Xem thêm:
- Long Short là gì? Phân biệt lệnh Long (mua) và Short (bán)
- 6 cách xác định điểm vào lệnh Forex đẹp, chính xác và hiệu quả
- Hướng dẫn đặt lệnh Forex qua MT4
Các loại lệnh trong giao dịch Forex phổ biến nhất
Về cơ bản, tất cả những lệnh giao dịch được thiết kế tối ưu nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu và hoạt động trading của trader trong những hoàn cảnh và trường hợp khác nhau như:
- Khớp lệnh ngay lập tức.
- Chờ điểm vào lệnh (entry) thật đẹp để bắt đầu giao dịch.
- Kiểm soát mức độ thua lỗ khi không có thời gian theo dõi diễn biến thị trường trong thời gian dài.
Các lệnh trong Forex mà VnRebates chia sẻ đều được thực hiện trên 3 nền tảng hỗ trợ giao dịch phổ biến nhất hiện nay là Metatrader 4 (MT4), Metatrader 5 (MT5) và Ctrader.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn sử dụng Ctrader trên điện thoại và máy tính
- Hướng dẫn sử dụng MT4 từ căn bản đến nâng cao
- Cách sử dụng MT5 chi tiết
Dưới đây là danh sách các lệnh Forex cơ bản nhất bạn nên luyện tập để sử dụng thành thạo.
1. Lệnh thị trường (Market Order)
Lệnh thị trường hay còn gọi là Market Order/Market Execution. Đây là lệnh mua/bán các cặp tiền tệ ở mức giá hiện tại, thường mức giá này là tốt nhất theo đánh giá của trader. Lệnh thị trường sẽ được thực thi ngay tại thời điểm bạn đặt lệnh. Đây là loại lệnh cơ bản và đơn giản nhất và thường là lệnh đầu tiên được một trader dùng đến.
Ví dụ: Ở hình minh họa trên, bạn có thể thấy cặp EUR/USD đang được sàn cung cấp với 2 tỷ giá là 1.3186 (giá BID) và 1.3188 (giá ASK). Nếu bạn thực hiện lệnh thị trường lúc này thì lệnh của bạn sẽ khớp theo 1 trong 2 mức giá trên:
- Nếu muốn mua (BUY) cặp EUR/USD ngay thời điểm hiện tại, sàn sẽ bán cho bạn với giá Ask EUR/USD = 1.3188. Bạn sẽ nhấp vào BUY và nền tảng giao dịch của bạn ngay lập tức sẽ thực hiện lệnh mua với mức giá chính xác đó.
- Nếu muốn bán (SELL) cặp EUR/USD ngay thời điểm hiện tại, sàn sẽ mua với giá Bid EUR/USD = 1.3186. Lệnh này sẽ được thực thi ngay lập tức.
Tất nhiên, dù vào lệnh BUY hay SELL bạn vẫn sẽ bị mất phí chênh lệch (spread) cho sàn. Như ở đây, nếu vào 1 lot bạn sẽ mất cho sàn khoảng 2 USD.
Xem thêm:
- Cách làm giàu từ cặp tiền tệ EURO/USD
- Tỷ giá hối đoái EUR/USD chịu áp lực khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao
2. Lệnh chờ (Pending Order)
Lệnh chờ (Pending order) là loại lệnh mà trader có thể mua bán theo mức giá mong muốn chứ không theo giá của thị trường. Khi sử dụng lệnh này, trader không còn phải ngồi canh biểu đồ giá liên tục trước máy tính hay lo ngại mình không kịp thời nhập lệnh và để lỡ mất thời cơ.
Hiện trên thị trường có tổng cộng 6 lệnh chờ, trong đó có 4 lệnh được hỗ trợ trên nền tảng MT4 gồm Sell Limit, Buy Limit, Sell Stop, Buy Stop và 2 lệnh được hỗ trợ trên MT5 gồm Buy Stop Limit và Sell Stop Limit.
Chi tiết về từng loại lệnh chờ sẽ được VnRebates chia sẻ sau đây:
Lệnh Sell Limit và Buy Limit (lệnh giới hạn)
Lệnh Limit gồm 2 loại chính là lệnh giới hạn mua (Buy limit) và lệnh giới hạn bán (Sell limit). Khác với lệnh thị trường, lệnh chờ Limit chỉ hoạt động khi gặp những điều kiện nhất định. Đây là loại lệnh phổ biến, tuân theo đúng quan điểm “mua thấp, bán cao”. Thông thường, lệnh Limit được sử dụng trong trường hợp bạn muốn mua dưới mức giá hiện tại hoặc muốn bán trên mức giá hiện tại trên thị trường.
