngắn hạn là khá hạn chế, 29 trong số các nhà phân tích xếp hạng cổ phiếu Microsoft ở rank BUY và chỉ có ba xếp hạng ở rank HOLD. Dan Ives, nhà phân tích tại Wedbush, có dự báo cổ phiếu Microsoft cao nhất với mục tiêu giá là 260 USD, trong khi Citi có mục tiêu thấp nhất  là 208 USD. Phạm vi mục tiêu giá khá hẹp và dường như có sự đồng thuận rằng Microsoft có vị trí tốt để hưởng lợi từ các xu hướng dài hạn.

Các trung tâm phân tích nhận định xu hướng tăng giá đối với cổ phiếu MSFT trên nền tảng kinh doanh đám mây Azure. Tổng thị trường khả dụng cho điện toán đám mây ước tính là 600 tỷ đô la vào năm 2022. Các nhà phân tích tại RBC tin rằng “Azure của Microsoft có thể mở rộng quy mô lên gấp bội so với quy mô hiện tại“. Đại dịch cũng đang buộc các công ty ở mọi quy mô phải áp dụng đám mây với tốc độ cao hơn nhiều.

Ngoài điện toán đám mây, các nhà phân tích tại Macquarie nhận định Game là động cơ tăng trưởng siêu tốc tiếp theo của Microsoft khi chỉ tiêu lợi nhuận của thị trường Game là 180 tỷ USD vào năm 2021. Họ tin rằng các dịch vụ trò chơi của Microsoft do Azure cung cấp là lĩnh vực cực chủ chốt để đạt lợi nhuận hấp dẫn. Macquarie gần đây đã tăng mục tiêu giá từ 215 USD lên 225 USD.

Cùng với hơn 20 tỷ USD tiền mua lại và cổ tức hàng năm, Microsoft có khả năng mang lại lợi nhuận ổn định cho cổ đông trong những năm tới.

Dựa trên định giá, rất khó để tìm thấy luận điểm về xu hướng giảm giá đối với cổ phiếu Microsoft trong thời gian tới. Cổ phiếu Microsoft hiện giao dịch với doanh số gấp 10-11 lần và gần 31 lần lợi nhuận. Mặc dù trên cơ sở tuyệt đối, các mức này là đắt đỏ, so với các ông lớn công nghệ khác nhưng chúng vẫn phù hợp. Hơn nữa, nhiều người cho rằng Microsoft xứng đáng phải được áp với mức giá cao nhất dựa trên tiềm năng tăng trưởng dài hạn và khả năng tiếp cận với các xu hướng thế tục xung quanh tương lai của công việc và đám mây.

Theo capital

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.