ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
VNREBATES

Biến thể Delta của COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?

09.07.2021, 14:39 11 phút đọc

Biến thể Delta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế thế giới và giá của các đồng tiền, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Biến thể Delta của COVID-19 đã nhanh chóng trở thành một chủng vi khuẩn nổi trội trên toàn thế giới, và đã lan rộng đến châu Á.

Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng Vaccine (vắc-xin) thấp như Úc thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng lại các biện pháp cấm vận và giãn cách xã hội hà khắc.

Còn ở những nơi khác như Mỹ và Anh thì hầu hết người trưởng thành đều đã tiêm ít nhất một liều Vaccine, vậy nên nền kinh tế của họ vẫn hoạt động bình thường do những quy định giãn cách được nới lỏng hơn các nước khác khá nhiều…

Liệu có hợp lý không khi cho rằng Vaccine đã giảm tỉ lệ lây nhiễm của biến thể Delta, hay đây chỉ là những gì mà các nhà đầu tư và chính trị gia tự tưởng tượng?

Liệu Vaccine có thật sự hiệu quả với biến thể Delta hay không?

Liệu Vaccine có thật sự hiệu quả với biến thể Delta hay không?

1. Biến thể Delta đang tàn phá thế giới

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, và đang lan rộng trên khắp thế giới, thậm chí còn có nguy cơ làm mất tất cả thành quả của hơn một năm tiến bộ trong việc ngăn chặn virus (vi-rút). Các quốc gia bao gồm Úc, Malaysia, Indonesia và Bangladesh đều đã thông báo về lệnh giãn cách xã hội mới trong vài tuần qua và đang lo ngại rằng nhiều thành phố và khu vực sẽ phải tiếp tục thực thi lệnh giãn cách xã hội nếu biến thể Delta vẫn tiếp tục hoành hành.

Tuy nhiên, ngoài việc tâm lý của mọi người bị ảnh hưởng ở thị trường châu Á ra, thì có rất ít bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư đang lo lắng về sự gia tăng đột biến số lượng người bị lây nhiễm tại một số quốc gia.

Chứng khoán của châu Á đã hoạt động kém hiệu quả trong tháng vừa qua và đã có một khởi đầu tồi tệ trong tháng 7. Nhưng đó là do những yếu tố khác, chẳng hạn như sự kìm hãm của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ, và sự thù hằn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với các nước phương Tây, những điều này đang đè nặng lên tâm lý của các nhà đầu tư.

Chứng khoán Châu Á đã hoạt động kém hiệu quả

Chứng khoán Châu Á đã hoạt động kém hiệu quả

2. Dường như thị trường chứng khoán không hề lo sợ trước biến thể Delta

Ở Châu Âu và Châu Mỹ, nơi số lượng lây nhiễm mới hầu như đều ở mức thấp và các quy định về COVID-19 đang được nới lỏng, vậy nên các nhà đầu tư chứng khoán đang có một thời kỳ hoàng kim, đặc biệt là ở Phố Wall, nơi mà chỉ số S&P 500 đã lập kỷ lục bảy lần liên tiếp trong thời gian qua. Tuy nhiên, tất cả những điều này có thể thay đổi nếu biến thể Delta vượt ra khỏi tầm kiểm soát và buộc các nhà chức trách phải xem xét lại về lệnh giãn cách xã hội.

Câu hỏi đặt ra là, nếu giãn cách xã hội xảy ra thì có đánh dấu sự kết thúc của đợt tăng trưởng lần này hay không, hay là các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được nới lỏng lâu hơn?

Trong quá khứ, có thể ngoài một giai đoạn hoảng loạn ngắn và một số cổ phiếu sẽ trở thành cổ phiếu công nghệ phòng thủ (Defensive Tech Stocks), thì có lẽ thị trường chứng khoán sẽ không bị xáo trộn nhiều.