- Lệnh Buy Limit
Buy Limit là lệnh chờ mua, được thiết lập khi trader kỳ vọng sẽ mua được giá tốt hơn, rẻ hơn so với giá hiện tại thị trường đang cung cấp. Do đó, thay vì đặt Market Order, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Buy Limit để chờ giá giảm xuống chạm đáy và chuẩn bị đảo chiều thì mới tiến hành mua. Khi giá giảm xuống, chạm vào điểm đặt lệnh thì vị thế mua được tự động kích hoạt.
Ví dụ: Bạn muốn mua cặp EUR/USD. Tỷ giá hối đoái hiện là 1.10450. Bạn nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục giảm và bạn có thể mua được với giá thấp hơn. Khi đó bạn sẽ đặt một lệnh Buy limit ở mức giá thấp hơn 1.10450, như ví dụ minh họa là 1.10050. Lệnh Buy limit sẽ được kích hoạt nếu giá cặp EUR/USD chạy xuống 1.10050 hoặc thấp hơn.
Hạn chế của lệnh Buy Limit là đôi lúc bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội vì giá có thể không xuống thêm mà đi lên ngay, hoặc giá xuống một chút nhưng không xuống đến mức mà bạn đặt lệnh Buy Limit.
- Lệnh Sell Limit
Sell Limit là lệnh chờ bán, được thiết lập khi trader kỳ vọng giá sẽ dao động tăng cao hơn nữa so với giá hiện tại trước khi giá giảm. Khi giá chạm đến điểm đặt lệnh, vị thế bán sẽ được tự động mở và trader sẽ thu về lợi nhuận cao hơn so với đặt lệnh Market Order.
Ví dụ: Bạn muốn bán cặp EUR/USD. Tỷ giá hối đoái hiện là 1.10450 và bạn kỳ vọng rằng bạn có thể bán với giá cao hơn sau đó. Khi đó, bạn sẽ đặt một Lệnh Sell limit ở mức giá cao hơn 1.10450, ví dụ là 1.10950. Lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt nếu tỷ giá cặp EUR/USD đạt 1.10950 hoặc cao hơn.
Hạn chế khi dùng lệnh Sell limit là đôi lúc bạn sẽ bị lỡ cơ hội bán vì giá có thể không tăng thêm hoặc tăng không đến mức bạn canh bán rồi đi xuống.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Lệnh Buy Stop và Sell Stop (lệnh dừng)
Trái ngược với hình thức “mua thấp, bán cao” của lệnh Limit ở trên, lệnh Buy Stop và Sell Stop mang ý nghĩa “mua cao, bán thấp”. Đây được đánh giá là loại lệnh theo đà thị trường và sẽ kích hoạt lệnh Limit sau khi giá Stop được đáp ứng. Lệnh Stop giúp trader tránh được rủi ro khi không khớp hoặc khớp một phần. Tuy nhiên, bạn có thể bị rủi ro nếu bị khớp với giá xấu hơn nhiều so với kỳ vọng.
- Lệnh Buy Stop
Buy Stop là lệnh chờ mua ở giá cao hơn giá thị trường hiện tại. Bạn đặt lệnh này vì muốn chắc chắn rằng thị trường có thực sự tăng giá hay không mới quyết định mua. Khi giá chạm đến mức giá bạn đặt, lệnh Buy Stop sẽ trở thành lệnh thị trường và sẽ được thực hiện tại mức giá sẵn có tiếp theo.
Ví dụ:
Giả sử biểu đồ của vàng đang có giá hiện tại nằm ở mức 1336.08 USD và đang trong xu hướng tăng. Tuy nhiên, giá vàng đang ở gần vùng kháng cự với mức giá 1341.43.
Lúc này, số lượng trader theo dõi giá vàng rất nhiều. Một khi giá vàng phá vỡ được vùng kháng cự này, giá sẽ tăng tiếp tục rất mạnh vì thông thường sẽ có lượng Volume giao dịch rất lớn mỗi khi giá phá vỡ vùng giá quan trọng (Key level) nào đó.
Tận dụng cơ hội này, các trader sẵn sàng chờ đợi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự và Buy. Tuy nhiên không phải trader nào cũng có nhiều thời gian để theo dõi thị trường liên tục. Lúc này lệnh Buy Stop sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu giá vàng phá vỡ thật thì lệnh Buy Stop khớp lệnh và chạy như lệnh Buy bình thường.
