#banker_sharing
Thú vui của mình ngoài trading và những món như trên hình, thì cũng là viết bài chia sẻ cho mọi người về góc nhìn của một người làm quỹ trading chuyên nghiệp như nào.
Một trong những chủ đề tuy cũ nhưng không bao giờ lỗi thời – Thấu hiểu tâm lý thị trường.
Tại sao nó khó? Vì sự ảnh hưởng cảm tính từ thị trường là bất định và vô cùng khó đoán.
Mọi người giao dịch dựa trên”Giá cả”. Mà giá cả thì được quyết định bởi “Thị trường” (Market: Nơi giao dịch thuận mua vừa bán). Thị trường được hình thành bởi “Con người” (nhân tố tham gia thị trường) và giá cả được thiết lập trên nền tảng đó.
Giá – là phản ánh mức độ kỳ vọng/thất vọng/sợ hãi/tham lam của con người trên thị trường đó. Đa phần mọi trader mới vào nghề, đều quá tập trung vào những thứ kỹ thuật hơn mà quên mất một điều – điều gì khiến cho thị trường thật sự hoạt động?
Đó là cảm tính của con người.
Để thấu hiểu được tâm lý của thị trường, điều trader cần nắm được – đó là thấu hiểu tâm lý của con người. Mà con người ra quyết định dựa trên cảm tính gần như là phần nhiều.
Ai trading càng lâu sẽ càng thấy rõ điều này qua những đợt thị trường tăng giá ồ ạt (trước khủng hoảng 2008), kỳ vọng quá hão (Dotcom 2000), hay bán tháo ồ ạt (Bitcoin 2017-2018, Covid-19 2020, etc…). Đều xuất phát từ tâm lý thị trường tác động cực mạnh đến các làn sóng mua/bán mạnh đó.
Việc định giá 1 hàng hoá hay tài sản nào đó, nếu không có tính chất “cảm tính” của con người – nó sẽ là 1 thứ đồ vật không có mác giá (price tag).
Ví dụ như kim cương, một viên đá cứng nhất hành tinh – nhưng nhờ được xem là biểu tượng của sự xa hoa quý phái kèm tính khan hiếm, nó được giao dịch với mức giá đắt đỏ vì nhu cầu của con người đối với món hàng đó.
Một trong những chủ đề mà mọi trader chuyên nghiệp đều nghiên cứu rất kỹ, đó là tài chính hành vi (behavioral finance) và tâm lý thị trường để bắt nhịp được đúng xu hướng gì đang điều khiển giá của tài sản giao dịch.
James Roger đã từng nói “Buying Value – Selling Hysteria” (Mua giá trị, bán giá hời) là châm ngôn của mọi trader chuyên nghiệp đều nắm nếu muốn trở thành 5% sống sót với cái nghề đặc thù này.
Sự khác biệt giữa trader chuyên nghiệp và trader nghiệp dư, đó là “đọc vị” được thị trường thông qua biểu đồ, tin tức, khảo sát, etc… và ra quyết định một cách ít cảm tính nhất có thể.
Khó đó chứ không dễ đâu.