ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Danh sách các cơ quan quản lý Forex broker uy tín hàng đầu trên thế giới

06.03.2023, 16:14 24 phút đọc

Các cơ quan quản lý Forex broker có vai trò vô cùng quan trọng vừa để đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động công bằng minh bạch vừa đảm bảo vệ quyền lợi cho các trader. FCA, CySEC, FINMA, ASIC, NFA và CFTC là những cơ quan quản lý Forex Broker uy tín hàng đầu thế giới hiện nay.

Forex là thị trường tài chính khổng lồ và tính chất phi tập trung vừa là điểm mạnh lại vừa tồn tại nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho những hoạt động gian lận, lừa đảo mà nạn nhân chính là những Forex trader. Cách duy nhất trader tiếp cận vào thị trường là thông qua 1 một kênh trung gian chính là các Broker nên số phận trader sẽ đi về đâu nếu thị trường chỉ bao gồm nhà môi giới và các trader.

Bởi vậy, sự tồn tại của của các cơ quan quản lý Forex broker là điều tất yếu để đảm bảo sự hoạt động ổn định và minh bạch của thị trường ngoại hối cũng như xây dựng một môi trường đầu tư an toàn và bảo vệ lợi ích cho trader. Cũng chính vì vậy, việc được cấp phép và quản lý bởi những cơ quan này chính là thước đo quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ uy tín của một sàn forex.

Trong bài viết dưới đây, Vnrebates sẽ cùng bạn tìm hiểu về các tổ chức quản lý broker cũng như tầm quan trọng của các tổ chức này đối với thị trường ngoại hối và giới thiệu đến bạn một số cơ quan quản lý Forex broker uy tín hàng đầu thế giới hiện nay.

Xem thêm:

Các cơ quan quản lý Forex broker uy tín hàng đầu thế giới

1.Cơ quan quản lý Forex broker là gì? Tại sao sàn Forex phải chịu sự giám sát từ các tổ chức quản lý này?

1.1 Cơ quan quản lý Forex broker là gì?

Cơ quan quản lý sàn Forex là những tổ chức chịu trách nhiệm cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các nhà môi giới hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối. Các cơ quan quản lý này sẽ đưa ra những quy định, chính sách để kiểm soát chặt chẽ nhà môi giới được cấp phép với mục đích đảm bảo lợi ích cho cả nhà môi giới và nhà đầu tư, đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, công bằng và minh bạch.

Ngoài ra, ý tưởng của quy định ngoại hối chính là thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư và duy trì sự tôn nghiêm trên thị trường tài chính trong phạm vi quyền hạn của họ. Khi một sàn Forex đăng ký xin giấy phép hoạt động từ những cơ quan quản lý này đồng nghĩa với với việc sàn đó sẽ được tổ chức giám sát, tuân thủ toàn bộ hoạt động theo đúng những quy định mà tổ chức quản lý tài chính đề ra.

1.2 Tại sao sàn Forex phải chịu sự giám sát từ các cơ quan quản lý Forex này?

Forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới có tốc độ phát triển mạnh với số lượng nhà môi giới và nhà đầu tư tham gia vào thị trường tăng lên từng giờ từng phút cùng với sự gia tăng không ngừng về tài sản và sản phẩm cũng như các loại hình giao dịch.

Forex cũng là thị trường dẫn đầu về khối lượng giao dịch trong ngày với số tiền lưu thông trong 24h khổng lồ lên tới gần 7.000 tỷ USD, lại không có thị trường tập trung để kiểm soát các hoạt động trao đổi ngoại hối, khiến cho Forex dễ trở thành mảnh đất màu mỡ của những kẻ lừa đảo. Lợi dụng những lỗ hổng về quản lý, nhiều sàn Forex biến tướng lừa đảo đã ra đời, với nhiều chiêu trò dụ dỗ người chơi mở tài khoản giao dịch, khi nhiều trader nạp tiền vào sàn thì sàn sẽ ôm tiền bỏ chạy hoặc can thiệp kỹ thuật để chống lại các lệnh của nhà đầu tư…

Những hành vi gian lận và lừa đảo này là những mối nguy hại và gây ra tiếng xấu đối với thị trường nghìn tỷ này, cũng chính là động lực thôi thúc sự ra đời của các cơ quan quản lý nhằm kiểm soát nghiêm ngặt sự ra đời cũng như hoạt động của các nhà môi giới Forex này.

