ic-markets
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
dupoin
Mở TK và hoàn phí 5 $/lot
san-trive
Mở TK và hoàn phí 9$/lot
tmgm
Mở TK và hoàn phí 2 $/lot
san-fxgt-dich-vu-forex-rebates
Mở TK và hoàn phí 1 $/lot
san-acy
Mở TK và hoàn phí 0.05$/lot
VNREBATES

Bắt đáy chứng khoán hay nghệ thuật “Bắt dao rơi”

17.05.2022, 11:06 16 phút đọc

Bắt đáy chứng khoán là một trong những chiến lược đầu tư rất phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Để bắt đáy an toàn đúng với câu nói “tham lam khi người khác sợ hãi”, nhà đầu tư cần hiểu được các rủi ro về thị trường cũng như có kỹ thuật bắt đáy hợp lý.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đỏ lửa suốt những ngày qua khiến người ta dễ dàng nghĩ đến lời khuyên lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán là “mua thấp và bán cao”.

Tuy nhiên, kỹ thuật khó nhất trên thị trường chính là biết cách nhận ra một cổ phiếu đang được định giá thấp và sẽ sớm phục hồi để trở thành một khoản đầu tư sinh lời hấp dẫn.

Lịch sử đã ghi nhận những lần “bắt đáy” chứng khoán thành công của những bậc thầy vĩ đại như Warren Buffett hay Benjamin Graham và những thành tựu đó đã vượt lên trên một kỹ thuật đầu tư thông thường mà trở thành “nghệ thuật”: Art of Catching a Falling Knife – Nghệ thuật bắt dao rơi”.

Mặc dù “không bắt đáy” đôi khi được xem như một là lời “sấm truyền” giữa những nhà đầu tư chuyên nghiệp bởi sự nguy hiểm của hình thức đầu tư này, nhưng không gì là không thể!

Vậy, bắt đáy chứng khoán là gì? Và đâu là những kỹ thuật bắt đáy quan trọng để nhà đầu tư không bỏ lỡ những cổ phiếu đang tạo đáy hay bỏ lỡ những cổ phiếu tốt? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Bắt đáy chứng khoán là gì?

Bắt đáy chứng khoán – Bottom fishing là gì

Bắt đáy chứng khoán (Bottom Fishing) là chiến lược đầu tư vào các cổ phiếu đã trải qua sự suy giảm mạnh và đột ngột do các yếu tố nội tại (triển vọng của công ty…) hoặc yếu tố bên ngoài (sự hoảng loạn của đám đông…). Lý do đằng sau chiến lược bắt đáy là nhà đầu tư bắt đáy – bottom fisher có niềm tin rằng giá của cổ phiếu đó đang bị định giá thấp và kỳ vọng giá sẽ đảo chiều để trở thành một khoản đầu tư sinh lời hấp dẫn.

2. Bản chất của bắt đáy chứng khoán và những chiến lược bắt đáy

2.1 Bản chất của bắt đáy và nhà đầu tư bắt đáy

Bắt đáy chứng khoán được đánh giá là một chiến lược lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao (high-risk high-return) và chỉ phù hợp với những nhà đầu tư thực sự hiểu được những rủi ro liên quan đến chiến lược này và đủ dũng cảm và đôi khi là “liều lĩnh” để đi ngược lại đám đông.

Tại sao bắt đáy chứng khoán được xem là việc “bắt dao rơi” đầy nguy hiểm khi rõ ràng bắt đáy là một chiến lược ngắn hạn hấp dẫn để nâng cao giá trị danh mục đầu tư hoặc để kiếm lợi nhuận nhanh chóng trong thời kỳ thị trường có nhiều biến động?

Bởi vì ngay cả những nhà đầu tư lão luyện cũng không thể tính hết được những rủi ro hay những yếu tố có thể tác động đến giá thị trường, không phải lúc nào cũng xác định được giá giảm do nhà đầu tư hoang mang quá mức với tin xấu hay do thay đổi cơ bản nào đó trong công ty phát hành.

Ngược lại, bắt đáy chứng khoán cũng có thể một chiến lược khôn ngoan trong trường hợp giá cổ phiếu đang bị định giá thấp so với giá trị thực của nó.