- Sell Stop
Sell Stop là lệnh chờ bán khi giá được khớp thấp hơn mức giá hiện tại. Lệnh Sell Stop được sử dụng khi các trader chưa chắc chắn là giá sẽ đi lên hay đi xuống. Vậy nên họ muốn chờ xem giá có phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hay không để xác nhận xu hướng tiếp theo rồi mới vào lệnh.
Khi đó, thị trường có khả năng đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng giảm mới và trader có cơ hội nắm lấy xu hướng ngay khi vừa hình thành.
Ngược lại, trong trường hợp giá không giảm theo dự đoán, lệnh không thể khớp thì trader cũng sẽ không chịu bất kỳ rủi ro mất tiền nào.
Xem thêm: 9 mẹo giúp bạn vẽ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Ví dụ:
Giả sử bạn muốn bán cặp USD/CHF và cặp tiền này hiện đang giao dịch ở mức giá 1.0019. Bạn kỳ vọng giá sẽ giảm và quyết định khi nào giá rơi xuống 0.9995 sẽ tiến hành bán ra.
Giá hiện tại = 1.0019 lớn hơn Giá dự đoán để vào lệnh Sell Stop = 0.9995. Vậy, bạn đặt lệnh Sell Stop và chờ đợi hệ thống tự động khớp lệnh khi giá đạt đúng tới 0.9995 mà không cần ngồi liên tục trước máy tính để canh biểu đồ.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng và đặt lệnh Sell stop trên MT4
Lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit
Lệnh giao dịch Forex tiếp theo trader cần nắm được chính là lệnh dừng giới hạn Stop Limit, gồm có lệnh Buy Stop Limit và Sell Stop Limit. Chiến thuật và điểm vào lệnh của 2 loại lệnh này thường sẽ ngược nhau nên các trader cũng cần phải lưu ý.
- Buy Stop Limit
Buy Stop Limit là lệnh giới hạn dừng mua. Đây là sự kết hợp của 2 lệnh Buy Stop và Buy Limit. Trong đó, điểm Buy Stop được coi là điểm kích hoạt cho lệnh Buy Limit. Khi đặt lệnh Buy Stop Limit, nếu giá thị trường chạm đến điểm đặt Buy Stop thì lệnh Buy Limit sẽ được kích hoạt. Nếu giá không chạm đến điểm Buy Stop thì lệnh Buy Limit cũng không được kích hoạt. Vậy nên, các trader có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn mà vẫn phòng ngừa được rủi ro khi giá đi ngược xu hướng.
- Sell Stop Limit
Sell Stop Limit là lệnh giới hạn dừng bán. Đây là sự kết hợp của 2 lệnh Sell Stop và Sell Limit. Khi giá chạm đến điểm Sell Stop thì lệnh Sell Limit sẽ được kích hoạt và tự động khớp nếu giá đạt đến mức thiết lập sẵn. Trader sử dụng lệnh này khi dự đoán thị trường sắp giảm mạnh, nhưng để chắc chắn họ sẽ sử dụng lệnh Sell Stop Limit để mở một vị thế bán nếu giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
3. Lệnh Stop Loss/ Take Profit
Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) là 2 lệnh cực kỳ quan trọng trong việc giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu lợi nhuận vô cùng hiệu quả cho trader.
Lệnh Take profit (lệnh chốt lời)
Take profit (chốt lời) là một loại lệnh giúp trader cố định lợi nhuận khi giá thị trường đã đạt đến một mức mong muốn. Hiển nhiên, đây là khi xu hướng thị trường diễn ra đúng theo những điều mà trader kỳ vọng.
Ví dụ: Bạn đặt lệnh Sell cặp GBP/USD với mức giá Bid 1.30380. Với lệnh này, bạn dự định sẽ chốt lời với 100 pips. Bạn đặt lệnh Take profit tại mức giá 1.29380. Khi giá đi đúng hướng dự đoán và giảm xuống đến 1.29380, lệnh của bạn sẽ tự động đóng lại. Khi đó, bạn sẽ lời 100 pips.
Take profit nên được hiểu như là một nguyên tắc kỉ luật trong giao dịch hơn là một loại “lệnh”. Bởi vì, nếu trader quá tham lam và không kiên định trong phương pháp giao dịch của mình thì việc bị thị trường “phản bội” là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc này, trader vừa không có lợi nhuận mà còn chịu thua lỗ nếu từ ban đầu không đặt lệnh Take Profit này.