Các cơ quan quản lý cũng chịu trách nhiệm đánh giá lại các forex broker được cấp phép và ràng buộc họ vào một loạt các quy trình kiểm toán và xem xét để đảm bảo tuân thủ và hoạt động đáp ứng các tiêu chuẩn ngành.

Ngoài vai trò chính là kiểm soát các hoạt động của sàn Forex đảm bảo thị trường hoạt động trơn tru, các cơ quan quản lý này còn đóng vai trò “quan tòa” trong những trường hợp tranh chấp giữa broker và trader. Họ cũng bảo vệ nhà đầu tư thông qua các chương trình bồi thường và giải quyết các trường hợp khiếu nại về các hành vi gian lận hay mập mờ tài chính của các broker. 

Xem thêm: 

2. Các tổ chức quản lý broker làm gì để kiểm soát hoạt động của nhà môi giới?

Tầm quan trọng của các cơ quản quản lý Forex Broker trong thị trường ngoại hối

2.1 Điều kiện để 1 sàn Forex được cấp giấy phép từ các cơ quan quản lý Forex?

Mỗi cơ quan quản lý Forex sẽ có những chính sách và quy định riêng cho các công ty môi giới, phù hợp với các điều luật, hệ thống tài chính ở mỗi quốc gia, khu vực nhưng gần như đều bao gồm các điều kiện chung như sau:

  • Các sàn Forex phải đáp ứng yêu cầu về số vốn tối thiểu và đối với những quốc gia khắt khe như Mỹ, Anh hay Úc thì số vốn tối thiểu yêu cầu sẽ vô cùng lớn. Ví dụ, với các cơ quan quản lý như ASIC hay FCA, số vốn tối thiểu yêu cầu sẽ phải từ 700,000-1,000,000 USD.
  • Các sàn phải đảm bảo và duy trì đủ thanh khoản để thực hiện và hoàn thành các hợp đồng ngoại hối do khách hàng của họ khởi xướng.
  • Đội ngũ ban lãnh đạo phải trải qua 1 số kỳ kiểm tra của cơ quan quản lý Forex, hoặc phải có những bằng cấp chứng nhận có năng lực trong việc quản lý tài chính.
  • Các sàn cũng phải trình ra kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
  • Phải là thành viên của 1 cơ quan hay 1 chương trình bồi thường cho nhà đầu tư, đề phòng trường hợp sàn phá sản nhà đầu tư sẽ nhận được bảo hiểm từ những cơ quan này.
  • Đảm bảo các yêu cầu về công nghệ, kế toán hay văn hóa doanh nghiệp

Như vậy, khi đã có đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kể trên, những cơ quan quản lý Forex broker sẽ xem xét để cấp phép cho sàn môi giới. Tuy nhiên, nếu sàn có dấu hiệu gian lận, những cơ quan này hoàn toàn có quyền tước giấy phép và phạt 1 số tiền rất lớn lên tới hàng triệu USD. Chính vì thế, việc giao dịch với một sàn Forex chịu sự quản lý từ cơ quan nào đó sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi cho trader.

2.2 Nghĩa vụ mà các broker phải thực hiện sau khi được cấp phép và ủy quyền bởi cơ quan quản lý Forex

  • Về việc phân chia quỹ, sàn phải duy trì tài khoản ngân hàng riêng biệt cho quỹ của khách hàng và quỹ hoạt động của sàn. Như vậy sàn không thể lạm dụng tiền của khách hàng để hoạt động, cũng như các chủ nợ của sàn không thể sử dụng quỹ của khách hàng để quyết toán nợ.
  • Yêu cầu về cảnh báo rủi ro cao liên quan đến giao dịch ngoại hối, sàn cần báo trước cho các nhà giao dịch về khả năng mất tất cả vốn đầu tư của họ do các rủi ro liên quan.
  • Các sàn Forex được cấp phép cũng được yêu cầu gửi kiểm toán thường xuyên để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quy định và tiêu chuẩn ngành.
  • Giới hạn tỉ lệ đòn bẩy mà sàn được phép cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, các sàn Forex ở Mỹ chỉ được NFA cho phép cung cấp tỷ lệ đòn bẩy tối đa 1:50.
  • Sàn có thể đảm bảo một số tiền bồi thường nhất định. Tuy nhiên, điều này thay đổi giữa các khu vực tài phán khác nhau, mà trước tiên nhà giao dịch cần xem xét các điều khoản và điều kiện và tài liệu pháp lý từ nhà môi giới ngoại hối. Ví dụ, CySEC cung cấp bồi thường 20.000 EUR cho tiền gửi bị mất.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật chống rửa tiền (Anti-Money Laundering).