Tại thời điểm thực hiện bắt đáy, những bottom fishers cần sự hỗ trợ đầy đủ các chỉ báo kỹ thuật, phân tích cơ bản hoặc kết hợp cả 2 để suy đoán rằng mức giá hiện tại của cổ phiếu đó chỉ là giảm tạm thời hay bất thường, và sẽ phục hồi để trở thành một khoản đầu tư sinh lời theo thời gian.

2.2 Các chiến lược bắt đáy chứng khoán phổ biến

Các chiến lược bắt đáy chứng khoán phổ biến

Lợi nhuận của nhà đầu tư bắt đến từ sự hoảng loạn của nhà đầu tư khác

Khi được thực hiện với phân tích cơ bản, việc bắt đáy đôi khi được hiểu là đầu tư giá trị, trong đó các bottom fishers sẽ “săn lùng” những cổ phiếu đang được định giá thấp và kỳ vọng sẽ tăng giá trị trong tương lai.

Nhà đầu tư giá trị sẽ tập trung vào việc xác định các cơ hội mà thị trường có thể định giá cổ phiếu không chính xác bằng cách xem xét các tỷ lệ định giá và dự đoán dòng tiền trong tương lai.

Ví dụ: Một công ty đang trải qua một quý tồi tệ do vấn đề chuỗi cung ứng dẫn đến kết quả kinh doanh giảm sút mạnh. Khi đó, nhà đầu tư giá trị nhận định rằng đó chỉ là một sự cố và quyết định mua cổ phiếu đó với hy vọng nó sẽ nhanh chóng phục hồi để giao dịch ở mức định giá tốt hơn so với cổ phiếu cùng ngành.

Thị trường giá xuống (bear market) kéo dài khi giá cổ phiếu bị sụt giảm đột ngột do động thái bán tháo hàng loạt thường được xem là thời điểm mà những bottom fisher hoạt động tích cực nhất. 

Khi thị trường sụt giảm, hoặc thậm chí lao dốc nghiêm trọng, nhiều người nắm giữ cổ phiếu lo lắng và hoảng loạn bán ra với bất cứ giá nào. Đối với nhà đầu tư săn giá hời – bắt đáy, đây chính là cơ hội mà họ chờ đợi. Họ háo hức chớp lấy cơ hội này, lao vào mua với giá rẻ.

Rủi ro của chiến lược này nằm ở chỗ mặc dù một cổ phiếu có thể đã giảm trong một thời gian dài, hoặc có vẻ tốt về mặt cơ bản, nhưng nếu các nhà đầu tư khác không mua nó, thay vào đó tiếp tục bán nó, giá sẽ tiếp tục giảm. Khi cổ phiếu giảm dưới mức giá bắt đáy nhiều tháng liền, nhà đầu tư chắc chắn sẽ hình thành tâm lý chán nản và bán ra bằng mọi giá, điều này có thể khiến giá cổ phiếu rơi xuống vực nhiều năm.

Những ví dụ về bắt đáy chứng khoán:

  • Đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nhôm khi giá nhôm đang xuống dốc.
  • Mua cổ phiếu của một công ty vận tải container trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
  • Đầu tư vào một công ty truyền thông in ấn đang chịu áp lực cạnh tranh từ Internet.
  • Mua cổ phiếu của một ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên trong mỗi trường hợp, không rõ khi nào giá cổ phiếu sẽ phục hồi hay liệu giá cổ phiếu có phục hồi hay không. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tạo ra lợi nhuận đáng kể, trong khi đầu tư vào các công ty truyền thông in ấn có thể đã thua lỗ vì ngành này chưa bao giờ tìm cách phục hồi hoàn toàn sau áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Warren Buffett và Benjamin Graham là 2 trong số những nhà đầu tư giá trị nổi tiếng đã tích lũy lượng tài sản khổng lồ khi mua các cổ phiếu đang giao dịch ở mức định giá thấp so với giá trị nội tại và chờ giá hồi phục về mức bình thường (như Warren Buffett đã “bỏ túi” 50 tỷ USD nhờ cổ phiếu Apple năm 2020).

