Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh chi tiết và ví dụ
Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh, việc tính lãi/lỗ luôn là một vấn đề khiến cho các nhà đầu tư đau đầu. Vậy cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh trong đầu tư như thế nào? Hãy cùng VnRebates tìm hiểu cách tính cụ thể thông qua bài viết sau nhé.
Đọc thêm:
- Ký quỹ (Margin) trong Forex là gì? Mức ký quỹ bao nhiêu là an toàn?
- Các phương thức nạp/rút tiền phổ biến trong giao dịch Forex
#Kiến thức phục vụ NGHỀ Trading
Lãi/lỗ thực tế trong giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Lãi hoặc lỗ thực tế trong giao dịch hàng hóa phái sinh là những khoản lãi hoặc lỗ hằng ngày. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 58/2021/TT-BTC, nguyên tắc xác định lãi/lỗ vị thế bao gồm giá trị khoản thanh toán, và nghĩa vụ thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định tách biệt cho từng tài khoản nhà đầu tư, sau đó sẽ bù trừ để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng cho từng thành viên bù trừ. [1]
Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh chi tiết
Quy tắc xác định lãi lỗ vị thế cuối ngày
Lãi hoặc lỗ được xác định dựa trên cơ sở chênh lệch giá thanh toán cuối ngày (DSP) với giá bình quân gia quyền theo số lượng (VWAP) của mỗi loại vị thế được tính riêng cho từng mã hợp đồng. Sau đó, sự chênh lệch này sẽ được bù trừ ròng để xác định ra nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư.
Công thức tính lãi lỗ trong chứng khoán phái sinh
VM cuối ngày = (DSPt – VWAP) x Số hợp đồng x Hệ số nhân (100.000)
- DSPt: sự chênh lệch giá thanh toán vào cuối ngày.
- VWAP là giá bình quân gia truyền theo số lượng.
- Khi ở vị thế MUA (LONG) thì: VWAP = giá bình quân gia quyền mua.
- Khi ở vị thế BÁN (SHORT) thì: VWAP = giá bình quân gia quyền bán.
- Số hợp đồng được biểu thị: dấu (+) đối với mở vị thế Mua (Long) và dấu (-) đối với mở vị thế Bán (Short).
- Nếu không phát sinh giao dịch nào: VWAP = DSPt – 1. [2]
Ví dụ về cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh
Ví dụ về mở vị thế mua
Trong phiên giao dịch: Nhà đầu tư mở 10 vị thế mua (Long) dạng hợp đồng tương lai VN30F1907 giá 890. Sau đó mở tiếp 10 vị thế mua (Long) với giá 900.
=> Giá bình quân quyền mua = (10 x 890 + 10 x 900) / 20 = 895.
Cuối ngày: Giả sử nhà đầu tư vẫn giữ nguyên vị thế mua đến hết phiên và giá DSP = 900.
=> VM = (900-890) x 20 x 100.000 = 20.000.000.
Vậy, tài khoản lãi của nhà đầu tư là: 20.000.000 VNĐ.
Ví dụ về mở cả vị thế mua và vị thế bán
Trong phiên giao dịch: Nhà đầu tư mở 4 vị thế mua dạng hợp đồng tương lai VN30F1907 với giá 880. Sau đó mở tiếp 1 vị thế mua giá 890.
=> Giá bình quân gia quyền mua = (4 x 880 + 1 x 890) / 5 = 882.
Sau đó, nhà đầu tư mở 4 vị thế bán hợp đồng tương lai VN30F1907 giá 885.
=> Giá bình quân gia quyền bán 885.
Đến cuối ngày: Giả sử nhà đầu tư giữ nguyên trạng thái tài khoản đến hết phiên và giá DSP = 890.
=> VM = (890 – 882) * 5 * 100.000 + (890 – 885) x (-4) x 100.000 = 4.000.000 – 2.000.000 = 2.000.000.
Vậy, tài khoản lãi của nhà đầu tư là: 2.000.000 VNĐ.
Kết luận
Việc tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh có vẻ là một việc khó nhằn nhưng vẫn là một công đoạn quan trọng mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng cần phải biết. Hy vọng với những thông tin mà VnRebates mang lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng khoán phái sinh và cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Chúc các bạn giao dịch thành công!
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