Thị trường Forex càng phát triển thì độ cạnh tranh giữa các broker cũng vì thế mà khốc liệt hơn trong việc lấy được lòng tin của nhà đầu tư và một trong những tiêu chí quan trọng để chứng minh độ uy tín trong thị trường chính là các giấy phép từ các cơ quan quản lý broker này. Vì thế, mặc dù điều kiện để được cấp phép từ các cơ quan quản lý sàn Forex rất ngặt nghèo cũng như các cơ quan này kiểm soát các broker vô cùng chặt chẽ nhưng các broker lại luôn cố gắng để lấy được những giấy phép đó. 

Tuy nhiên, không phải cơ quan quản lý nào cũng thực sự uy tín và có những tổ chức rất dễ dàng để xin giấy phép, chính vì thế dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những cơ quan quản lý sàn Forex uy tín hàng đầu thế giới hiện nay.

3. Top các cơ quan quản lý Forex broker uy tín nhất thế giới

3.1 Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh (Financial Conduct Authority – FCA)

Bất chấp các quy định gia tăng ở thị trường châu Âu trong thời gian gần đây, châu Âu tiếp tục là khu vực tốt nhất trên thế giới thân thiện với các nhà môi giới ngoại hối, đồng thời đảm bảo rằng tiền của các nhà giao dịch an toàn, đặc biệt Vương Quốc Anh là một trong số ít quốc gia được đánh giá có hệ thống quản lý tài chính tuyệt vời, ngăn chặn được mọi hành vi gian lận, lừa đảo tài chính và FCA hiện là cơ quan quản lý uy tín nhất thế giới hiện nay.

Chính thức được thành lập vào ngày 01/04/2013, FCA chịu trách nhiệm điều tiết, giám sát, điều tra và thực thi các quy định hướng dẫn thị trường tài chính, bao gồm ngành FX và cùng với Ngân hàng Trung ương Anh và Cơ quan Quản lý Thận trọng ((Prudential Regulation Authority – PRA), thuộc Ngân hàng Anh, thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều tiết thị trường tài chính tại quốc gia này.

Để có được giấy phép từ FCA, các Forex broker phải đạt yêu cầu về vốn tối thiểu, 50,000 bảng Anh cho giấy phép nhà môi giới hạn chế, 125,000 bảng Anh đối với các sàn STP và 730,000 bảng Anh đối với sàn Market Maker.

Quy trình kiểm soát của FCA đối với các broker rất nghiêm ngặt, ngoài việc cung cấp báo tài chính tháng, quý, năm, FCA còn yêu cầu các broker phải gửi báo cáo về tình hình an toàn vốn hàng ngày của mình đến tổ chức này. Các sàn Forex được cấp phép bởi FCA có tỷ lệ đòn bẩy tối đa rất thấp 1:30.

Khi mở tài khoản giao dịch tại sàn Forex được cấp phép bởi FCA, nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền bồi thường lên đến 85,000 bảng Anh trong trường hợp khiếu nại thành công hoặc sàn Forex tuyên bố phá sản.

Một số Forex broker uy tín được cấp phép bởi FCA bao gồm: Exness, FxPro, OANDA, XTB, XM, Forex.com, HYCM, …

3.2 Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (Australian Securities and Investments Commission – ASIC)

ASIC là cơ quan quản lý chính giám sát thị trường chứng khoán và đầu tư tại Úc và là 1 trong những cơ quan quản lý sàn Forex uy tín và chuẩn mực bậc nhất thế giới. 

ASIC bắt đầu hoạt động từ năm 1998 với vai trò chính là bảo vệ người tiêu dùng trong các quỹ hưu trí và đến năm 2010, ASIC bắt đầu nhận thêm trách nhiệm quản lý và điều tiết các công ty ủy thác, môi giới tín dụng, tài chính tiêu dùng và các dịch vụ tài chính khác, đồng thời giám sát các giao dịch trên thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh của Úc.