Ví dụ gần nhất về đợt bắt đáy thành công là vào tháng 3/2020 khi đại dịch bùng nổ chứng kiến sự lao dốc thị trường chứng khoán thế giới. Khi ấy, nhiều nhà đầu tư đã bắt đáy bằng cách mua các cổ phiếu blue chip như Facebook, Apple… khi họ kỳ vọng rằng sự sụt giảm đó là “quá đà” và sẽ sớm đảo chiều. Thực tế đã chứng minh họ đã đúng khi chỉ số Nasdaq đã bật tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Bắt đáy bằng việc xác định vùng quá bán trong phân tích kỹ thuật

Đối với phân tích kỹ thuật, để thực hiện bắt đáy, nhà đầu tư sẽ cần áp dụng những chỉ báo để tìm ra vùng quá bán (oversold) của cổ phiếu. Ví dụ, một công ty có thể báo cáo kết quả tài chính hàng quý thấp hơn dự kiến ​​và bị sụt giảm giá đáng kể.

Các trader có thể nhận thấy rằng áp lực bán đang bắt đầu giảm bớt và quyết định mua một vị thế mua để tận dụng sự phục hồi ngắn hạn. Thông thường, những trader này có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hữu ích khi đánh giá xem cổ phiếu đó có bị quá bán hay không hoặc xem xét các mẫu biểu đồ hình nến để đưa ra các quyết định tương tự.

Dù được xem là một chiến lược đầu tư nhưng vì độ khó nhằn mà bắt đáy thường được xem là hình thức nghệ thuật mang tính trừu tượng trong quá trình thực hiện. Điểm mấu chốt của nghệ thuật này là nhà đầu tư bắt đáy thành công không tìm mua chứng khoán suy kiệt ở mức thấp tuyệt đối, mà mua nó ở điểm có xác suất tăng giá trị là cao nhất.

Xem thêm: Cổ phiếu blue-chip là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả với cổ phiếu blue-chip

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

3. Những dấu hiệu giá cổ phiếu đang dò đáy và thị trường khi chạm đáy

bat day chung khoan

Bắt đáy chứng khoán – Bottom fishing 

Việc quan trọng nhất của kỹ thuật bắt đáy là tìm ra những dấu hiệu giá cổ phiếu đang dò đáy và xác định được đâu là đáy của một cổ phiếu. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu đang dò đáy:

  • Khi thị trường chứng khoán đang trong những phiên giảm mạnh, nhưng vẫn có một vài mã hay nhóm ngành, thường là các mã Blue chip vẫn giữ giá.
  • Giai đoạn tiếp theo khi xuất hiện một vài phen hồi “ảo” khiến nhiều nhà đầu tư tưởng lầm là đáy và vội vã mua vào. Ngay sau đó, trên các diễn đàn, group sẽ xuất hiện những lời kêu gọi bắt đáy, những thông tin khối ngoại mua ròng xuất hiện…
  • Tuy nhiên, giá vẫn tiếp tục lao dốc, khiến nhà đầu tư bắt đầu hoảng loạn thực sự và bắt đầu bán tháo. Khi đó, nhóm cổ phiếu blue chip với nhiệm vụ giữ giá đều giảm sàn với thanh khoản cao, mở màn cho những phiên giảm giá kinh hoàng, sắc đỏ bao trùm thị trường. Lúc này mới chính là đáy, và nhà đầu tư thông minh sẽ nhảy vào để kiếm món hời.

Sau khi giá đã chạm đáy, thị trường sẽ có những biểu hiện như:

  • Nhà đầu tư nhỏ lẻ hoảng loạn bán tháo, nhiều phiên giảm sâu, thanh khoản thấp.
  • Nhóm hàng đầu cơ giảm sâu, khiến nhà đầu tư càng trở lên hoảng loạn và bán tháo.
  • Xuất hiện những cây nến tăng kèm thanh khoản cao.
  • Cuối cùng, thị trường giảm nhẹ, thanh khoản thấp cho thấy lực bán đã hết, thị trường dần ổn định, lực cầu mua đủ mạnh kéo thị trường đi lên.

Xem thêm: Cổ phiếu Penny là gì? 5 rủi ro khi đầu tư cổ phiếu Penny.

4. Nhà đầu tư bắt đáy chứng khoán cần lưu ý những gì?

Như đã nói ở trên, bắt đáy chứng khoán là một chiến lược hết sức nguy hiểm bởi việc xác định đáy là rất khó, đáy “thật” thì khó tìm còn đáy “giả” thì nhiều. Hơn nữa, thật khó để phân biệt giữa một “món hời” và một cổ phiếu giảm giá thật sự nếu không có khả năng nghiên cứu hay có chiến lược cụ thể.

