Lần đầu tiên trong lịch sử, Bitcoin đã sụt giảm tuần thứ 8 liên tiếp và hiện đang giao dịch trong một phạm vi hẹp quanh mốc tâm lý 30.000 USD, giảm hơn 50% so với mức đỉnh cao nhất mọi thời đại.
Nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm kéo dài có thể là một loạt các sóng gió gần đây như môi trường kinh tế vĩ mô tiêu cực đối với các tài sản rủi ro, lạm phát và lo ngại về tăng trưởng, cùng với những rủi ro đặc trưng bắt nguồn từ bản thân nền công nghiệp tiền điện tử.
Trong tương lai, Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung dường như đang thiếu “chất xúc tác cần thiết” để có thể thúc đẩy tăng trưởng, nhưng trong lịch sử thị trường đã tìm cách phục hồi và phát triển trở lại sau những “mùa đông” kéo dài đó. Liệu lần này lịch sử có lặp lại hay không?
Bitcoin tiếp tục đà giảm hay sắp có sự đảo chiều?
Những tháng gần đây đã chứng kiến một “cuộc tháo chạy” của giới đầu tư khỏi tiền điện tử cũng như các tài sản rủi ro nói chung trong bối cảnh những lo ngại về lạm phát cao và suy thoái liên tục leo thang.
Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy áp lực lạm phát không suy giảm sẽ buộc các Ngân hàng trung ương phải “phanh gấp” các nền kinh tế, tạo thêm áp lực giảm giá vào không gian tiền điện tử.
Hơn nữa, sự sụp đổ của hệ sinh thái Terra Luna đã làm gia tăng sự không chắc chắn, trong khi lỗi hệ thống mới có thể đóng vai trò là đòn cuối cùng “rút cạn” niềm tin của giới đầu tư đối với lĩnh vực tiền điện tử vốn không được kiểm soát.
Mặt khác, một báo cáo gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiết lộ rằng hầu hết các giao dịch tiền điện của nhà đầu tư ở Hoa Kỳ vì mục đích kiếm lời, bỏ qua việc sử dụng chúng như một phương thức thanh toán thay thế.
Về cơ bản, tình hình hiện tại trên thị trường tiền điện tử có thể chứng thực chiến lược Buy the dip – mua bắt đáy, có thể được nhận thêm sự hỗ trợ từ giới đầu cơ nhằm đẩy thị trường lên cao hơn và hình thành đợt tăng giá.
Hơn nữa, các quỹ tiền điện tử (crypto funds), các nhà đầu tư tổ chức và các công ty quản lý tài sản hiện đang có cổ phần trong thị trường tiền điện tử cao hơn đáng kể so với các trader cá nhân, đặc biệt phần lớn trong số họ tham gia thị trường ở cấp độ cao hơn. Do đó, họ buộc phải cố gắng bằng mọi giá để tránh một “mùa đông” kéo dài đối với tiền điện tử.
Quốc hội Mỹ đưa dự luật đầu tiên về khung pháp lý đối với thị trường tiền điện tử ra nghị viện
Các mối đe dọa về một “cuộc đàn áp pháp lý” đối với các thị trường điện tử ngày càng gia tăng kể từ khi 2 đồng altcoin lớn sụp đổ vào đầu tháng này. Đối mặt với những lời kêu gọi ngày càng tăng về cần phải có các hành động pháp lý, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ dự kiến đưa ra một dự luật nhằm phân loại tiền điện tử là chứng khoán hoặc hàng hóa và tuyên bố cơ quan công quyền nào sẽ chịu trách nhiệm giám sát thị trường này.
Ngoài ra, dự luật sẽ bao gồm các điều khoản như bảo vệ người tiêu dùng khỏi các vấn đề gian lận và thuế. Một điều chắc chắn rằng việc thông qua một khuôn khổ quy định rõ ràng và nghiêm ngặt đối với tài sản tiền điện tử sẽ khiến nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm, giảm bớt sự không chắc chắn và thúc đẩy sự thông qua dự luật này.
Bitcoin rangebound không tìm thấy động lực giao dịch mới
Tuần qua, giá Bitcoin được giao dịch trong một biên độ hẹp với biến động giảm giá có thể ám chỉ rằng nhà đầu tư đang nghiên cứu cẩn thận các điều kiện thị trường phức tạp hiện tại để quyết định hướng đi của giá trong tương lai.
Nếu các Ngân hàng trung ương lớn giảm bớt quan điểm hawkish và cố gắng “hạ cánh” nhẹ nhàng hơn, thì phe bò ban đầu có thể nhắm đến mục tiêu 31.570 USD, là ranh giới trên của động thái đi ngang gần đây của Bitcoin. Nếu giá xuyên qua rào cản này, thì mốc 34.500 USD có thể được xem là điểm kháng cự tiếp theo.
Mặt khác, các tín hiệu về chu kỳ thắt chặt tiền tệ nhanh hơn có thể kéo giá xuống kiểm tra mức đáy gần đây là 28.750 USD trước khi tiêu điểm chuyển sang mức đáy của năm 2022 là 25.390 USD.
VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