Cơ quan này làm việc với các cơ quan quản lý và tổ chức khác nhau trong việc bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ví dụ, ASIC làm việc với Cơ quan quản lý thận trọng Úc (Australian Prudential Regulations Authority – APRA), cơ quan giám sát các tổ chức tài chính để duy trì sự an toàn của các tổ chức tài chính.

Để có thể tiến hành các hoạt động dịch vụ tài chính tại Úc, các nhà môi giới bắt buộc phải có giấy phép Dịch vụ Tài chính Úc (AFS). Là nhà môi giới Forex ASIC, phải tuân theo một số tiêu chí nhất định:

  • ASIC quy định các broker phải đáp ứng yêu cầu số vốn tối thiểu để có được giấy phép là 1 triệu AUD
  • Mở văn phòng đại diện tại Úc
  • Phải tuân thủ nghĩa vụ năng lực tổ chức trong s912A (1) (e) của Đạo luật Tổng công ty 2001 (Corporations Act),
  • Tuân thủ bảo hiểm bồi thường chuyên nghiệp (professional indemnity – PI) và bồi thường theo Chương trình Bồi thường nhà đầu tư (Investor Compensation Schemes)
  • ASIC yêu cầu mọi thành viên được quy định phải hoàn toàn minh bạch về các giao dịch tài chính của họ và nên nộp báo cáo kiểm toán định kỳ.
  • Các broker phải tách biệt giữa tài khoản nhà đầu tư và tài khoản công ty, giữ chúng vào các ngân hàng cấp 1 tại Úc để đảm bảo tiền gửi của nhà đầu tư không được sử dụng cho mục đích khác.

Nhìn chung, ASIC là một cơ quan có một bộ quy tắc đồ sộ và chi tiết về các hướng dẫn quy định nhằm mục đích ngăn chặn bất kỳ công ty nào thực thi hoặc tiếp tay các vụ lừa đảo tài chính hoặc ứng xử đi ngược lại quy tắc thị trường.

Các nhà môi giới hàng đầu có giấy phép ASIC phải kể đến gồm: Sàn IG, Sàn ICmarkets, Sàn Forex.com, Sàn Oanda, IC Markets, FXOpen, OANDA, Saxo Bank, FXCM, IG…

3.3 Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (Commodities Futures Trade Commission – CFTC)

CFTC được thành lập vào năm 1974 và là một cơ quan độc lập uy tín cao tại thị trường Mỹ để đảm bảo thị trường giao dịch hàng hóa và các hợp đồng tương lai, quyền chọn và Forex được ổn định, công bằng và minh bạch cũng như bảo vệ các trader giao dịch trên thị trường này.

Cho đến thời điểm hiện tại, CFTC đã trải qua nhiều biến đổi trong nỗ lực tăng cường điều kiện giao dịch và phát triển một sân chơi công bằng cho tất cả những người tham gia thị trường.

Các yêu cầu đối với nhà môi giới được quy định bởi CFTC khá nghiêm ngặt như duy trì vốn hoạt động tối thiểu 20 triệu USD và cung cấp báo cáo tài chính thường xuyên đến CFTC.

Ưu điểm của CFTC chính là các quy định nghiêm ngặt thường tốt cho công dân Mỹ và thể hiện nỗ lực nghiêm túc của chính phủ để bảo vệ tài chính của các nhà đầu tư và trader Mỹ khỏi các hành vi gian lận, thao túng của broker.

Tuy nhiên, sự đa dạng của các quy định và các quy tắc nghiêm ngặt không phải lúc nào cũng hiệu quả như mong đợi, vì điều này buộc nhiều người Mỹ tránh xa giao dịch ngoại hối hơn công dân của các quốc gia khác trên thế giới.