Đối với những bottom fisher không chuyên, thiếu hiểu biết về thị trường hoặc không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình doanh nghiệp loại chiến lược đầu tư này không khác gì việc tung xúc xắc hay đơn giản chỉ là một “trò chơi may rủi”.

Những nhà đầu tư bắt đáy thành công sẽ không săn lùng cổ phiếu suy kiệt ở mức thấp tuyệt đối, mà mua nó ở điểm có xác suất tăng giá cao nhất hay canh bắt đáy những cổ phiếu điều chỉnh mạnh “không vì lý do nào”, ngoài yếu tố sợ hãi chung của nhà đầu tư. Nói cách khác, họ mua khi có sự xác nhận của xu hướng tăng trở lại.

Về phân tích cơ bản, nhà đầu tư bắt đáy chứng khoán có thể tìm kiếm những cổ phiếu đang giao dịch với tỷ lệ P/E thấp hơn so với những báo cáo trước đó, hay chỉ số EPS thuận lợi để xem liệu cổ phiếu có được định giá thuận lợi hay không dựa trên tiềm năng thu nhập trong tương lai của công ty.

Đối với phân tích kỹ thuật, nhà đầy tư có thể tìm kiếm các mẫu hình giá đang tạo đáy và bắt đầu tăng cao hơn, chẳng hạn như mô hình đầu và vai nghịch đảo, đáy tròn, đáy đôi hoặc đảo chiều cốc và tay cầm (cup and handle reversal) hay những chỉ báo xác định xu hướng tăng như đường MA, Parobolic SAR…

Cuối cùng, 1 nguyên tắc mà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp luôn tuân theo là không bắt đáy hàng đầu cơ, hàng dưới mệnh giá, vì một khi giá cổ phiếu loại này giảm, thì giảm rất thê thảm, và chuyện cháy tài khoản hay biến cổ phiếu thành giấy vụn là có thể xảy ra.

Xem thêm: Chỉ số Vn-Index là gì ? Tầm quan trọng của Vn-Index trong đầu tư chứng khoán

5. Kết luận – Có nên bắt đáy thời điểm này không, dưới góc nhìn chuyên gia

So với 3 lần giảm mạnh gần nhất (năm 2012 giảm 25%, lần 2 năm 2016 giảm 18%, lần 2 vào năm 2020 giảm 34%), Chỉ số Vn-Index đã giảm giảm 23% chỉ sau 6 tuần. Thị trường chứng khoán Việt Nam lọt vào top 3 các thị trường có mức giảm điểm mạnh nhất trên toàn cầu trong năm 2022 chỉ sau Nga và Hungary. Nhiều nhà đầu tư đang rơi vào tâm lý hoảng loạn và bán tháo tài khoản bằng mọi giá, trong đó có cả những cổ phiếu rất tốt và rẻ.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam đang ở giai đoạn vững vàng và ổn định nhất 15 năm qua thì hoảng loạn và bán tháo đang mang lại cơ hội đầu tư tốt và dòng tiền bắt đáy sẽ tiếp tục hoạt động tích cực trong thời gian tới. 

Giới chuyên gia cũng khuyên nhà đầu tư nên thận trọng trong việc bắt đáy, hạn chế sử dụng đòn bất và ưu tiên quản trị danh mục, nên kỳ vọng vào nhịp hồi phục để giải ngân ở những cổ phiếu đã lùi về nền giá.

Việc giải ngân cho danh mục trung hạn có thể thực hiện với nhóm các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý I và nhóm cổ phiếu phòng thủ trong khi nhà đầu tư dài hạn có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục khi dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 cũng như nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản đã có sự tích lũy trong thời gian vừa qua.

Bắt đáy chứng khoán là một chiến lược đầu tư hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và không dành cho những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cũng như hiểu biết về thị trường. Cũng giống như bất kỳ chiến lược đầu tư nào, để thành công bạn phải có kế hoạch cụ thể, bao gồm các mục tiêu lợi nhuận cũng như kế hoạch cắt lỗ kịp thời, thấu hiểu tâm lý đám đông và rèn luyện cho mình sự kiên trì và kỷ luật.

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

 

 

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.