Xem thêm: Bắt trọn xu hướng với các mô hình nến tiếp diễn

3. Thủ tướng Boris Johnson của Anh đang “đùa với lửa”?

Tuy nhiên, nó có thể là một câu chuyện khác tại thị trường Forex, hiện tại hầu hết các ngân hàng trung ương lớn đã chuẩn bị giảm bớt các gói kích thích kinh tế khổng lồ của họ, do đó, một bước lùi trong cuộc chiến chống lại COVID-19 có thể gây ra hậu quả đáng kể.

Đồng tiền mất giá nhiều nhất từ việc nới lỏng các hạn chế về virus là đồng bảng Anh. Chính phủ Anh vừa tuyên bố sẽ chấm dứt mọi quy định về giãn cách xã hội ở Anh vào ngày 19/7 và việc đeo khẩu trang sẽ không còn là điều bắt buộc nữa. Chỉ còn những quy tắc để hạn chế khách du lịch mà thôi.

Số lượng ca nhiễm COVID-19 mới ở một vài nước

Số lượng ca nhiễm COVID-19 mới ở một vài nước

Các ca nhiễm virus hàng ngày ở Anh đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1 và hiện Anh đang là nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, số người nhập viện chỉ tăng một phần nhỏ và xác suất tử vong vẫn rất thấp.

Có vẻ chính phủ Anh tự tin rằng điều này chứng tỏ Vaccine đã có tác dụng và có thể chống lại COVID-19, vậy nên họ có thể dỡ bỏ mọi lệnh giãn cách. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi đưa ra kết luận quá sớm như vậy? Sẽ phải làm sao nếu số lượng người lây nhiễm và tử vong tăng lên sau khi giãn cách xã hội kết thúc.

Sự tăng trưởng ấn tượng từ đầu năm đến nay của đồng bảng Anh đến từ sự kỳ vọng rằng việc triển khai Vaccine siêu tốc của Vương quốc Anh sẽ mang lại sự phục hồi nhanh hơn so với các nước khác, và Ngân hàng Trung Uơng Anh có thể tăng lãi suất sớm vào năm 2022.

Nhưng sự xuất hiện của biến thể Delta đã cho thấy rằng dịch bệnh vẫn có thể bùng phát ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng Vaccine cao. Vì vậy, liệu Boris Johnson có đang tham gia một canh bạc hay không khi mà ông loại bỏ những hạn chế y tế và hy vọng rằng các bệnh viện có thể cưu mang được số lượng bệnh nhân ngày càng tăng? Có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được, nhưng nếu điều đó xảy ra thì đồng bảng Anh sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng.

Sự tăng trưởng của một số đồng tiền chính

Sự tăng trưởng của một số đồng tiền chính

4. Người Úc có thể thoát khỏi khủng hoảng

Đồng Euro cũng được hưởng lợi từ sự hi vọng của người dân bởi sự bắt kịp của khối EU trong cuộc đua vaccine. Tuy nhiên, các quốc gia trong khối EU thận trọng hơn nhiều trong việc nới lỏng biện pháp giãn cách, hơn nữa, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu đã được dự đoán là một trong những ngân hàng cuối cùng sẽ tăng lãi suất sau khi thế giới hết đại dịch COVID, do đó, đồng Euro cũng không bị ảnh hưởng nặng như đồng bảng Anh.

Ở Úc, mặc dù đất nước này đang là tâm điểm của đại dịch, nhưng tình hình đã bắt đầu cải thiện đáng kể. Số lượng người bị lây nhiễm đã giảm, và sức mạnh của virus tác động lên người bệnh cũng giảm đi tương đối do Vaccine và đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm. Điều này cho thấy rằng các chế độ giãn cách xã hội đang hoạt động rất tốt và không cần thiết phải gỡ bỏ các lệnh giãn cách này.

Ngoài ra, Ngân hàng Dự Trữ Úc cũng không muốn đà tăng trưởng hiện tại bị ảnh hưởng, cho nên hiện tại họ đã bắt đầu giảm tốc độ mua trái phiếu hàng tuần của mình lại.

Trong khi nhiều người vẫn đang hoài nghi rằng liệu biến thể Delta hoặc bất cứ chủng loại biến thể nào khác trong tương lai có thể dễ dàng lây lan như các chủng loại trước đó hay không, thì các nhà đầu tư lại đánh giá điều này sẽ không có tác động quá lớn với nền kinh tế của Úc.