Một số sàn Forex được cấp phép bởi CFTC bao gồm: Forex.com, Interactive Brokers, TradeStation…

3.4. Hiệp hội thị trường tương lai quốc gia Mỹ (National Futures Association- NFA)

NFA là tổ chức hàng đầu thứ hai giám sát việc tuân thủ quy định tại Hoa Kỳ. Đây là một tổ chức tự thực thi diện rộng được phát triển vào năm 1982 để điều tiết thị trường tương lai Hoa Kỳ. NFA hoạt động độc lập với chính phủ và là một tổ chức tự tài trợ mà không phụ thuộc vào thuế của công dân. Các hoạt động của NFA được giám sát bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC), một cơ quan chính phủ phụ trách ngành công nghiệp tương lai Hoa Kỳ.

NFA hoạt động như một phần mở rộng của CFTC và giám sát sự tuân thủ nghiêm ngặt của các nhà môi giới ngoại hối đối với các tiêu chuẩn tài chính. NFA gần đây đã cắt giảm đòn bẩy tối đa cho tài khoản giao dịch ngoại hối từ mức cao nhất là 500: 1 hoặc 1000: 1 xuống mức đòn bẩy 50: 1 và chỉ mở cửa kinh doanh cho những người tham gia thị trường đủ điều kiện. Không có công ty nào có thể hoạt động trong thị trường tương lai mà không phải là thành viên NFA, qua sự sàng lọc và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của NFA.

Ưu điểm của NFA bao gồm:

  • Các quy tắc và quy định được áp đặt làm tăng tính toàn vẹn của thị trường và phục vụ như một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư và tất cả những người tham gia.
  • Khung pháp lý tài chính của Mỹ là một trong những quy định khắt khe nhất trên thế giới.
  • Các luật dẫn đến giải quyết tranh chấp nhanh hơn. NFA gửi hình ảnh kỹ thuật số của thẻ vân tay cho FBI để cho phép kiểm tra lý lịch nhanh hơn và giảm thời gian đăng ký.
  • Giao thức pháp lý của Hoa Kỳ làm tăng tính minh bạch trong ngành với yêu cầu các công ty môi giới Forex của Hoa Kỳ phát hành công khai một tập hợp thông tin bao gồm số lượng tài khoản trong cơ sở dữ liệu của họ và mức độ lợi nhuận của các traders.
  • Khung pháp lý của Hoa Kỳ đã tạo ra một thị trường được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch, truy tố các nhà môi giới mặc định.

Tuy nhiên nhược điểm đến từ những quy tắc quá khắt khe của tổ chức này bao gồm:

  • Nhiều broker nước ngoài bị ngăn cản tham gia giao dịch ngoại hối của Hoa Kỳ.
  • Các công ty môi giới và cá nhân không tuân thủ các quy định NFA và CTFC cần thiết sẽ không được mời chào hoặc tiếp cận công dân Hoa Kỳ. Cùng với điều này, nhiều trang web hiển thị cảnh báo cho khách truy cập Hoa Kỳ để cảnh báo họ về thực tế rằng nội dung của các trang web không dành cho cư dân Hoa Kỳ.
  • Các quy tắc nghiêm ngặt đã buộc một số nhà môi giới rời khỏi thị trường Mỹ do thiếu vốn để tuân thủ các yêu cầu vốn cao do NFA đặt ra. Điều này hạn chế sự lựa chọn môi giới của Hoa Kỳ dành cho công dân Hoa Kỳ.
  • Cư dân Hoa Kỳ bí mật mở tài khoản FX/CFD trên toàn cầu mà không báo cáo hoạt động cho IRS và trái với lời khuyên của NFA.

3.5 Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (The Swiss Financial Market Supervisory Authority – FINMA)

Hệ thống tài chính Thụy Sĩ là một trong những tổ chức đáng tin cậy nhất trên toàn thế giới. FINMA được thành lập vào năm 2009 dưới sự chỉ đạo của chính phủ Thụy Sĩ, là sự hợp nhất của 3 tổ chức SFBC – Ủy ban Ngân hàng Liên bang Thụy Sĩ, FOPI – Liên bang Bảo hiểm tư nhân và AMLCO – Cơ quan kiểm soát chống rửa tiền.

FINMA ở Thụy Sĩ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý của các quốc gia khác và hoạt động như nhiều ngân hàng trên toàn cầu. Nhiệm vụ hàng đầu của FINMA là giám sát và quản lý các hoạt động của các công ty tài chính, bao gồm công ty chứng khoán, bảo hiểm, môi giới ngoại hối, ngân hàng, ngăn chặn bất kỳ hành vi gian lận nào để xây dựng thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và minh bạch.