Xem thêm: Pip là gì? Cách tính pips trong giao dịch forex
Lệnh Stop loss (lệnh cắt lỗ)
Stop-loss (lệnh cắt lỗ) có thể hiểu là một loại lệnh thoát giao dịch được trader sử dụng để ngăn chặn các khoản lỗ xảy ra lớn hơn mong đợi khi xu hướng thị trường không diễn ra theo như trader mong muốn.
Ví dụ: Bạn đặt lệnh mua cặp GBP/USD tại giá Ask mà sàn cung cấp là 1.30385. Với mức độ chấp nhận rủi ro của mình, bạn chỉ cho phép lệnh này thua lỗ tối đa là 30 pips. Bạn đặt Stop-loss cho lệnh đó tại mức giá 1.30085. Khi thị trường đi ngược lại so với lệnh của bạn và giá giảm xuống đến 1.30085 thì lệnh của bạn sẽ ngay lập tức được khớp tại mức giá ấy và chấp nhận thua lỗ 30 pips.
Cũng giống như Take profit, Stop-loss không chỉ đơn thuần là một “lệnh” trên hệ thống. Lệnh này còn là công cụ quản lý rủi ro hữu ích trong kế hoạch giao dịch của bạn. Không có bất cứ phương pháp nào có thể làm giao dịch lời mãi được. Thua lỗ là đều tất yếu, nhưng thua lỗ ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào kỹ năng đặt Stop-loss của chính bạn. Lệnh Stop-loss còn giúp loại bỏ yếu tố cảm xúc trong các quyết định vào lệnh và kiểm soát vị thế giao dịch tốt hơn cũng như bảo vệ trader trước những biến động bất lợi đột ngột của thị trường.
Stop loss và Take profit là 2 lệnh vô cùng quan trọng và cũng là cặp đôi vũ khí lợi hại nhất trong giao dịch mà trader bắt buộc phải học khi tham gia vào thị trường Forex. Hai lệnh này giúp bạn tránh trường hợp tài khoản của bạn bị quét sạch trong nháy mắt khi sử dụng đòn bẩy.
Xem thêm:
- Đòn bẩy và Margin là gì?
- Làm sao để chọn đòn bẩy Forex phù hợp
- 4 loại đòn bẩy kinh doanh để tăng lợi nhuận
4. Lệnh Trailing stop (lệnh dừng lỗ kéo theo)
Trailing stop là một loại lệnh cắt lỗ theo xu hướng và được điều chỉnh tự động, có khả năng di chuyển cùng chiều với xu hướng giao dịch mà trader đang kỳ vọng và chỉ dừng lại khi thị trường đi theo hướng bất lợi cho bạn.
Lệnh Trailing stop khác với lệnh cắt lỗ truyền thống (stop-loss) vì nó di chuyển cùng chiều với giá của các cặp tiền. Do đó, lệnh này sẽ đảm bảo lợi nhuận cho bạn. Đồng thời, các rủi ro bất ngờ cũng được giảm đi khá nhiều.
Tìm hiểu thêm:
- 7 cặp tiền chính trong Forex
- Kiếm tiền Forex với những cặp tiền đáng giao dịch
Ví dụ:
Giả sử bạn mua cặp tiền EUR/USD 1 ngày sau, giá EUR/USD tăng lên và bạn đã có chút lợi nhuận, khoảng 30 pips. Bạn không muốn bỏ lỡ số pip này nhưng vẫn còn chút “tham vọng”, muốn chờ xem liệu giá cặp tiền có tăng thêm nữa hay không.
Lúc này, bạn có thể đặt một lệnh Trailing stop tại mức giá 30 pips để nắm chắc khoản lời. Nếu thị trường tiếp tục tăng giá thì điểm Trailing stop cũng sẽ tăng lên theo. Cứ như thế cho đến khi thị trường đổi hướng đi xuống và chạm vào lệnh Trailing stop.
Xem thêm: Bí thuật sử dụng lệnh Trailing Stop hiệu quả để đạt lợi nhuận tốt nhất
Các lệnh Forex đặc biệt
Lệnh có giá trị đến khi hủy – Good’Til Cancel Oder – GTC
Lệnh GTC về bản chất cũng giống như lệnh giới hạn (lệnh Limit). Đúng như tên gọi, một lệnh GTC sẽ có giá trị cho tới khi lệnh được thực hiện xong, trader huỷ bỏ hoặc bị hết hạn. GTC thường có thời hạn từ 30-90 ngày kể từ khi lệnh được nhập vào.
Thông qua các lệnh GTC, các trader không thường xuyên theo dõi thị trường có thể đặt lệnh mua hoặc bán ở các mức giá cụ thể và giữ chúng trong vài tuần.
