Sau chuỗi 12 ngày dao dốc không phanh, Bitcoin vừa quay lại trên mốc 20.000 USD dẫn đầu sự phục hồi tích cực cho thị trường điện tử sau đà bán tháo kỷ lục.
Đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã ghi nhận mức tăng 16% vào ngày Chủ nhật, bù lại khoản lỗ cho đợt điều chỉnh “khủng khiếp” về tận 17.599 USD – thấp hơn cả mức đỉnh của năm 2017 (20.000 USD). Trong suốt lịch sử giao dịch gần 12 năm của mình, Bitcoin chưa bao giờ giảm xuống dưới mức đỉnh của chu kỳ trước đó, khiến cho cơn ác mộng về “sự sụp đổ” quay lại hiện hữu rõ rệt chưa từng thấy. Ở thời điểm hiện tại, Bitcoin đang giao dịch ở mức giá $20.043 (theo coin360).
Đồng Ethereum (ETH) sau khi chạm mức thấp kỷ lục 881 USD trong đợt bán tháo đã tăng mạnh 26% lên 1.140 USD và hiện đang giao dịch quanh mức giá $1.079, trong khi các đồng Altcoin khác như Avalanche đến Solana cũng đều ghi nhận mức tăng tích cực.
Nguyên nhân đằng sau sự lao dốc không phanh của thị trường khiến Bitcoin giảm hơn 30% trong tháng này và khoảng 70% so với mức cao nhất mọi thời đại khá rõ rang là “giậu đổ bìm leo” khi luồng gió nghịch vĩ mô đến từ quyết định mạnh tay tăng lãi suất của Fed ập đến trong bối cảnh tâm lý thị trường hoảng loạn tột độ vì nhiều tin xấu như nguy cơ vỡ nợ của các ông lớn Celsius, Three Arrows Capital, Babel Finance… và thông tin cắt giảm nhân sự của các sàn crypto hàng đầu.
Vậy, nguyên nhân vì đâu sắc xanh đã trở lại thị trường trong ngày cuối tuần sau biến động dữ dội trước đó?
Điều đáng nói là hôm 19/6, sau thời gian dài “im hơi lặng tiếng” kể từ khi cú dump của thị trường bắt đầu, người đứng đầu của sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới FTX – Sam Bankman-Fried đã có một cuộc phỏng vấn với phóng viên David Gura của đài NPR để chia sẻ những quan điểm của bản thân về tình hình thị trường hiện tại.
Và thật tình cờ là ngay sau cuộc phỏng vấn cùng những nội dung chính mà CEO FTX đăng tweet, thị trường đã phục hồi tích cực khiến người ta dễ đồn đoán phải chẳng Sam xoăn đã “giải cứu” thị trường.
Vấn đề nổi bật trong buổi phỏng vấn là người đứng đầu của FTX cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải “chịu trách nhiệm” về sự suy thoái của thị trường tiền điện tử những ngày qua.
Bankman-Fried nói với NPR rằng Fed đang tích cực siết lãi suất để kiềm chế lạm phát, và điều đó đã dẫn đến việc “hiệu chỉnh lại” các kỳ vọng rủi ro.
Tỷ phú cho biết ông thấu hiểu những khó khăn và tình thế “tiến thoái lưỡng nan” mà NHTW phải đối mặt cũng như đánh giá cao những động thái mà Fed đang cố gắng thực hiện. Nhưng Bankman-Fried cho biết nhiều triển vọng kinh doanh của riêng ông hiện phụ thuộc vào các quyết định của Fed trong những tháng tới.
Tuần này, Fed đã công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994. Kỷ nguyên tiền giá rẻ nhanh chóng trôi qua, thị trường tài chính vốn đã cực kỳ hoảng loạn và thị trường tiền điện tử đang chìm trong “mùa đông” đáng sợ.
2) also:
“I do feel like we have a responsibility to seriously consider stepping in, even if it is at a loss to ourselves, to stem contagion,” he said. “Even if we weren’t the ones who caused it, or weren’t involved in it. I think that’s what’s healthy for the ecosystem…”
— SBF (@SBF_FTX) June 19, 2022
Bankman-Fried nói:
“Các thị trường đang sợ hãi theo đúng nghĩa đen, đặc biệt là những người có tiền.”
Đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất, Bitcoin, đã giảm khoảng 20% vào tuần trước và tiếp tục bán tháo vào cuối tuần. Hiện giá trị của nó chưa bằng một nửa so với hồi đầu năm. Các loại tiền kỹ thuật số khác thậm chí còn giảm mạnh hơn – Ether giảm hơn 70% so với cùng kỳ.
Vị CEO cũng chia sẻ những “lời gan ruột” để trấn an thị trường:
“Tôi cảm thấy rằng cần phải có trách nhiệm cân nhắc nghiêm túc các động thái can thiệp, ngay cả khi điều đó gây thiệt hại cho bản thân chúng tôi, để ngăn chặn hiệu ứng domino tiêu cực, ngay cả khi chúng tôi không phải là người gây ra hoặc thậm chí không liên quan đến sự lao dốc này. Tôi nghĩ đó là điều có lợi cho hệ sinh thái và tôi muốn làm những gì có thể giúp hệ sinh thái không ngừng phát triển”.
Để chứng thực cho phát biểu của mình, Sam đã nhắc lại sự việc trong quá khứ, việc FTX đã tài trợ 120 triệu USD để giúp Liquid – một sàn giao dịch tiền điện tử của Nhật Bản khắc phục hậu quả sau vụ bị hacker tấn công.
Cuối cùng, chúng ta đều biết “cậu bé vàng” trong làng crypto vẫn luôn dẫn đầu các nỗ lực vận động hành lang tiền điện tử khi ông luôn chi đậm cho các cuộc bầu cử Mỹ cũng như cố gắng tận dụng danh tiếng của mình để dọn đường pháp lý tại Mỹ.
regulation can help here!
— SBF (@SBF_FTX) June 19, 2022
“Điều quan trọng nhất lúc này không phải là chuyện đảm bảo sẽ không có thêm ai bị vỡ nợ nữa, mà chính là:
1) Không để ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ;
2) Công bố toàn bộ rủi ro;
3) Ngăn chặn được hiệu ứng domino tiêu cực
Sam cũng comment thêm:
“Quy định pháp lý có thể giúp giải quyết vấn đề này.”
Tuần trước, Bankman-Fried đã có buổi họp với các nhà lập pháp và cơ quan quản lý ở Washington và cho biết đã xuất hiện nhiều tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là trên Đồi Capitol, nơi các Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (R-WY) và Kirsten Gillibrand (D-NY) vừa ban hành luật tiền điện tử sâu rộng nhất, trong đó tiền điện tử được định nghĩa là hàng hóa, không phải chứng khoán. Điều đó có nghĩa là theo quy định tiền điện tử sẽ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), không phải Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC).
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ
Theo Bloomberg