Các quy trình cấp phép phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngân hàng nghiêm ngặt: Để có giấy phép của FINMA, các broker phải hoạt động như là một ngân hàng Forex và đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu rất cao là ít nhất 1,5 triệu CHF và có thể tăng lên theo tiền gửi của khách hàng cũng như bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khác như báo cáo tài chính thường xuyên. Giao dịch với những sàn Forex được cấp phép và quản lý bởi FINMA, trader có thể được bồi hường với số tiền lên đến 100,000 CHF tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể.

Tuy nhiên, các quy định quá nghiêm ngặt gây khó khăn cho các broker để có được giấy phép từ tổ chức này. Một số sàn forex có giấy phép từ FINMA bao gồm: Dukascopy, Swissquote, CornerTrader…

3.6. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp (Cyprus Securities and Exchange Commission- CySEC)

co quan quan ly forex

 

Síp tiếp tục là điểm đến hàng đầu của các nhà môi giới ngoại hối tại các thị trường tài chính lớn ở Trung Đông, như một cửa ngõ vào châu Âu vì Síp giúp các nhà môi giới dễ dàng có được giấy phép điều tiết ngoại hố. Síp là một trung tâm ngoại hối khu vực và là một trong những điểm đến hàng đầu trên toàn thế giới về ngoại hối.

CySEC thành lập vào năm 2001 tuy nhiên tổ chức này cấp phép cho các doanh nghiệp mà không yêu cầu đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của các cơ quan quản lý tài chính châu Âu khác nên CySEC đã thu hút nhiều công ty ngoại hối muốn tận dụng các quy định “nới lỏng” hiện có trong khu vực. 

Đến năm 2004, toàn bộ khung pháp lý của CySEC đã được cải tổ để tuân theo quy định của liên minh và MiFID (Định hướng Công cụ tài chính) của Châu Âu do đó CySEC trở thành một cơ quan có uy tín và đáng tin cậy và là khu vực pháp lý ưu tiên cho rất nhiều nhà môi giới Forex. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 năm 2018, tất cả các nhà môi giới do CySEC quy định phải tuân thủ các quy định mới của Cơ quan Chứng khoán và Thị trường Châu Âu (ESMA).

Sau khi được định hướng bởi MiFID, các broker được cấp phép bởi CySEC phải duy trì vốn tối thiểu là 750,000 Euro và tiền gửi của nhà đầu tư bắt buộc phải tách riêng với tài khoản công ty và giữ trong các ngân hàng cấp 1 tại Châu Âu. Ngoài ra, các sàn phải thường xuyên gửi báo cáo tài chính đến CySEC và chịu mọi hình phạt từ tổ chức này nếu có bất kỳ hành vi gian lận nào.

Các sàn Forex được cấp phép bởi CySEC sẽ tham gia vào Quỹ bồi thường nhà đầu tư (Investor Compensation Fund – ICF) với số tiền bồi thường cho nhà đầu tư lên đến 20,000 EUR.

Một số sàn forex uy tín được cấp phép bởi CySEC: Exness, FXTM, FxPro, HotForex,…

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Thị trường Forex là một trong những thị trường biến động nhất trên thế giới. Thị trường có đòn bẩy cao này cũng là một thị trường không được kiểm soát, không có cơ quan quản lý quốc tế thực sự nào giám sát giao dịch tiền tệ trên toàn thế giới. Do đó, các cơ quan quản lý sàn Forex có tầm quan trọng rất lớn đối với thị trường Forex nói chung và đặc biệt với các trader. 

VnRebates luôn khuyến khích các bạn nên tham gia giao dịch với những sàn có giấy phép hoạt động và chịu sự quản lý bởi những cơ quan quản lý sàn Forex uy tín kể trên để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình, yên tâm giao dịch và bảo vệ được bản thân trong những trường hợp xảy ra tranh chấp. 

Tóm lại, trước khi tham gia vào thị trường Forex, bạn cần phải lựa chọn nhà môi giới của mình một cách cẩn thận và xem xét họ từ mọi góc độ. Bạn không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc giao dịch với một nhà môi giới ngoại hối được quản lý bởi vì nó đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động giao dịch cũng như các khoản đầu tư của bạn.

Theo allfxbrokers

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.