Thậm chí giá của Đồng đô la New Zealand còn miễn nhiễm đối với mối đe dọa từ biến chủng virus mới. Các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt của New Zealand sẽ bảo vệ đất nước này khỏi một đợt bùng phát lớn và như của Úc, trọng tâm hàng đầu đối với đồng Kiwi (đồng đô la New Zealand) lúc này là bao giờ sẽ tăng lãi suất.

Xem thêm: Khóa học đầu tư Forex cơ bản cho người mới bắt đầu

5. Đồng đô la Mỹ thì vẫn an toàn nhờ tính trú ẩn cao của nó.

Thật ra Canada và Mỹ cũng hơi nguy hiểm bởi sự gia tăng số lượng người nhiễm biến chủng Delta. Cả hai quốc gia này đều có tỷ lệ tiêm chủng Vaccine rất cao, chỉ sau Vương quốc Anh. Nhưng nếu họ loại bỏ quá nhiều lệnh giãn cách thì họ có thể sẽ rơi vào tình trạng khó khăn như ở Anh và phải lựa chọn giữa “học cách sống chung với virus” hoặc “ra sắc lệnh giãn cách xã hội mới”.

Số lượng liều Vaccine được tiêm

Số lượng liều Vaccine được tiêm

Đồng đô la Canada có lẽ là đồng tiền dễ bị tổn thương thứ hai sau đồng bảng Anh bởi kế hoạch siết chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương, mặc dù có vẻ chính phủ Canada sẽ không hành động giống như Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, với việc Ngân hàng Trung Ương Canada đã không tung ra gói kích thích kinh tế nào nữa, thì bất kì một tin xấu nào ảnh hưởng đến nền kinh tế đều có thể gây ra một sự điều chỉnh mạnh của giá đồng tiền nước này.

Xem thêm: Thị trường tiền tệ trước kỳ vọng của các gọi kích thích kinh tế

Nhưng khi nói đến đồng đô la Mỹ, thì một đợt bùng phát dịch lớn trên khắp thế giới có thể sẽ là điều tích cực đối với đồng tiền này, do nó được coi là một loại tài sản có tính dự trữ (giống như vàng vậy).

Kịch bản duy nhất mà đồng đô la Mỹ sẽ phải đối mặt với áp lực bán nghiêm trọng là nếu tình hình đại dịch ở Mỹ xấu đi nhiều và Fed (Ngân hàng trung ương Mỹ) sẽ phải đẩy lùi thời gian thắt chặt chính sách tiền tệ.

Nếu không xảy ra những điều trên thì đồng đô la Mỹ có thể khởi sắc nếu các nhà đầu tư nhận ra rằng việc giãn cách xã hội định kỳ ở Mỹ sẽ giúp ích cho giá của đồng tiền này, vì nền kinh tế Mỹ có thể sẽ hoạt động tốt hơn trong những điều kiện như vậy.

Xem thêm: Các mô hình nến Nhật phổ biến và hiệu quả nhất mọi trader cần biết

6. Câu chuyện về sự lạc quan

Hiện tại, mọi người vẫn đang tin tưởng rằng Vaccine sẽ tiêu diệt triệt để biến chủng mới, hoặc ít nhất sẽ làm suy yếu chúng.

Nếu sau này Vaccine không thật sự giúp ích trong việc chống lại virus, khiến nhiều người nhiễm bệnh và tử vong hơn, dẫn đến các lệnh giãn cách xã hội được thực hiện nghiêm ngặt hơn, thì các đồng tiền được tăng giá bởi sự lạc quan của việc hết giãn cách xã hội sẽ không còn hấp dẫn để đầu tư như chúng đã từng nữa.

Mặt khác, các loại tài sản rủi ro có thể tạo ra được lợi nhuận từ kỳ vọng về sự kéo dài của đại dịch.

Bài viết được tham khảo từ [ActionForex]

“Tổng hợp bởi Vnrebates.

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.