Nếu giá thị trường chạm vào giá của lệnh GTC trước khi hết hạn, giao dịch sẽ được thực hiện. Trader cũng có thể đặt lệnh GTC làm lệnh Stop, đặt lệnh bán ở mức giá thấp hơn giá thị trường và đặt lệnh mua cao hơn giá thị trường để hạn chế thua lỗ.
Lệnh có giá trị trong ngày – Good for the Day – GFD
Lệnh GFD được sử dụng để thực hiện giao dịch ở một mức giá cụ thể và sẽ hết hạn vào cuối ngày giao dịch nếu nó không được hoàn thành. Lệnh trong ngày có thể là một lệnh Buy hay Sell, nhưng thời hạn của nó được giới hạn trong ngày giao dịch.
Lệnh trong ngày thường được đặt trong khung thời gian mặc định trên các nền tảng giao dịch. Do đó, trader phải chỉ định khung thời gian khác nhau khi hết hạn lệnh nếu muốn điều chỉnh hoặc nó sẽ tự động là lệnh trong ngày.
Lệnh này hủy lệnh kia – One Cancels the Other Oder – OCO
Lệnh OCO là sự kết hợp của lệnh giới hạn (Limit) và lệnh dừng (Stop) đã được nói đến ở trên. Một khi đạt được mục tiêu của lệnh Limit hoặc lệnh Stop thì lệnh còn lại sẽ TỰ ĐỘNG bị huỷ.
Các trader giàu kinh nghiệm sử dụng các lệnh OCO để giảm thiểu rủi ro và hỗ trợ cho việc vào lệnh.
Trader cũng có thể sử dụng lệnh OCO để giao dịch retracements (thoái lui: sự đảo chiều tạm thời của một xu hướng chính, sau đó quay trở lại xu hướng trước đó) và breakouts (phá vỡ: giá phá vỡ một vùng giá cố định hoặc một vùng giá đi ngang nào đó).
Đối với giao dịch breakouts, trader sẽ vào lệnh ngay khi giá phá vỡ và tiếp tục đi theo thị trường cho đến khi biến động lắng xuống để kiếm lời.
Xem thêm: Phương pháp giao dịch Breakout nâng cao
Lệnh kích hoạt lệnh – One triggers the other – OTO
OTO là loại lệnh ngẫu nhiên (contingent order) hay lệnh có điều kiện (conditional order). Loại lệnh yêu cầu cần có 1 sự kiện xảy ra thì lệnh đó mới được kích hoạt. Trong đó, lệnh chính và lệnh thứ cấp được thiết lập. Khi lệnh chính được thực thi thì lệnh thứ cấp sẽ được kích hoạt tự động.
Điều này có nghĩa là lệnh thứ cấp sẽ hoạt động và tuân theo các điều kiện được đặt ra để thực thi nó. Lệnh này được dùng trong trường hợp đặt sẵn lệnh Stop-loss và Take profit cho các lệnh chờ Buy stop, Sell stop. Nếu lệnh Buy stop, Sell stop khớp thì các lệnh Stop-loss và Take profit mới được kích hoạt.
Lệnh có giá trị trong ngày – Day order
Lệnh trong ngày được sử dụng thực hiện giao dịch ở một mức giá cụ thể hết hạn vào cuối ngày giao dịch nếu nó không được hoàn thành. Lệnh trong ngày có thể là một lệnh để mua hoặc bán, nhưng thời hạn của nó được giới hạn trong ngày giao dịch.
Lệnh trong ngày thường được đặt trong khung thời hạn mặc định trên các nền tảng giao dịch. Do đó, nhà đầu tư phải chỉ định khung thời gian khác nhau khi hết hạn lệnh nếu muốn điều chỉnh hoặc nó sẽ tự động là lệnh trong ngày.
Xem thêm:
- Khung giờ giao dịch Forex theo giờ Việt Nam
- Nên chọn khung giờ nào để giao dịch Forex hiệu quả nhất?
- Làm thế nào để backtest đa khung giờ?
Kết luận
Thị trường ngoại hối đầy biến động nên việc sử dụng thành thạo các lệnh trong Forex và xác định lệnh nào phù hợp với nhu cầu cũng như chiến lược giao dịch Forex của mình. Đồng thời, việc nắm rõ các lệnh trong Forex vừa giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận vừa bảo vệ bạn khỏi những rủi ro tiềm ẩn. Theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức mới nhất về Forex, Tiền điện tử, Chứng khoán được cập nhật liên tục.
VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính